Danh mục

Cơ chế bảo vệ hiến pháp của các nước và xây dựng ở Việt Nam

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.34 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng X có yêu cầu: ``Xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp, định rõ cơ chế, cách thức bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật trong đời sống kinh tế - xã hội``. Việc tham khảo kinh nghiệm trong việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp của một số nước để rút ra những kiến nghị phục vụ việc tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hình thành một cơ chế bảo hiến có hiệu quả trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế bảo vệ hiến pháp của các nước và xây dựng ở Việt Nam Cơ chế bảo vệ hiến pháp của các nước và xây dựng ở Việt NamTrong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng X có yêu cầu: ``Xây dựng cơ chế bảo vệHiến pháp, định rõ cơ chế, cách thức bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luậttrong đời sống kinh tế - xã hội``.Việc tham khảo kinh nghiệm trong việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp của một sốnước để rút ra những kiến nghị phục vụ việc tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hìnhthành một cơ chế bảo hiến có hiệu quả trong quá trình xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hết sức cần thiết.I. Về khái niệm bảo vệ Hiến phápỞ các nước trên thế giới không có một khái niệm thống nhất về cơ chế bảo vệHiến pháp. Thuật ngữ “bảo vệ Hiến pháp” – “правовая охрана конституция”được tích cực sử dụng ở Việt Nam, ở Liên bang Nga nhưng thuật ngữ này khôngđược dùng nhiều ở các nước trên thế giới và ngay cả ở Nga khái niệm trên cũngchưa được đưa vào luật. Ở Anh và Mỹ có một khái niệm là “judical review” có thểtạm dịch là kiểm tra tư pháp. Bản chất của khái niệm này là dùng để chỉ việc kiểmtra của cơ quan tư pháp đối với tính hợp hiến của các đạo luật do cơ quan lập phápđưa ra. Khái niệm này tương đương với khái niệm “bảo hiến” hay “kiểm hiến” màmột số sách trước đây về luật hiến pháp ở Việt nam hay dùng .Bảo hiến (bảo vệ hiến pháp) về ý nghĩa cốt lõi được hiểu là kiểm soát tính hợphiến của các đạo luật, là xem xét xem những đạo luật được đưa ra có phù hợp vớitinh thần và nội dung của Hiến pháp hay không. Theo cách hiểu này, bảo hiếnkhông nhằm vào các văn bản dưới luật. Sự bảo hiến chỉ nhằm vào những đạo luậtdo Quốc hội đưa ra bởi những văn kiện này đứng ở tột đỉnh của hệ cấp nhữnghành vi pháp lý . Tuy nhiên cách hiểu bảo hiến chỉ là kiểm soát tính hợp hiến củacác đạo luật là một cách hiểu theo nghĩa hẹp. Thực tiễn của chế độ bảo hiến ở cácnước cho thấy, các định chế bảo hiến được sinh ra không chỉ đơn thuần là kiểmsoát tính hợp hiến của hành vi lập pháp. Toà án Hiến pháp ở nhiều quốc gia châuÂu bên cạnh việc kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật của Nghị viện còn thựchiện nhiều chức năng khác để bảo vệ nội dung và tinh thần của Hiến pháp nh ư giảiquyết tranh chấp giữa lập pháp và hành pháp, giữa liên bang và tiểu bang, giữatrung ương và địa phương; kiểm soát tính hợp hiến trong h ành vi của Tổng thốngcũng như của các quan chức trong bộ máy hành pháp... Ở nghĩa rộng hơn, bảohiến được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các hành vi của các định chế chínhtrị được quy định trong Hiến pháp .II. Các mô hình cơ chế bảo vệ Hiến pháp cơ bản trên thế giớiMỗi nhà nước xuất phát từ điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể của mình màxây dựng mô hình, hay cơ chế bảo vệ Hiến pháp phù hợp. Theo GS. TS. TrầnNgọc Đường có thể khái quát thành 3 mô hình cơ bản:Thứ nhất là mô hình bảo hiến theo kiểu Mỹ (American Model), có đặc điểm làgiao cho Toà án Tư pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Mô hình nàythông qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của đương sự,các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp. Mô hình này có ưu điểm là bảohiến không trừu tượng vì nó liên quan tr ực tiếp đến những vụ việc cụ thể nên bảovệ Hiến pháp một cách cụ thể. Mô hình này cũng có nhược điểm, giao quyền bảohiến cho Toà án Tư pháp thì thủ tục tố tụng rất dài dòng. Hơn nữa, phán quyết chỉcó tính ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng, tranh tụng vụ việc cụ thể đó,chỉ bảo vệ Hiến pháp từng vụ việc cụ thể. Mô hình của Mỹ, sở dĩ giao cho Toà ánTư pháp là xuất phát từ hệ thống pháp luật của các nước theo hệ thống Anh - Mỹ(Common Law), chủ yếu là án lệ. Án lệ được xem là pháp luật để xét xử.Thứ hai là mô hình bảo vệ Hiến pháp của các nước châu Âu (European Model).Đây là kiểu thành lập cơ quan chuyên trách để thực hiện bảo vệ Hiến pháp. Môhình này có cái hay là kết hợp được việc giải quyết các vụ việc cụ thể, đồng thờigiải quyết cả những việc có tác dụng chung cho cả xã hội thông qua đề nghị củanhững người, cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Ví dụ như Tổngthống có thể đề nghị sửa đổi, bãi bỏ một văn bản nào đó của Nghị viện trái vớiHiến pháp. Nó giải quyết cả ở tầm vĩ mô và cả những vụ việc cụ thể liên quan đếnquyền cơ bản của người dân được yêu cầu phán xét.Thứ ba là mô hình bảo hiến hỗn hợp kiểu Âu - Mỹ (The Mixed Model). Tức là kếthợp các yếu tố của cả 2 mô hình trên, gọi là mô hình bảo hiến của châu Âu và Mỹ,vừa trao cho cơ quan bảo hiến chuyên trách như Toà án Hiến pháp, vừa trao quyềnbảo hiến cho tất cả các toà án khi giải quyết các vụ việc cụ thể có quyền xem xéttính hợp hiến của các đạo luật và được quyền không áp dụng các đạo luật được coilà không phù hợp với Hiến pháp. Mô hình này được áp dụng ở Bồ Đào Nha, ThuỵSỹ, và một số nước châu Mỹ Latin như Columbia, Venezuela, Peru, Braxin.Ngoài ra cũng có mô hình giám sát thông qua các c ...

Tài liệu được xem nhiều: