Danh mục

Chuyện về cái truyện không được đăng báo

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 644.31 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ôi mở tin nhắn của Hưng, một người bạn trẻ cùng làng ra đọc. - Em đã gọt lại truyện và chuyển lên ban biên tập, nhưng bị gác lại rồi! Thực ra, tôi cũng đã dự đoán được điều ấy, bởi nội dung của cái truyện tôi viết có những chi tiết đề cập liên quan giữa tôi và Du, tổng biên tập báo, về cái ngày mà chúng tôi cùng dạy học ở một trường cấp hai gần thị xã. Anh gác lại là phải. Tôi không buồn và cũng không giận anh, vì nó hợp với lẽ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyện về cái truyện không được đăng báo Chuyện về cái truyện không được đăng báo TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HỮU DUYÊNTôi mở tin nhắn của Hưng, một người bạn trẻ cùng làng ra đọc.- Em đã gọt lại truyện và chuyển lên ban biên tập, nhưng bị gác lại rồi!Thực ra, tôi cũng đã dự đoán được điều ấy, bởi nội dung của cái truyện tôi viết có nhữngchi tiết đề cập liên quan giữa tôi và Du, tổng biên tập báo, về cái ngày mà chúng tôi cùngdạy học ở một trường cấp hai gần thị xã. Anh gác lại là phải. Tôi không buồn và cũngkhông giận anh, vì nó hợp với lẽ tự nhiên thôi. Chỉ có điều người bạn trẻ cùng làng vớitôi, đang làm trưởng ban chính trị- văn xã của báo, không nắm được nguồn gốc của vấnđề nên bị sốc. Và do bức xúc nên cậu ta lại tiếp tục gọi điện giải thích cho tôi với giọngbuồn buồn.Tôi cười:- Cậu có còn nhớ ngày xưa tôi có tập cho lũ nhỏ các cậu một bài hát sinh hoạt cộng đồngtrên bãi cát ven sông?- Em nhớ chứ! Đó là bài: Đời là thế!- Trí nhớ cậu tốt đấy!- Nhưng em thấy truyện của anh bị gác lại đâu có liên quan gì đến bài hát ấy đâu?- Có chứ! Tổng biên tập báo, ngày xưa cùng dạy một trường với tôi đấy!- À…thì ra…- Đời là thế, cậu không nên buồn.- Em thấy tiếc, bởi cái truyện ấy đọc được, nhưng…em lại không có quyền.Cuối những năm bảy mươi của thế kỷ trước, tôi và Du dạy cùng trường, anh dạy toán, tôidạy văn. Ở cấp hai, đây là hai môn có thể giúp người thầy cải thiện được cuộc sống từdạy thêm cho học sinh ở trường và ở nhà. Nhiều người cho rằng, việc kiếm thêm tiền từcái nghề của mình cũng tốt hơn đi bốc vác, giữ xe đạp, gác cổng sân vận động, nhà vănhóa…gặp phải cái cảnh cười ra nước mắt khi người thầy nhận tiền công từ đứa học tròcủa mình là con của ông chủ, bà chủ; khi học trò của mình là người gửi xe đạp, là khángiả xem phim, xem đá bóng…Với sức trẻ, ngoài những tiết chính khóa, giờ dạy thêm của Du gần như kín cả tuần.Riêng tôi, ngoài những lúc soạn bài, chấm bài, lên lớp, thì đọc sách, đánh cờ, bởi nhữngđiều cần giảng, tôi đã nói hết trên lớp rồi. Và, tôi chỉ tham gia phụ đạo ở những buổingoại khóa do tổ bộ môn tổ chức. Nhưng, điều quan trọng, là cái nhìn của tôi về