Trần Thái y quỳ dưới điện, người run rẩy tái mét. Bên cạnh là Trần Việt Nhân, con trai của ngài. Sau lưng là các quan thái y đang phủ phục, tái mét và run rẩy không kém. Trên điện, vua Minh vừa đau đớn vừa tức giận: - Tất cả các khanh là một lũ vô dụng. Thử hỏi, bao nhiêu ân sủng Trẫm đã dành cho các khanh mà rốt cùng tất cả đều bó tay để Vương phi ra đi hay sao, để hoàng tử mất mẹ, để Trẫm phải cô đơn trên cõi đời sao. Nói...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có ai từ Nam sang Có ai từ Nam sang TRUYỆN NGẮN CỦA TRƯƠNG THỊ THANH HIỀNTrần Thái y quỳ dưới điện, người run rẩy tái mét. Bên cạnh là Trần Việt Nhân, con traicủa ngài. Sau lưng là các quan thái y đang phủ phục, tái mét và run rẩy không kém. Trênđiện, vua Minh vừa đau đớn vừa tức giận: - Tất cả các khanh là một lũ vô dụng. Thử hỏi, bao nhiêu ân sủng Trẫm đã dành cho cáckhanh mà rốt cùng tất cả đều bó tay để Vương phi ra đi hay sao, để hoàng tử mất mẹ, đểTrẫm phải cô đơn trên cõi đời sao. Nói đến hai chữ cô đơn, bất giác vua lại xúc động run rẩy, ông phẩy tay cho tất cả lui rarồi lật bật đi vào trong với vương phi. Ông là vua, có cả tam cung lục viện, lại nói là sẽ cô đơn khi Tống vương phi ra đi. Điềuđó có vẻ như vô lý, nhưng thật ra chỉ có riêng ông hiểu không vô lý tí nào. Không phảichỉ vì Tống vương phi đẹp, sắc đẹp nào rồi cũng sẽ phôi phai, chẳng phải hậu cung củaông toàn người đẹp đó sao, mà nàng lại là người có tài, cầm kỳ thi hoạ đều giỏi. Thử hỏicác phi khác kể cả Hoàng hậu có ai có thể cùng ngắm trăng, cùng ông làm thơ liên cú, aicó thể đàn giỏi múa hay như nàng, ai có thể ngâm những vần thơ của vị Tiên tửu Lý Bạchbằng giọng ngâm trong vắt và mượt mà. Huống chi nàng mới sinh cho ông một vị hoàngtử. Niềm vui chưa trọn vẹn thì nàng lâm bệnh nặng, các quan thái y đều bó tay và nóirằng nàng chỉ còn cầm cự được vài ngày. Đó là những điều Trần thái y nói. Ông là quan ngự y đứng đầu Thái y viện nên mọingười gọi ông là Trần thái y. Ông đang cùng con trai ủ rủ về Y phòng trong Thái y viện.Trần Việt Nhân là một chàng trai hết sức đam mê y thuật như cha. Trần thái y đã đặt kỳvọng lớn vào chàng nên khi mới sinh chàng ra đã đặt tên chàng là Trần Việt Nhân, theotên của Tần Việt Nhân là một danh y thời Chiến quốc (1). Chàng cũng không phụ lòngmong mỏi của cha, mới hơn hai mươi tuổi đã nổi danh trong thiên hạ và cũng đã đượcvua vời vào làm cùng cha chàng trong Thái y viện. Chàng lặng lẽ nhìn cha đi tới đi lui vàthở dài thậm thượt trong y phòng. Trần Việt Nhân lẳng lặng đi ra ngoài, nhưng chachàng đã gọi giật lại:- Con đi đâu?- Con...- Chàng lúng túng- Lại đến tìm cái gã man di nước Đại Việt đấy nữa à? – Ông nhìn xoáy vào mắtchàng. Chàng cúi đầu im lặng không đáp. Mỗi khi có vấn đề nào nan giải, dù chỉ lànhững bất ổn trong lòng, không hiểu sao có một niềm thôi thúc mãnh liệt nào đó khiếnchàng cứ đến chỗ “gã man di Đại Việt” như cha chàng nói. Dù ông nhà sư phương Namđó không làm gì cả, cũng không tài giỏi như thiên hạ đồn đại, nhưng chàng cảm thấy dễchịu khi nhìn thấy vẻ thư thái của ông, nghe ông nói vài câu mà câu nào chàng cũng cảmthấy có những ẩn ý sâu xa. Trần Thái y nói:- Ta không