Cuốn sách "Có 500 năm như thế" là một tác phẩm khảo cứu lịch sử đắt giá về vùng đất và con người Quảng Nam của tác giả Hồ Trung Tú. Đây là một công trình nghiên cứu tỉ mỉ về bản sắc văn hóa của người Quảng Nam và đất Quảng Nam trong mối tương quan chặt chẽ với văn hóa và con người Chăm Pa. Sách gồm có 2 phần, phần thứ nhất viết về những chuyến di dân từ Bắc miền Trung vào Quảng Nam và đến Phú Yên theo từng thời kỳ lịch sử quan trọng, qua đó tìm cách giải thích điều làm nên bản sắc người Quảng Nam. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 của cuốn sách sau đây để biết thêm chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có 500 năm như thế: Phần 1CÓ 500 NĂM NHƯ THẾ - IN SUCH A 500 YEARSBản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ góc nhìn phân kỳ lịch sử.Hồ Trung TúBản quyền tiếng Việt ©Hồ Trung Tú 2017. DẪN NHẬPLịch sử Nam tiến của người Việt Nam trải dài suốt từ thời nhà Lýđến các vua Nguyễn; các năm 1306, 1471 thường được nhắc tới nhưchỉ là những cột mốc đánh dấu cái dòng chảy rất đều, không ngừngnghỉ của các đoàn người Nam tiến. Thực ra nếu nhìn kỹ vào từnggiai đoạn ta sẽ thấy cái dòng chảy ấy không đều như đã nghĩ. Nó cónhững lúc dữ dội để chiếm hữu, lúc lắng lại để định hình, lúc thì nếpăn nếp ở ngôn ngữ phong tục thiên về Chàm, lúc thì chuyển hẳnsang Việt. Ở đây chúng tôi xin đưa ra một cách phân kỳ để thử xácđịnh ý nghĩa và dấu ấn của mỗi giai đoạn mà nó để lại trên mỗi tiếntrình lịch sử, qua đó có thể ít nhiều hiểu được, và thử dựng lại nhữnggì đã xảy ra trong suốt 500 năm (1306 đám cưới Huyền Trân đến1802 khi Gia Long lên ngôi) dài dằng dặc ấy. Ví dụ như giai đoạn lịch sử này, quan hệ Việt - Chàm có điều gì đórất lạ, nó vừa thân thiết như người nhà lại vừa dữ dội như hai kẻ thùkhông đội trời chung: Năm 1370, sau cuộc loạn Dương Nhật Lễ, mẹNhật Lễ trốn sang Chiêm Thành, bày tỏ tình hình suy yếu của nướcĐại Việt và xui Chế Bồng Nga sang đánh Việt. Thế nhưng chỉ sau đóvài năm, 1390, khi Chế Bồng Nga chết ngay trên chiến thuyền khitiến đánh Đại Việt, con Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan bị LaKhải cướp ngôi đã sang Việt cầu cứu. Phong Chế Ma Nô Đà Nan làmHiệu chính hầu. Đến 1407, khi nhà Minh bắt được Hồ Quý Ly, ChiêmThành cất quân thu lại đất cũ, dân di cư (Việt vào dưới thời Hồ) sợchạy tan cả(1), các tướng lĩnh Đại Việt như Hối Khanh, Nguyễn Rỗđều bỏ chạy cả, chỉ một mình Ma Nô Đà Nan chống nhau với ChiêmThành, thế cô sức núng, bị người Chiêm giết chết! Trớ trêu thay,đây lại là con của Chế Bồng Nga! Làm sao để hiểu hiện tượngnày? Quan hệ Việt - Chàm giai đoạn này quả thật có điều gì đó rất lạ,không giống như ta thường hình dung rạch ròi địch ta lâu nay! Đó làtầng lớp chính trị, tầng lớp mà ý thức dân tộc, tự hào dân tộc của họthường mạnh mẽ, thế nhưng ở đây hình như khái niệm