Có cấp thiết bỏ trần lãi suất?
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 89.58 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lãnh đạo một ngân hàng nhận định, hiện nay, trần lãi suất là công cụ điều hành hiệu lực nhất của NHNN nên không thể bỏ. Nếu bỏ trần lãi suất bây giờ, chưa biết thị trường “được” cái gì, nhưng nhiều khả năng “mất” nhiều. Lãi suất có thể sẽ vọt lên cao, quá nguy hiểm cho nền kinh tế. “Tuy nhiên, việc duy trì trần lãi suất phải đi kèm với hoạt động thanh kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo các ngân hàng tuân thủ nghiêm. Không kiểm tra, kiểm soát cũng như bỏ trần lãi suất” Đồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có cấp thiết bỏ trần lãi suất? Có cấp thiết bỏ trần lãi suất? Lãnh đạo một ngân hàng nhận định, hiện nay, trần lãi suất là công cụ điều hành hiệu lực nhất của NHNN nên không thể bỏ. Nếu bỏ trần lãi suất bây giờ, chưa biết thị trường “được” cái gì, nhưng nhiều khả năng “ mất” nhiều. Lãi suất có thể sẽ vọt lên cao, quá nguy hiểm cho nền kinh tế. “Tuy nhiên, việc duy trì trần lãi suất phải đi kèm với hoạt động thanh kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo các ngân hàng tuân thủ nghiêm. Không kiểm tra, kiểm soát cũng như bỏ trần lãi suất” Đồng quan điểm này, một chuyên gia kinh tế phân tích, hiện chính sách tiền tệ đang phải gánh trên vai khá nhiều nhiệm vụ mà mục tiêu lại trái chiều nhau, đó là vừa phải kiểm soát lạm phát, song lại phải góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tế này khiến dư địa của chính sách tiền tệ rất hạn hẹp. Hơn nữa, vấn đề thanh khoản mới chỉ được cải thiện tại những ngân hàng lớn. Trong bối cảnh đó, việc duy trì trần lãi suất là cần thiết. mặc dù NHNN không nên can thiệp hành chính nhiều đối với thị trường, nhưng trong những tình huống nhất định, vẫn cần có biện pháp hành chính để kiểm soát. Hiện tại, lãi suất cho vay ngắn hạn đang giảm dần, việc bỏ trần lãi suất huy động sẽ khiến hiện tượng chạy đua lãi suất bùng phát trở lại và hạn chế diễn tiến tích cực này. NHNN nên bỏ trần lãi suất huy động, nhưng là về lâu dài, chứ không phải trong quý II này. Một lãnh đạo cấp cao của BIDV nhận định, không có trần lãi suất và chỉ chịu can thiệp bằng các công cụ điều tiết, thị trường sẽ vận hành thực chất hơn, hiệu quả hơn. Khi đó, thị trường có thể có những ngân hàng yếu, kém nhưng vẫn tồn tại được và cần huy động với lãi suất cao; ngân hàng có mạng lưới hẹp buộc phải chấp nhận trả lãi suất huy động cao hơn; hoặc các ngân hàng quản lý rủi ro tốt, có thể huy động bằng lãi suất cao rồi cho vay với lãi suất cao tương ứng… “Nhưng hiện tại, nền kinh tế còn bất ổn, thị trường chưa được vận hành tốt, việc NHNN phải kiểm soát bằng nhiều công cụ, trong đó có các biện pháp hành chính là cần thiết. Khi thị trường vận hành tốt hơn sẽ tiến tới bỏ những công cụ hành chính để ngân hàng phát huy tối đa khả năng của mình”, vị lãnh đạo BIDV nói. NHNN có lẽ sẽ không cần dùng đến công cụ trần lãi suất. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, trần lãi suất vẫn có một số tác dụng như nhằm tránh tình trạng cạnh tranh lãi suất bằng mọi giá và đẩy lãi suất lên cao. Về lâu dài, khi thanh khoản các ngân hàng được cải thiện và lạm phát ở mức hợp lý, NHNN có thể dỡ bỏ trần lãi suất. Tất cả các biện pháp hành chính đều mang lại tác dụng ngắn hạn tức thời thực sự cần thiết trong một số thời điểm của thị trường. Tuy nhiên, nếu chúng ta không dỡ bỏ kịp thời, các biện pháp hành chính sẽ tạo nên sự méo mó của thị trường và chúng ta sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức trong tương lai để uốn nắn lại. Ví dụ, nếu các ngân hàng cùng trả một mức lãi suất trần tiền gửi như nhau, người gửi tiền thường muốn gửi tại các ngân hàng mạnh. Để tồn tại, các ngân hàng nhỏ sẽ phải tìm mọi cách (bao gồm việc trả vượt trần lãi suất) để giữ được khách hàng. Các chi phí trả vượt trần sẽ không được hạch toán một cách chính xác, gây khó khăn trong việc xác định chi phí thực của vốn và trong việc quản trị ngân hàng. Không hoàn toàn cùng chiều với các ý kiến trên cuyên gia ngân hàng lại cho rằng, bỏ trần lãi suất ngay, nền kinh tế vẫn sẽ được lợi. Mặc dù trong ngắn hạn, mặt bằng lãi suất có thể bị đẩy lên, song về lâu dài, sẽ đi đến sự quân bình hợp lý và NHNN chỉ cần can thiệp gián tiếp. Bởi lãi suất huy động cao, tất yếu lãi suất cho vay cũng phải cao. Song trong bối cảnh hiện nay, khó có doanh nghiệp nào chịu nổi mức lãi suất cao, doanh nghiệp nào chấp nhận thì rủi ro cũng lớn. Điều đó có nghĩa, ngân hàng sẽ đối mặt với nguy cơ đọng vốn, thua lỗ... Hơn thế, sau những biến động vừa qua, người gửi tiền cũng sẽ cân nhắc khi gửi tiền vào các ngân hàng có lãi suất cao, bởi kèm theo đó, rủi ro cũng lớn. Chịu tác động của cả cung và cầu vốn như vậy, mặt bằng lãi suất sẽ được duy trì ở mức hợp lý. Một lãnh đạo cao cấp của Vụ Chính sách tiền tệ NHNN chia sẻ, bỏ trần lãi suất để thị trường vận hành theo đúng quy luật là điều chính NHNN cũng rất mong muốn, nhưng còn phụ thuộc vào việc hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định đến đâu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có cấp thiết bỏ trần lãi suất? Có cấp thiết bỏ trần lãi suất? Lãnh đạo một ngân hàng nhận định, hiện nay, trần lãi suất là công cụ điều hành hiệu lực nhất của NHNN nên không thể bỏ. Nếu bỏ trần lãi suất bây giờ, chưa biết thị trường “được” cái gì, nhưng nhiều khả năng “ mất” nhiều. Lãi suất có thể sẽ vọt lên cao, quá nguy hiểm cho nền kinh tế. “Tuy nhiên, việc duy trì trần lãi suất phải đi kèm với hoạt động thanh kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo các ngân hàng tuân thủ nghiêm. Không kiểm tra, kiểm soát cũng như bỏ trần lãi suất” Đồng quan điểm này, một chuyên gia kinh tế phân tích, hiện chính sách tiền tệ đang phải gánh trên vai khá nhiều nhiệm vụ mà mục tiêu lại trái chiều nhau, đó là vừa phải kiểm soát lạm phát, song lại phải góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tế này khiến dư địa của chính sách tiền tệ rất hạn hẹp. Hơn nữa, vấn đề thanh khoản mới chỉ được cải thiện tại những ngân hàng lớn. Trong bối cảnh đó, việc duy trì trần lãi suất là cần thiết. mặc dù NHNN không nên can thiệp hành chính nhiều đối với thị trường, nhưng trong những tình huống nhất định, vẫn cần có biện pháp hành chính để kiểm soát. Hiện tại, lãi suất cho vay ngắn hạn đang giảm dần, việc bỏ trần lãi suất huy động sẽ khiến hiện tượng chạy đua lãi suất bùng phát trở lại và hạn chế diễn tiến tích cực này. NHNN nên bỏ trần lãi suất huy động, nhưng là về lâu dài, chứ không phải trong quý II này. Một lãnh đạo cấp cao của BIDV nhận định, không có trần lãi suất và chỉ chịu can thiệp bằng các công cụ điều tiết, thị trường sẽ vận hành thực chất hơn, hiệu quả hơn. Khi đó, thị trường có thể có những ngân hàng yếu, kém nhưng vẫn tồn tại được và cần huy động với lãi suất cao; ngân hàng có mạng lưới hẹp buộc phải chấp nhận trả lãi suất huy động cao hơn; hoặc các ngân hàng quản lý rủi ro tốt, có thể huy động bằng lãi suất cao rồi cho vay với lãi suất cao tương ứng… “Nhưng hiện tại, nền kinh tế còn bất ổn, thị trường chưa được vận hành tốt, việc NHNN phải kiểm soát bằng nhiều công cụ, trong đó có các biện pháp hành chính là cần thiết. Khi thị trường vận hành tốt hơn sẽ tiến tới bỏ những công cụ hành chính để ngân hàng phát huy tối đa khả năng của mình”, vị lãnh đạo BIDV nói. NHNN có lẽ sẽ không cần dùng đến công cụ trần lãi suất. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, trần lãi suất vẫn có một số tác dụng như nhằm tránh tình trạng cạnh tranh lãi suất bằng mọi giá và đẩy lãi suất lên cao. Về lâu dài, khi thanh khoản các ngân hàng được cải thiện và lạm phát ở mức hợp lý, NHNN có thể dỡ bỏ trần lãi suất. Tất cả các biện pháp hành chính đều mang lại tác dụng ngắn hạn tức thời thực sự cần thiết trong một số thời điểm của thị trường. Tuy nhiên, nếu chúng ta không dỡ bỏ kịp thời, các biện pháp hành chính sẽ tạo nên sự méo mó của thị trường và chúng ta sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức trong tương lai để uốn nắn lại. Ví dụ, nếu các ngân hàng cùng trả một mức lãi suất trần tiền gửi như nhau, người gửi tiền thường muốn gửi tại các ngân hàng mạnh. Để tồn tại, các ngân hàng nhỏ sẽ phải tìm mọi cách (bao gồm việc trả vượt trần lãi suất) để giữ được khách hàng. Các chi phí trả vượt trần sẽ không được hạch toán một cách chính xác, gây khó khăn trong việc xác định chi phí thực của vốn và trong việc quản trị ngân hàng. Không hoàn toàn cùng chiều với các ý kiến trên cuyên gia ngân hàng lại cho rằng, bỏ trần lãi suất ngay, nền kinh tế vẫn sẽ được lợi. Mặc dù trong ngắn hạn, mặt bằng lãi suất có thể bị đẩy lên, song về lâu dài, sẽ đi đến sự quân bình hợp lý và NHNN chỉ cần can thiệp gián tiếp. Bởi lãi suất huy động cao, tất yếu lãi suất cho vay cũng phải cao. Song trong bối cảnh hiện nay, khó có doanh nghiệp nào chịu nổi mức lãi suất cao, doanh nghiệp nào chấp nhận thì rủi ro cũng lớn. Điều đó có nghĩa, ngân hàng sẽ đối mặt với nguy cơ đọng vốn, thua lỗ... Hơn thế, sau những biến động vừa qua, người gửi tiền cũng sẽ cân nhắc khi gửi tiền vào các ngân hàng có lãi suất cao, bởi kèm theo đó, rủi ro cũng lớn. Chịu tác động của cả cung và cầu vốn như vậy, mặt bằng lãi suất sẽ được duy trì ở mức hợp lý. Một lãnh đạo cao cấp của Vụ Chính sách tiền tệ NHNN chia sẻ, bỏ trần lãi suất để thị trường vận hành theo đúng quy luật là điều chính NHNN cũng rất mong muốn, nhưng còn phụ thuộc vào việc hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định đến đâu. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cho vay tín dụng hoạt động cho vay bỏ trần lãi suất lãi suất cố định lãi suất thả nổi hệ thống ngân hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 166 0 0 -
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 5: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng
13 trang 153 0 0 -
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn bằng việc củng cố thị phần trong phân phối
61 trang 149 0 0 -
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính II
75 trang 141 0 0 -
51 trang 94 0 0
-
76 trang 80 0 0
-
Tổng hợp đề thi thanh toán quốc tế có đáp án chi tiết
80 trang 75 0 0 -
Khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
15 trang 57 0 0 -
94 trang 50 0 0
-
21 trang 49 0 0