Cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng khi nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng khi nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT GIÁ TRỊ GIA TĂNG KHI NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG TS.Vũ Đình Ánh Học viện Tài Chính Giá trị gia tăng (GTGT) từ đất được hiểu là chênh lệch giá của một mảnh đất theo thời gian. Thông thường, giá đất có xu hướng tăng theo thời gian do đặc điểm của đất là hữu hạn trong khi nhu cầu lại tăng lên không ngừng do tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh GTGT tự nhiên đó, giá đất còn tăng do: (i) đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội như hạ tầng giao thông, điện nước, kinh doanh, văn hóa – xã hội,…; (ii) thay đổi qui hoạch; (iii) chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đất hành chính sự nghiệp sang kinh doanh; (iv) chuyển quyền sử dụng đất từ cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, DNNN, đơn vị sự nghiệp công sang khu vực ngoài nhà nước; (v) đầu tư và đầu cơ đất của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Rõ ràng, trong số các yếu tố quan trọng hàng đầu tạo ra GTGT của đất thì Nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất với hệ thống công cụ đa dạng và có hiệu lực nhất, có khả năng tạo ra GTGT lớn nhất, ổn định nhất và qui mô lớn nhất còn khu vực ngoài nhà nước chỉ tạo ra GTGT đột biến với qui mô nhỏ hơn nhiều và thiếu ổn định (do yếu tố đầu cơ tạo sốt). Hơn nữa, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nên GTGT của đất được hình thành từ quyền lực Nhà nước trên cả lĩnh vực quản lý hành chính lẫn quản lý kinh tế - tài chính. GTGT của đất xuất hiện không chỉ khi Nhà nước thực hiện sử dụng một công cụ nào đó như qui hoạch, đầu tư CSHT, chuyển quyền sử dụng đất,… mà còn cả trước và sau khi triển khai thực hiện công cụ đó. Chính vì vậy, việc xác định đúng GTGT của đất và người (tổ chức, cá nhân) được hưởng lợi/chịu thiệt hại từ thay đổi GTGT của đất do can thiệp của Nhà nước không đơn giản, theo đó Nhà nước khó khăn trong điều tiết GTGT của đất. Thực tế, phần lớn GTGT của đất dù chủ yếu do sự can thiệp và thuộc quyền quản lý của Nhà nước nhưng lại chưa đem lại nguồn lực tương xứng cho Nhà nước mà lại rơi vào tay các tổ chức và cá nhân có liên quan trực tiếp lẫn gián tiếp đến quyền sử dụng đất thuộc khu vực có GTGT không do họ tạo ra. Một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó là bất cập hạn chế, thậm chí là lỗ hổng trong cơ chế chính sách quản lý đất đai nói chung, quản lý và điều tiết GTGT của đất do Nhà nước tạo ra nói riêng. Then chốt trong điều tiết GTGT của đất là xác định giá đất trước và sau khi có sự can thiệp của Nhà nước tạo ra GTGT của đất (xác định GTGT) và cơ chế chính sách giao/cho thuê đất đã bao gồm GTGT do Nhà nước tạo ra đồng thời điều tiết lợi ích từ GTGT của đất không do người có quyền sử dụng đất tạo ra. Theo Điều 19 Luật Đất đai, Nhà nước quyết định chính sách thu chi tài chính về đất đai và điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Để cụ thể hóa Điều 19, cần tập trung làm rõ những nội dung trong Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn Luật như sau: Thứ nhất, xác định GTGT từ đất không do người sử dụng đất mang lại. Đây không 117 phải là việc đơn giản khi GTGT từ đất do nhiều yếu tố hợp thành và biến động rất lớn theo thời gian, không chỉ tăng lên mà thậm chí có thể còn giảm xuống hoặc mang giá trị âm. Cơ sở để xác định GTGT từ đất chính là giá đất song giá đất lại biến động theo thời gian và chịu tác động của hàng loạt yếu tố từ quản lý hành chính, kinh tế - tài chính đến văn hóa xã hội, tâm lý,... Nên GTGT từ đất cần được xác định vừa có tính thời điểm vừa có tính thời kỳ để làm cơ sở điều tiết GTGT từ đất một lần hay nhiều lần trong suốt quá trình sử dụng đất. Thứ hai, xác định nguyên nhân làm tăng GTGT từ đất để làm căn cứ điều tiết GTGT đó đảm bảo lợi ích công bằng của Nhà nước, người sử dụng đất và người bị thu hồi quyền sử dụng đất. Nếu không có phương pháp xác định GTGT từ đất theo từng nguyên nhân tác động đến giá đất thì nỗ lực điều tiết GTGT từ đất sẽ khó thành công và gây bất ổn xã hội cũng như tạo điều kiện cho tham nhũng, thất thoát tài sản Nhà nước. Thứ ba, thiết lập hệ thống công cụ điều tiết GTGT từ đất phù hợp với đặc điểm của từng loại GTGT và nguyên nhân tạo ra loại GTGT đó. Cụ thể, GTGT từ đất có tính thời điểm và được hiện thực hóa thì áp dụng hình thức thu một lần như thu tiền sử dụng đất, thu tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất (100% GTGT từ đất) hay thu thuế GTGT từ đất khi chuyển quyền sử dụng đất (thuế suất phù hợp để tối đa hóa phần GTGT không do người sử dụng đất tạo ra thuộc về Nhà nước). GTGT từ đất có tính thời kỳ và không được hiện thực hóa (người sử dụng đất ổn định lâu dài, không chuyển nhượng hay cho thuê, góp vốn,...) thì áp dụng hình thức thu nhiều lần (hàng năm/nửa năm) như thuế đất (thuế sử dụng đất hiện nay, thuế tài sản trong tương lai) hay tiền thuê đất hàng năm (chấm dứt thu tiền thuê đất một lần cho suốt thời gian thuê như hiện nay) trên cơ sở giá đất tính thuế đất hay tiền thuê đất phản ánh đầy đủ GTGT từ đất do hoặc không do người sử dụng đất tạo ra. Rõ ràng, qui mô diện tích đất qui hoạch và giá trị vốn đầu tư CSHT của Nhà nước là rất lớn song GTGT từ đất do qui hoạch và đầu tư CSHT của Nhà nước mang lại chưa tương xứng. Nguồn thu từ thuế SDĐPNN giai đoạn 2012-2017 chiếm trung bình khoảng 0,15% tổng thu NSNN, tương đương khoảng 0,3% thu NSĐP1. Mặc dù, thu NSNN từ tiền sử dụng đất đã tăng từ 44.287 tỷ đồng năm 2014 lên 146.616 tỷ đồng năm 2018 song phần lớn GTGT từ đất do Nhà nước qui hoạch và xây dựng CSHT đều thuộc về người sử dụng đất do chưa có cơ chế điều tiết GTG ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cơ chế chính sách điều tiết GTGT Giá trị gia tăng Đầu tư phát triển hạ tầng Hạ tầng giao thông Chuyển đổi mục đích sử dụng đất Quản lý kinh tế - tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Thực trạng triển khai và phát triển hệ thống giao thông thông minh tại Hà Nội
21 trang 155 0 0 -
TIỂU LUẬN TRIẾT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
9 trang 153 0 0 -
Các lựa chọn cho hạ tầng giao thông trên trục Bắc - Nam ở Việt Nam
58 trang 102 0 0 -
Mô phỏng tính toán sức kháng của dầm bê tông cốt thép có xét đến ăn mòn cốt thép
7 trang 100 0 0 -
10 trang 85 0 0
-
11 trang 41 0 0
-
1 trang 37 0 0
-
Phát triển hạ tầng giao thông khu vực Nam Bộ
13 trang 35 0 0 -
Hệ Thống Cầu - Cống Trên Đường Bộ part 1
8 trang 28 0 0 -
Giáo trình Kế toán thuế và báo cáo thuế: Phần 13
455 trang 26 0 0 -
Định nghĩa thuế thu nhập cá nhân
43 trang 25 0 0 -
Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 25 0 0 -
Hoàn thiện chính sách thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất
5 trang 24 0 0 -
Bài giảng Thuế: Chương 4 - Nguyễn Đặng Hải Yến
109 trang 24 0 0 -
Hệ Thống Cầu - Cống Trên Đường Bộ part 2
8 trang 24 0 0 -
Lý thuyết thuế tiêu thụ đặc biệt
31 trang 23 0 0 -
Hệ Thống Cầu - Cống Trên Đường Bộ part 19
8 trang 23 0 0 -
104 trang 23 0 0
-
Hệ Thống Cầu - Cống Trên Đường Bộ part 23
8 trang 23 0 0 -
1 trang 23 0 0