dân tộckhông còn rạch ròi như ta vẫn thường hình dung. Phải chăng ở mứcđộ nào đó các khái niệm Chàm - Việt khá là gần gũi chứ không phảichỉ có ta địch? Vậy ở tầng lớp bình dân, nhân dân lao động khôngquan tâm mấy đến chính trị thì sao? Hẳn các tộc người, các làng Việt- Chàm ở cạnh nhau cũng không phải là điều gì không thể xảy ra. Vết tích văn hóa Chămpa trong đời sống người Quảng Nam thìnhiều lắm, vật thể thì ở đâu cũng thấy những đền tháp hoặc mónggạch Chàm, ở đâu cũng thấy những Lùm Bà Giàng, miếu Hời, lăngPô Pô phu nhân, Thiên Y A Na… Phi vật thể thì trước hết phải kểđến những làn điệu dân ca, hát ru, và sau đó là những lễ hội phongtục như thờ cúng cá voi, hát bả trạo, các món ăn, khẩu vị, tính cách,phong tục tập quán. Và trong đó dấu ấn hẳn không thể bỏ qua làgiọng nói. Nhiều người không hiểu cái giọng nói của người Quảng Nam nóxuất phát từ đâu trong khi tất cả các gia phả của các dòng họ đều ghirõ rằng thủy tổ của họ là người Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương…vào đây. Giáo sư Trần Quốc Vượng bảo: “Thì các cụ vào đây đâu cóđem vợ con đi được nên lấy vợ Chàm rồi sinh con đẻ cái là cáichuyện hết sức bình thường, vấn đề là các bà mẹ Chàm nói tiếngViệt ấy đã truyền lại cho con cái mình cái giọng của người Chàm nóitiếng Việt. Cái giọng đó chính là giọng Quảng Nôm nhà cậu”(2). Bằngchứng về cái chuyện trai Việt lấy gái Chàm thì nhiều lắm: Nhà nghiêncứu Nguyễn Văn Xuân hay nói về hình ảnh ông Ba Bị của vùngQuảng Bình, Quảng Trị. Hồi đó các cụ nhà ta đi vào Nam vợ con tấtcả đều phải để lại chỉ mang theo một đứa con trai. Một bị cõng con,một bị lương thực và một bị quần áo. Cái hình ảnh của những đoànngười ra đi vào Nam khắc khổ và lặng lẽ ấy đủ sức dọa bất cứ đứatrẻ khóc dai, khó bảo nào. Vào đây những đứa con trai ấy lớn lên lấyai làm vợ nếu không phải là các cô gái Chàm? Suy luận logic là vậy,thế nhưng chúng ta vẫn có được một bằng chứng khá hay ngaytrong Sử ký Toàn thư, đó là Chiếu dụ của vua Lê Hiến Tông năm1499 (28 năm sau khi Lê Thánh Tông bình Chiêm): Kể từ nay, trên từthân vương, dưới đến dân chúng, đều không được lấy đàn bà con gáiChiêm Thành làm vợ, để cho phong tục được thuần hậu(3). Dĩ nhiênlấy đó làm bằng chứng người Việt không lấy vợ Chàm thì thật ngớngẩn, đó chẳng qua là vì người ta lấy vợ Chàm quá nhiều, thànhphong trào từ thân vương đến dân đen, nên mới có cái chiếu dụ nhưthế! Trước đó năm 1403, dưới triều Hồ Hán Thương đã phát độngnhiều đợt di dân vào vùng Quảng Nam lập nghiệp. Triều đình tổ chứccho thuyền chở phụ nữ vào làm vợ cho những di dân nhưng giữađường bị bão đánh, tất cả đều bị chìm chết!(4) Ý định tạo những dònghọ thuần Việt bất thành! Thế thì hóa ra tất cả những người QuảngNam hiện nay đều mang trong người năm mươi phần trăm dòng máucủa người Chàm? Và còn hơn thế nữa họ đang nói t ...