chuyệndạy thêm, nó giống như món hàng, có kẻ mua người bán, tôi không muốn như vậy. Nhiềungười cho rằng tôi dở hơi, gàn, vì có lợi thế trong tay mà không biết sử dụng. Có giáoviên nhờ dạy thêm sau vài năm đã mua được đất, mua được nhà… Công bằng mà nói, tôikhông quan tâm đến, bởi chuyện ai nấy làm.Rồi một sáng chủ nhật, như thường lệ, tôi đang đánh cờ ở ngoài hè của một cái nhà gầnnhư là câu lạc bộ cờ tướng của xã, người chơi cờ thì đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Chủ nhàthì bán cà phê, trà đá, nước mía, và cả bánh mì nữa để phục vụ cho người chơi cờ vì lỡván, hoặc “kỳ phùng địch thủ” nên quá giờ cơm …Và, tôi vô tình nghe được câu chuyệntrong đám người ấy nói về Du.….- Tụi nhỏ đứa nào không đến nhà hắn học thêm thì hôm sau hắn kiểm tra bài, ăn mộtgậy, hai gậy(*) là cái chắc.- Anh cứ nói quá. Đã là thầy thì ai lại làm thế?- Đó là chưa nói sẽ thiếu điểm thi học kỳ, và phải ở lại lớp. Nếu anh không tin thì hỏithằng con anh sẽ biết.- ….Nghe những lời như vậy, tôi không còn đủ can đảm và thần sắc để tiếp tục ngồi đánhđược nữa. Tôi đứng dậy, suýt nữa làm đổ ly cà phê chưa uống xong. Tôi đạp xe đếnthẳng nhà Du. Đoạn đường thì không dài, chỉ khoảng hơn ba trăm mét, trời không nắng,gió thổi từ cánh đồng hai bên đường như muốn đẩy tôi đạp nhanh hơn, thế nhưng, cảngười tôi mồ hôi cứ như muốn thoát ra ngoài.Du tiếp tôi tại phòng khách trên bộ sa-lông hàng hiệu. Du ngồi vắt chân chữ ngũ, đẩy lynước về phía tôi và nhìn tôi chăm chăm:- Hôm nay ông không đánh cờ à? Uống nước đi, thằng học trò mới biếu, trà Bắc chínhhiệu đấy!- Sáng nay, Du không dạy? – Tôi cầm ly nước đưa lên miệng nhấp một ngụm – Ôi, đắngquá, tôi vốn không sành chuyện uống trà mà!- Tôi cho tụi nó nghỉ một buổi, định ra thị xã lấy cái ti-vi màu, đa hệ, coi cho đã mắt, chứcái trắng đen này thì chán lắm. Tôi vừa mở cổng thì ông đến…Ờ mà ông có việc gì, haylà tính gửi đứa nào học thêm?Nhìn ngôi nhà mới xây của Du cùng với cách nói chuyện khi tiếp xúc rất là hưng phấn,tôi không còn đủ can đảm để nói cho Du nghe những lời mà tôi vừa nghe được khi nãy ởchỗ đánh cờ tướng.- Không, không có việc gì cả. Lâu quá rồi… Thôi, Du có việc lên thị xã thì đi chứ kẻonắng, mình về.Rời khỏi nhà Du, cũng con đường ấy, nhưng sao chiếc xe đạp của tôi lăn một cách nặngnề, giống như tôi đang đạp ngược chiều gió vậy. Về đến nhà, như để cố quên đi chuyệnkhông vui, tôi lấy sách ra đọc, nhưng những con chữ cứ nhảy múa, đành chịu. Tôi nằmthừ người, quăng cuốn sách sang một bên. Tôi tự nhủ, sao tôi lại không nói với Du nhữngđiều mình nghe được, bởi dù sao tôi với Du cũng là đồng nghiệp, lại học sư phạm cùngkhóa, về công tác chung một hội đồng? Khi mới bước vào nghề, tôi không hề nghĩ là cómột ngày tôi phải nghe những câu đau lòng như vậy. Lòng tự trọng. ...

Tài liệu được xem nhiều: