Thông tin tài liệu:
Bộ luật Napoleon là bộ luật kinh điển cho dân luật các nước trong dòng họ Civil Law bởi: Thứ nhất, về nội dung: hầu như tất cả các quan hệ dân sự chủ yếu trong xã hội đều được Bộ luật điều chỉnh. Thứ hai, về kỹ thuật lập pháp, Bộ luật Napoleon là cuộc cách mạng về kỹ thuật làm luật: các chương, điều, quy phạm pháp luật được sắp xếp theo từng chế định, trình bày rõ ràng và logic. Các khái niệm pháp lý, các nguyên tắc trong Bộ luật được nêu ngắn gọn nhưng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Civil Law – Phần 2 Civil Law – Phần 2Bộ luật Napoleon là bộ luật kinh điển cho dân luật các nước trong dòng họCivil Law bởi: Thứ nhất, về nội dung: hầu như tất cả các quan hệ dân sự chủ yếu trong xã hội đều được Bộ luật điều chỉnh. Thứ hai, về kỹ thuật lập pháp, Bộ luật Napoleon là cuộc cách mạng về kỹ thuật làm luật: các chương, điều, quy phạm pháp luật được sắp xếp theo từng chế định, trình bày rõ ràng và logic. Các khái niệm pháp lý, các nguyên tắc trong Bộ luật được nêu ngắn gọn nhưng đầy đủ và chuẩn xác. Bộ luật Dân sự Pháp gồm Lời nói đầu, 3 quyển với 2283 điều: Quyển I. Thể nhân Quyển II. Tài sản và quyền sở hữu Quyển III. Các phương thức sở hữu Mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và Bộ luật Thương mại Pháp Các luật gia nước ngoài thường hiểu sai về mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và Bộ luật Thương mại Pháp. Bộ luật Thương mại không chứa đựng các quy định về các giao dịch thương mại. Về nguyên tắc, lĩnh vực này được điều chỉnh bởi các quy định trong Bộ luật Dân sự, chẳng hạn như các quy định về hợp đồng. Bộ luật Thương mại điều chỉnh các vấn đề đặc trưng của pháp luật thương mại như kế toán, công ty, công ty hợp danhc) Hệ thống toà án Pháp Hệ thống toà án Pháp hiện nay được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp 1958 và Luật về tổ chức toà án Pháp. Theo nội dung vấn đề toà án phải giải quyết, hệ thống toà án Pháp chia thành toà án dân sự và toà án hình sự, trên hai loại toà này là toà án tối cao (Toà phá án)Toà án dân sựHệ thống toà án dân sự Pháp được chia thành toà án dân sự thông thường và toà ándân sự đặc biệt.Toà án dân sự thông thường có các cấp xét xử sau:- Toà án cấp sơ thẩm- Toà án cấp sơ thẩm mở rộng- Toà án cấp phúc thẩmToà án dân sự đặc biệt bao gồm:- Toà án thương mại- Toà án lao độngToà án hình sựToà án hình sự thông thường: Luật Hình sự Pháp chia tội phạm ra 3 cấp độ: Vicảnh (contravention), Thường tội (delit), Trọng tội (crime), mỗi loại tội phạmđược xét xử ở một loại toà án.Toà án vi cảnhToà án tiểu hìnhToà án tiểu hình phúc thẩmToà án đại hìnhToà án hình sự đặc biệt gồm có:Toà án cho người vị thành niênToà án quân sựToà án an ninh quốc giaToà án tối cao Toà phá án (Cour de cassation) là toà án tối cao của Pháp. Toà này chỉ xem xét tính hợp pháp của các quyết định chung thẩm của to à án cấp dưới.Tài phán Hiến phápỞ Pháp, Hội đồng Hiến pháp là cơ quan tài phán cao nhất về trật tự Hiến pháp.Theo Hiến pháp Pháp 1958, Hội đồng Hiến pháp có các nhiệm vụ c ơ bản:- Kiểm soát tính hợp hiến của luật, của sự phân quyền lập pháp và hành pháp- Kiểm soát tính hợp hiến của các cam kết quốc tế mà Pháp chịu sự ràng buộcToà án kiểm toán Cơ quan chuyên ngành về tài chính xuất hiện từ thời Napoleon năm 1807. Theo Điều 46 Hiến pháp năm 1958, Toà Kiểm toán có chức năng giúp Nghị viện và Chính phủ kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính.Tài phán hành chính Toà án hành chính ở Pháp bao gồm: Toà án hành chính sơ thẩm, Toà án hành chính phúc thẩm và Tham chính viện (Conseil d’Etat) - Toà án hành chính tối cao. Theo quan điểm của các luật gia Civil Law, Nhà nước có tư cách pháp nhân công pháp trong các quan hệ pháp luật, bởi vì: Nhà nước là sự thống nhất giữa các nhóm người, Nhà nước có tài sản, có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản đó. Việc coi Nhà nước là một pháp nhân dẫn đến kết luận: Nhà nước có trách nhiệm pháp lý đối với những hoạt động của mình thông qua các cơ quan có thẩm quyền và các công chức Nhà nước tham gia vào các hoạt động tư pháp với tư cách là một pháp nhân, nghĩa là Nhà nước cũng có thể bị kiện. Loại tranh chấp giữa Nhà nước và công dân sẽ được giải quyết tại một toà án riêng – Toà án hành chính.Toà án xung đột Sự tồn tại các loại tài phán (tư pháp; công pháp:hiến pháp,hành chính…) đôi khi dẫn đến xung đột về thẩm quyền đòi hỏi phải có cơ quan giải quyết riêngViện công tố Ở Pháp không có Viện công tố riêng, Công tố viên nằm trong toà án nhưng không phụ thuộc vào toà án. d) Nguồn luật 1. Theo luật của Pháp, luật thành văn gồm các loại sau đây: 2. Hiến pháp 3. Điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế mà Pháp chịu sự ràng buộc cũng được coi là luật của nước Pháp và có giá trị cao nhất. 4. Bộ luật (Code): Sự tập hợp các quy phạm liên quan đến một vấn đề nhất định và sắp xếp chúng lại một cách có hệ thống. 5. Đạo luật (Loi) 6. Các loại văn bản khác dưới luật (Reglement): Nghị định (Decr ...