Danh mục

CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BỆNH NÃO-GAN

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.57 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cơ chế của bệnh não- gan tới nay còn chưa rõ ràng có nhiều giả thiết1. Giả thiết về sự nhiễm độc NH3:a. Bằng chứng:- Người xơ gan uống hợp chất có NH3 thì sẽ bị hôn mê.- Người xơ gan ăn nhiều protide quá hoặc chảy máu tiêu hóa cũng dẫn tới hôn mê.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BỆNH NÃO-GAN CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BỆNH NÃO-GAN (Hepatic encephalopathy) Cơ chế của bệnh não- gan tới nay còn chưa rõ ràng có nhiều giả thiết 1. Giả thiết về sự nhiễm độc NH3: a. Bằng chứng: - Người xơ gan uống hợp chất có NH3 thì sẽ bị hôn mê. - Người xơ gan ăn nhiều protide quá hoặc chảy máu tiêu hóa cũng dẫn tớihôn mê. - Nồng độ NH3 trong máu, đặc biệt là máu động mạch luôn luôn cao ởnhững bệnh nhân hôn mê gan. Về mặt thực nghiệm người ta có thể gây hôn mêgan bằng NH3. b. Tại sao tăng NH3 lại gây hôn mê gan (Giả thuyết của Bessman) - NH3 cố định nhiều ở não làm cho dự trữ axít alpha cetoglutarique ở nãocạn kiệt, mà AAC (axit-alpha-cetoglutarique) tham gia vào chu trìnhtricacboxylique, chu trình này bị đình trệ sẽ làm giảm tiêu thụ oxy của não. - Vai trò của một số rối loạn khác: + PH kiềm làm tăng độc tính của NH3. + Rối loạn điện giải, indol, scatol, acide pyruvic... làm giảm tiêu thụ oxycủa não. c. Vì sao trong suy gan NH3 lại tăng? - Bình thường NH3 sinh ra trong cơ thể từ 2 nguồn: + Nguồn gốc ngoại sinh: protein ở ruột bị vi khuẩn và emzym phân hủythành NH3, chất này ngấm vào máu. Mỗi ngày 4g NH3 được tạo ra theo conđường ngoại sinh. + Nguồn gốc nội sinh: do thận tạo ra - NH3 được dị hóa theo ở hai nơi: + ở nhu mô gan:NH3 ======> Urê(nhờ tác dụng của urease) + ở cơ và ở não nhờ vai trò trung gian của acide glutamic AAC + NH3 ===> glutamic Acid Glutamic + NH3 ===> Glutamine - Trong suy gan: + Ruột sinh ra quá nhiều NH3 do protein tiêu hóa ở ruột giảm, trong khi đóthì vi khuẩn nhất là vi khuẩn lên men thối lại phát triển mạnh, do đó NH3 trongruột tăng sinh gấp hàng chục lần so với bình thường. + Tế bào gan suy nên không biến NH3 thành urê được. Tế bào gan suy thìdị hóa NH3 ngoài gan cũng giảm xuống. + Trong trường hợp có tăng áp lực tĩnh mạch cửa thì NH3 đi thẳng vàovòng tuần hoàn về não. Tuy nhiên giả thiết tăng NH3 gây hôn mê gan không giải thích cho mọitrường hợp vì: - Có một số ít hôn mê gan mà NH3 máu không tăng (Bt: 6-30 mcmol/l) - Ngược lại một số ít trường hợp khác xơ gan có tăng NH3 máu mà khônggây hôn mê. - Trong rối loạn bẩm sinh tổng hợp urê cũng gây tăng NH3 máu mà khônggây hôn mê gan. - Không có mối tương quan giữa lâm sàng, rối loạn điện não và tỷ lệ tăngNH3 máu. 2. Do các chất dẫn truyền thần kinh trung gian (giả thuyết của Fisher) a. Sự dẫn truyền thần kinh bình thường được bảo đảm bởi hai chấtAdrenergic trung gian: - Dopamine và Noradrenaline đối với não, Noradrenaline đối với hệ thầnkinh giao cảm ngoại vi. - Các chất adrenergique này là do