1 Ở Hà Nội bao lâu mà hết đi học xa đến nhiệm vụ gần; ngày tháng lu bù với máy móc, dầu mỡ, nay được sóng đôi đi cùng người đẹp, Tương Tri bỗng bừng thức mỹ cảm. Thoạt xuống thuyền, anh giành chèo, biểu diễn tài nghệ dân sông nước Cửu Long, bổ mái bát thật lực, rà mái cạy cân bằng, con thuyền như chiếc lá phóng ào ào tét nước nổi sóng suýt chìm, làm Thùy Dung sợ hãi kêu oai oái; anh phải dừng lại, thả bồng bềnh con thuyền ra giữa hồ ngoạn cảnh....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyện tình bên Hồ Tây Chuyện tình bên Hồ Tây TRUYỆN NGẮN CỦA THANH GIANG1Ở Hà Nội bao lâu mà hết đi học xa đến nhiệm vụ gần; ngày tháng lu bù với máy móc, dầumỡ, nay được sóng đôi đi cùng người đẹp, Tương Tri bỗng bừng thức mỹ cảm. Thoạtxuống thuyền, anh giành chèo, biểu diễn tài nghệ dân sông nước Cửu Long, bổ mái bátthật lực, rà mái cạy cân bằng, con thuyền như chiếc lá phóng ào ào tét nước nổi sóng suýtchìm, làm Thùy Dung sợ hãi kêu oai oái; anh phải dừng lại, thả bồng bềnh con thuyền ragiữa hồ ngoạn cảnh. Thùy Dung với kiến thức “thư viện” uyên bác, hồn nhiên ngợi ca HồTây là gương mặt của Hà Nội, là lá phổi của chốn Long Thành, anh thấy có khoan khoáikhông anh Tương Tri? Hồ là một đoạn sông Hồng lâu đời còn rớt lại sau khi đổi dòng…Thế kỷ XV gọi là Tây Hồ, từ xưa đã là nơi thắng cảnh. Tới thời Lý, Trần, các vua chúalập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, như điện Hàm Nguyên thời Trần, nay làchùa Trấn Quốc… Còn nếu dạo quanh hồ thì có nhiều di tích, thắng cảnh, như làng NghiTàm: quê hương Bà Huyện Thanh Quan; làng Nhật Tân xứ sở hoa đào; làng Xuân Tảovớiđđền Sóc thờ Thánh Gióng. Hôm nào mình sẽ đi bộ quanh Hồ Tây anh nhé! …Chèo thuyền một lúc, Thùy Dung bảo anh vào bờ, trả tiền thuê thuyền, dạo đường ThanhNiên xanh cây bóng mát một lúc, rồi mời anh vào nhà hàng thưởng thức bánh tôm HồTây nổi tiếng. Ngồi nhà hàng ngó ra hồ Trúc Bạch gió hiu hiu thoáng mát, ăn miếng bánhtôm khoái khẩu, anh liếc nhìn Thùy Dung tỏ thiện cảm. Thùy Dung qua con mắt anh quảtình xinh đẹp. Người trẻ hơn tuổi tác. Nhan sắc con gái đất Hà Thành ăn bứt khắp nơimà! Da trắng hồng, tóc bom-bê đen mướt bo tròn sau gáy ôm khít đôi má hồng. Đôi mắtđen láy, luôn lung linh dò xét, lung linh trữ tình, bất chợt liếc xéo anh một cái bén ngótlàm trái tim khẽ mái động. Một vẻ đẹp thùy mị vừa sắc sảo nên có phần kiêu sa, kén chọntới từng tuổi ba mươi lăm cũng phải.Mắt anh đắm đuối chiêm ngưỡng người đẹp song bịbắt gặp thì miệng nức nở khen bánh tôm Hồ Tây hương vị độc đáo, từng cái nhỏ ôm contôm trong dĩa, trang trí rau cải ngon mắt, ăn gọn, ngon hết ý; gợi nhớ bánh xèo miền TâyNam Bộ quá trời!Hầu chuyện cho vui miệng, Thùy Dung bình phẩm quang cảnh ven hồ Trúc Bạch vớinhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quan Thánh góc tây nam,cùng với công viên Lý Tự Trọng và Hồ Tây tạo thành một thắng cảnh thiên nhiên hài hòacủa Thủ đô Hà Nội! Nhưng mà nhìn tổng thể toàn diện mới càng thấy thắng cảnh hoànmỹ và độc đáo là nhờ con đường Thanh Niên xanh tươi sum suê bóng mát. Xa xưa conđường mang tên Cổ Ngư, do Bác Hồ “lãng mạn” đổi tên là Thanh Niên, như tiền địnhcho chàng trai sánh duyên cùng hai cô gái Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây kề bên nhau nên thơ.Bất chợt Thùy Dung bật cười rúc rích:-Em vừa ngẫu hứng mấy câu “thẩn”, đọc anh nghe, đừng cười nhé!Anh ngừng ăn, gật gật thuận tình, nhìn bao la theo lời nàng đọc.- Con đường Thanh Niên xanh tươi lá cành như chàng trai xinh Sánh vai vầy duyên cùng hai cô gái mỹ miều Hồ Tây và Trúc Bạch. Ba phía chung quanh hồ phố đông khuất lấp duy phía tây chàng Thanh Niên thắp hương tình yêu nồng nàn nồng điệu tâm hồn bâng khuâng hai nàng lung linh ánh mắt như mặt hồ lăn tăn sóng ru êm mời chào muôn phương… Thương cho Hồ Tây già nua như… như-ư… Tương Tri Còn Trúc Bạch trẻ trung như-ư… Thùy Dung nên được chàng trai phải lòng!- Ôi! Thơ rồi chớ còn thẩn gì nữa! - Quên mất thực khách đầy chật nhà hàng bánh tôm,anh điềm nhiên cười ồ - Nhưng mà chê Hồ Tây già nua không sợ Tương Tri tự ái sao?-Thì ngót hằng chục thế kỷ không già là sao? Mà nếu là thơ thì phải có tứ lãng mạn chứđâu nghĩ nghĩa trắng trợn. Nói vậy chớ Hồ Tây càng già càng trẻ đẹp ra bỏ xa tuổi, hấpdẫn du khách bốn phương chớ bộ. Em hình như hơi bị lây giọng Sài Gòn rồi đó nghen…!Nhưng em tin anh không tự ái em đâu mới dám bạo vậy chớ. Đúng không nào!- Đúng quá! - Tương Tri cười môi nói thầm: thử thả “trừu”…[1] ra coi sao? - Nhưngcũng nhờ thơ em tôn vinh nên tác giả thơ mới càng đáng… đáng yêu quá chừng!-Ứ- ừ …! - Thùy Dung khiêm nhường ngúng nguẩy điệu con gái, nói lảng - Đáng yêu thìvề nhà chị em ăn cơm. Ăn bánh lấy vị chớ ăn lấy bị tiền đâu ăn cho no!2Cuộc đời Tương Tri tới tuổi ngoài bốn mươi mà vẫn vò võ đơn côi, không gia đình.Trong khi nầy đồng đội Phước Lợi mắc tóc gái Bắc Hà, gia đình đầm ấm, càng thấu cảmnỗi độc thân của bạn. Anh thì thầm với vợ là Thùy An, chị ruột Thùy Dung:- Mình nên đôi hạnh phúc. Thương cho hai người đều lở thời, phòng không!- Phước Lợibỗng bật cười rúc rích - Vậy… em nầy!- Gì mà ấp úng? - Thùy An thiện cảm Tương Tri, đoán trước ý chồng - Có phải anh nhã ýmuốn xây dựng hạnh phúc cho Tương Tri và Thùy Dung không?- Ôi! Trời ơi! Vợ tôi tâm lý quá! - Phước Lợi rên lên…- Ôi nhột mà!- Vậy… có thể hôm nào mình mời Tương Tri về nhà ăn cơm cho em gái Thùy Dung tròchuyện giao cảm.Sau đêm vợ chồng Phước Lợi lạm quyền ông T ...