cấm con đến đó. Con muốn giao du với ai là chuyện của riêng con.Nhưng ta không cảm thấy có ích lợi gì với gã nhà sư đó. Huống chi nhà vua cũng đã cóchiếu chỉ cho hắn ta về nước. Con xem, ngày trước theo lời đồn đại phương Nam có mộtvị thần y có thể chữa bách bệnh bằng cây cỏ phương Nam, vượt qua cả những phươngthuốc phương Bắc, lại còn ngăn chặn cả một đại dịch như có phép thần thông. Nhà vua đãbằng mọi cách để vua Đại Việt tiến cống hắn về đây. Thế mà hắn có tỏ ra là một vị thần ygì. Y lý đối đáp ngô nghê, còn thua cả những thầy thuốc mới vào nghề, thậm chí khi bịcảm mạo hắn cũng không tự mình chữa khỏi, phải nhờ đến con chữa mới khỏi, con quênrồi sao? Bây giờ sinh mệnh của Vương phi như ngàn cân treo sợi tóc, con không ở đâyvới cha tìm cách cứu chữa, lại đi đến đó làm gì.- Con đi đến đó một chút rồi con về. Lúc này đầu óc con mụ mẫm quá, cha cho conđi một chút cho thư giãn.- Cũng được. Nhưng con nhớ về sớm đó. Nhờ ánh trăng dẫn đường, Trần Việt Nhân đã đến chỗ ở của nhà sư Tuệ Tĩnh. Ôngcũng không ngủ như hai cha con chàng, nhưng với lý do khác, ngày mai ông được trở vềĐại Việt. Đồ đạc ông đã chuẩn bị xong, không có gì nhiều, chỉ là vài ba bộ đồ và nhữngquyển kinh sách. Ông ngẩn lên khi Trần Việt Nhân bước vào. Chàng ngồi phịch xuốngchiếc giường của ông, vẻ mệt mỏi chán nản. Từ khi ông sang đây, chàng là người hay tớilui với ông, có tình cảm đặc biệt với ông, và ông cũng vậy, có tình cảm đặc biệt vớichàng. Cái tên Việt Nhân gợi ông nhớ về quê hương của ông, phong thái đỉnh đạc ngờisáng của chàng làm ông nhớ đến những học trò của mình. Như mọi khi, ông mang cho chàng một chén trà nóng. Như mọi khi, chàng đón nhậnchén trà nghi ngút khói và đón cả vẻ an nhàn tĩnh tại của ông. Nhưng cũng như mọi khi,trong lòng chàng vấn vương một câu hỏi lớn, rằng vẻ an nhàn kia là có thật không, sự bấttài biếng nhác của ông là có thật không? Từ khi ông cùng mười chín nhà sư khác bị vuaĐại Việt tiến cống sang đây, ông luôn làm cho vua Minh thất vọng. Vua Minh mong chờgì ở cuộc tiến cống này? Đó là vị thần y Tuệ Tĩnh vang danh cả Đại Việt. Nhà vua muốncó vị thần y đó cho riêng mình, muốn trường sinh bất tử không phải là chuyện hão huyền.Nhưng thần y Tuệ Tĩnh thật ra chỉ là một “gã man di Đại Việt” với bệnh cảm xoàng cũngkhông chữa khỏi. Vua Minh quá chán chường đã ra chiếu chỉ trả hắn về Đại Việt. Và giờđây, khi uống chén trà nóng ông mang đến tận tay chàng, Trần Việt Nhân cảm thấy ánhmắt ông lấp lánh hơn ngày thường. Cứ như mặt hồ phẳng lặng bị một viên đá ai némxuống làm xôn xao dậy sóng. Chàng nhìn xoáy vào ông:- Con muốn hỏi tiền bối một điều.- Ta cũng muốn hỏi con một điều.- Vậy thì tiền bối hỏi trước đi.- Không, con hãy hỏi trước đi.- Vì sao hôm nay tiền bối vui vẻ hơn mọi ngày?- Vì sao ư? – Ông đứng lên đi về phía cửa sổ nhìn ra bầu trời vằng vặc một màutrăng. Giọng ông nhẹ nhàng như cơn gió thổi từ cửa sổ vào với chàng – Con có thấy trăngđêm nay rất đẹp không? Ta nghĩ vầng trăng ở Đại Việt lúc này cũng đẹp như thế. Ta lớnlên ở chùa Hải Triều từ năm lên sáu tuổi. Cha mẹ mất sớm, các nhà sư đã nuôi ta ăn học.Mấy mươi năm qua, con hãy thử tính xem ta đã bao lần n ...