decarbolation các acid amine thơm(aromatique) như: Phenilalamine và tyrosine. Các acid amine này đã được thải rakhỏi hệ thống cửa trong quá trình chúng đi qua gan. Tại gan phenylalamine biếnthành tyrosine, ở não tyrosine được thuỷ phân thành Dopamine và Noradrenalinetích lũy trong Synapse rồi được giải phóng và loại trừ ra ngoài nước tiểu dướidạng acid homovanilique. b. Bệnh não do gan (được biết từ 1971) là hậu quả của sự tích lũy ở synapsethần kinh Acide Amine Aromatique (chất trung gian giả hiệu) thay thế cho cácchất dẫn truyền trung gian Adenergique bình thường. Phenylalamine ra khỏi ganhoặc không được gan giữ lại và đi đến não ức chế quá trình oxy hóa biến tyrosinethành Dopamine dẫn tới: - Xuất hiện beta phenyl ethanolamine (từ phenylalamine) và octopamine (từtyrosine), các chất này đẩy dopamine và noradrenaline của synapse ra nơi khác.Các chất trung gian giả hiệu này không hoạt động làm cho dẫn truyền thần kinhmất hoặc bất bình thường. - Giảm sự tổng hợp dopamine và Noradrenaline ở não. 3. Giả thuyết về tác dụng hợp đồng: a. Người khởi xướng là Zieve: Bệnh não do gan là kết quả của 3 chất độc làNH3; một số acid béo chuỗi ngắn và của mercaptan. Mercaptan là những thioalcool tổng hợp bởi các vi khuẩn ở đại tràng, nóđược loại trừ bởi gan. Khi gan bị suy hoặc nối chủ cửa làm cho nồng độ chất nàytăng lên trong máu. Thực nghiệm trên chuột chất này có thể gây hôn mê. Trênngười xơ gan không thấy có sự tương quan giữa đậm độ mercaptan với tình trạngnặng nhẹ của hôn mê. Mercaptan có tác dụng giảm hoạt tính men của chu trình sảnxuất urê, hoặc tác dụng giao thoa với bơm Na-K-ATPaza trong não hoặc có cả haitác dụng. b. Các acid béo chuỗi ngắn: được tổng hợp bởi vi khuẩn ở đại tràng vàđược chuyển hóa ở gan, nó ngấm qua màng não để vào não, đậm độ của chúngtrong máu tăng lên ở người xơ gan có biến chứng bệnh não. Acide béo chuỗi ngắnđộc đối với não, tiêm chất này vào mạch máu hay vào màng bụng có thể gây hônmê thực nghiệm. Mặt khác chúng cũng góp vào gây nên những rối loạn thần kinhtrong hội chứng Reye. Cơ chế tác dụng của nó chưa được biết rõ, nhưng hình nhưnó có tác dụng gây ngủ. Chất octaonate một acid béo chuỗi vừa có tác dụng gâyngủ rất quan trọng nhất. 4. Giả thuyết về Serotonine: - L-tryptophan tổng hợp từ serotonine, đậm độ của chất L-tryptophan trongnão tăng lên ở người xơ gan có biến chứng gây bệnh não. Trên người và súc vậtngười ta đều thấy có sự tăng tái tạo não nhờ serotonine và các chất chuyển hóa củanó. - Serotonine tham gia vào nhiều hoạt động sinh lý khác nhau: nhịp điệugiấc ngủ, điều chỉnh nhiệt độ, cảm giác đau. Tuy nhiên không có sự tương quangiữa các tổn thương trong quá trình chuyển hóa của serotonine trong não với tìnhtrạng thần kinh, không có sự tương quan giữa các tổn thương trên nhiều mô hìnhthực nghiệm ở súc vật (xơ gan, cắt gan bán phần hoặc toàn phần, tiêm NH3, nốicửa chủ...). 5. Giả thuyết về acide gama aminobutyrique (GABA) Thụ cảm thể của GABA - Acide này là chất ức chế dẫn truyền thần kinh chủ yếu trên người Schafer-et-j ...

Tài liệu được xem nhiều: