Danh mục

Chuyện trò với trẻ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.83 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đôi khi bạn cảm thấy khó khăn khi nói chuyện trong cương vị làm cha mẹ. Bạn thấy những lời la mắng của mình như “nước đổ đầu vịt”? Hãy để ý một số điều dưới đây, có thể chúng sẽ giúp ích. 1. Luôn bày tỏ sự tin cậy và hỗ trợ trẻAnh Phong, kỹ sư, ở Hai Bà Trưng, luôn gằn giọng quát nạt: “Trời ơi, con làm cái gì vậy?” và bọn trẻ nhà anh rất ngại nói chuyện với bố. Chúng thường thủ thỉ với ông nội, người luôn rộng lượng và hỏi han kỹ càng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyện trò với trẻ Chuyện trò với trẻ Đôi khi bạn cảm thấy khó khăn khi nói chuyện trong cương vị làm cha mẹ. Bạn thấy những lời la mắng của mình như “nước đổ đầu vịt”? Hãy để ý một số điềudưới đây, có thể chúng sẽ giúp ích.1. Luôn bày tỏ sự tin cậy và hỗ trợ trẻAnh Phong, kỹ sư, ở Hai Bà Trưng, luôn gằn giọng quátnạt: “Trời ơi, con làm cái gì vậy?” và bọn trẻ nhà anh rấtngại nói chuyện với bố. Chúng thường thủ thỉ với ông nội,người luôn rộng lượng và hỏi han kỹ càng mọi chuyện.Cha mẹ có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái để chia sẻ bằngcách tỏ ra thông cảm với tình huống mà trẻ gặp phải và đểtrẻ biết rằng bố mẹ đã từng có những lúc khó khăn giốngvậy. Các bé sẽ cảm thấy rằng cha mẹ là những người luôncó thể tin cậy để chia sẻ những cảm xúc mà không sợ bịphê phán.2. Hãy biết nói xin lỗi conCác bậc cha mẹ dường như ít chịu nói lời xin lỗi ngay cảkhi cần phải làm như vậy. Trong khi bọn trẻ thì luôn đượcnhắc nhở phải xin lỗi trong rất nhiều tình huống khác nhau.Là một người thợ cơ khí, anh Văn Dũng, 37 tuổi xác địnhrất rõ quan điểm nuôi dạy con của mình là: “Muốn cho conthành người, hãy đối xử với chúng như mình muốn đượcđối xử!”.Đi làm ca về mệt mỏi, anh trót nặng lời với cậu con trai 6tuổi. Buổi tối hôm đó, anh đã gõ cửa phòng ngủ của Tũn,nói với bé rằng bố xin lỗi con vì đã sai. Bé Tũn cảm thấyrất tự hào và cố gắng xứng đáng với sự tôn trọng đó của bố.Ấn tượng này sẽ theo Tũn đến tận khi bé là một người đànông trưởng thành.3. Chia sẻ cảm xúc với con“Phụ huynh luôn phải tỏ ra cứng rắn trước mặt con cái!”-Thật ra quan điểm này không có lợi cho mối quan hệ củacác bạn với lũ trẻ. Nếu bạn thấy căng thẳng, đau khổ vềchuyện gì đó không thể che giấu được, hãy tâm sự cho conhiểu. Trẻ sẽ dần có ý niệm thực tế rằng cuộc sống khôngnhư cổ tích, không có người luôn là siêu nhân bất khả chiếnbại, cũng như không có ai trường sinh bất tử.Khi bà ngoại của bé Tít 3 tuổi qua đời, bé đã rất hoảng loạnkhi thấy mẹ khóc nức nở. Bố ôm lấy Tít, giải thích cho bélà mẹ khóc vì thương bà ngoại, và đó không phải lỗi củaTít. Mọi chuyện trở nên dễ hiểu hơn với Tít, Tít đến ôm vànói rất thương mẹ.4. Bình tĩnh và không nói nhiều khi muốn trẻ vâng lờiTrẻ con thông minh hơn bạn tưởng, chúng luôn biết chínhxác những điều gì sẽ làm bố mẹ mình điên tiết. Nếu việckhuyên nhủ, nói chuyện với con cứ như nước đổ đầu vịt,hãy làm lại lần nữa. Hạ giọng, bình tĩnh và nói với con điềubạn nghĩ. Hoàn toàn không cải thiện được tình hình nếubạn nổi nóng hay cáu bẳn.Các thống kê cho thấy các bậc cha mẹ thường yêu cầu conphục tùng hơn 200 lần một ngày. Lời quát mắng yêu cầuđôi khi làm chúng “bão hòa”. Do vậy, thay vì mắng mỏ,gào thét, bạn nên nghĩ xem phải hành động thế nào.Thay vì quát tháo Tũn không chịu để áo bẩn thay ra vào giỏđể mang đi giặt, mẹ Tũn tuyên bố sẽ chỉ giặt những chiếcđể trong giỏ. Tũn rất thích mặc những chiếc áo Pokémoncủa mình nên sau vài lần đã tự động để đúng chỗ.Vừa là bạn con để hiểu tâm sự, nhưng bạn cũng phải chỉ ragiới hạn rõ ràng. Nếu con cố tình vượt qua những giới hạnmà bạn đặt ra, hãy nói “không” rõ ràng và dứt khoát.Những điều bạn xử sự với con sẽ góp phần giáo dục vàhình thành nhân cách trẻ. Bởi vì, trẻ em như một tấmgương phản chiếu hành vi của bố mẹ.

Tài liệu được xem nhiều: