Cơ chế gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 316.15 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu các cơ chế gây cười như thế có ba tác dụng: 1) hỗ trợ tiếp nhận truyện cười ở các chiều sâu nhất định; 2) trong một chừng mực giúp tự sáng tác và hỗ trợ đánh giá những truyện cười chưa được nghe, chưa được đọc; 3) phục vụ công tác giáo dục: cung cấp tri thức và tăng cường hiệu quả thụ đắc tri thức qua bài học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam Năm học 2010 – 2011 CƠ CHẾ GÂY CƯỜI TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM Phan Ngọc Trần (SV năm 4, Khoa Ngữ văn) GVHD: PGS.TS Hoàng Dũng 1. Mở đầu Truyện cười dân gian Việt Nam là bộ phận văn học có vị trí quan trọng và liên tục khẳng định vững chắc đặc trưng một thể loại riêng. Các truyện cười luôn tồn tại với tư cách sản phẩm hoàn chỉnh của hoạt động giao tiếp bằng lời, tiếng cười của nó có liên hệ chặt chẽ với các hiện tượng ngôn ngữ. Bản chất cái hài này cũng được tri nhận thông qua nhiều cơ chế tâm lý phức tạp; những cơ chế này, đến lượt mình, thúc đẩy sự triển khai thành những cơ chế ngôn ngữ riêng phục vụ trong địa hạt truyện cười. Nghiên cứu các cơ chế gây cười như thế có ba tác dụng: 1) hỗ trợ tiếp nhận truyện cười ở các chiều sâu nhất định; 2) trong một chừng mực giúp tự sáng tác và hỗ trợ đánh giá những truyện cười chưa được nghe, chưa được đọc; 3) phục vụ công tác giáo dục: cung cấp tri thức và tăng cường hiệu quả thụ đắc tri thức qua bài học. Ngữ liệu khảo sát: Tiếng cười dân gian Việt Nam [5] (nguồn chính); Tinh hoa văn học dân gian người Việt – Truyện cười (ba quyển) [11]. 2. Các vấn đề nền tảng 2.1. Con đường nắm bắt cơ chế (ngôn ngữ) gây cười và các vấn đề tâm lý nền tảng Tính hài là một phạm trù bao hàm toàn diện các đối tượng, sự kiện có tiềm năng gây ra tiếng cười. Dù không có một quan hệ hai chiều giữa tính hài (hiện tượng tinh thần) và tiếng cười (ngoại biểu sinh lý học thần kinh) nhưng để đơn giản hóa trong trình bày, ở đây ta chấp nhận sự tương đương tạm thời giữa ý niệm “gây tiếng cười” và “có/tạo (được) tính hài”. Người viết đề xuất ba bước thử nghiệm nắm bắt cơ chế gây cười, tương đương với việc trả lời ba câu hỏi: 1) nắm bắt bối cảnh phát sinh tiếng cười (Người ta cười khi nào?), 2) nắm bắt cơ chế tâm lý (Tại sao người ta cười?) và 3) vận dụng cơ chế ngôn ngữ (Làm thế nào để người ta cười?). Theo con đường này, trước tiên ta phải hiểu được các ý niệm căn bản về ba cơ chế tâm lý đóng vai trò chủ đạo trong khoa nghiên cứu tính hài: cơ chế bất tương hợp - giải quyết (ta cười khi nhận thức sự xung đột giữa cái được mong đợi và cái thực sự xảy ra), cơ chế ưu thế (ta cười khi thấy người khác yếu thế hơn ta), cơ chế khuây khỏa (ta cười để phóng thích nguồn năng lượng sinh ra từ các cấm đoán theo chuẩn xã hội). Ba lý thuyết này cùng nhằm lý giải nguyên do tiếng cười, dù rõ là không lý thuyết nào dành riêng đề cập địa hạt truyện cười. Trong phạm vi khảo sát đề tài, nếu cơ chế bất tương hợp có thể xử lý nguyên cớ tiếng cười hình thành từ, ví dụ, “độ lệch” đáng kể giữa nội dung - hình thức thì cơ chế ưu thế và khuây khỏa lại lý giải tiếng cười như một dạng thức vũ khí mang bản chất công kích, nhạo báng các đối 225 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH tượng (tiêu cực) để sau đó mang lại niềm sảng khoái trong thỏa mãn các cấm kỵ chế định theo lệ thường xã hội. 2.2. Mô hình tách rời đồng vị tính và một số đặc trưng của văn bản truyện cười (dân gian Việt Nam) Ở phần này, một số thành tựu trong nghiên cứu mô hình tách rời đồng vị tính (isotopy disjunction model) do Greimas khởi xướng được đề cập nhằm hỗ trợ cái nhìn đa diện và có chiều sâu (ở chừng mực nhất định) về văn bản truyện cười. Những kiến thức này đến lượt mình cũng giúp nhận dạng, phân chia và đánh giá hiệu quả các cơ chế tạo tính hài trên bình diện ngữ học. 2.2.1. Lý thuyết về đồng vị (isotopy) và mô hình tách rời đồng vị tính Greimas phát biểu: “Qua đồng vị ta nhận thức được một bộ lặp lại các phạm trù nghĩa học tạo nên cách lý giải bất biến của văn bản […] Với thuật ngữ đồng vị, chúng tôi muốn nói khái quát đến một bộ các phạm trù nghĩa học lặp lại, làm cơ sở cho diễn ngôn đang được xem xét” [1, tr. 76]. Groupe µ đề xuất xác định lại quá trình tìm ra đồng vị trong một văn bản nhất định là sự kết hợp của hai bộ các ý nghĩa khả hữu cho các đơn vị bao hàm trong đồng vị. Sau khi điểm qua các loại đồng vị, Eco kết luận đồng vị là “một thuật ngữ bao hàm trùm phủ lên nhiều hiện tượng khác biệt”, là “tính cố định trong đi vào một chiều hướng mà một văn bản thể hiện khi phục tùng những quy tắc của mạch lạc trình bày”. Nói cách khác, khi tham gia vào quá trình quyết định chủ đề của văn bản mà người nghe/người đọc đang phân tích, họ phải sử dụng một lượng các công cụ ngữ học và luận học; một số trong những công cụ này được liên hệ trực tiếp với cái gọi là đồng vị. Attardo đề xuất đánh đồng các đồng vị nghĩa học (semantic isotopies) với ý nghĩa của văn bản. [1, tr. 80-81] 2.2.2. Cấu trúc văn bản truyện cười theo lý thuyết tách rời đồng vị tính Mô hình ba chức năng của văn bản Morin t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam Năm học 2010 – 2011 CƠ CHẾ GÂY CƯỜI TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM Phan Ngọc Trần (SV năm 4, Khoa Ngữ văn) GVHD: PGS.TS Hoàng Dũng 1. Mở đầu Truyện cười dân gian Việt Nam là bộ phận văn học có vị trí quan trọng và liên tục khẳng định vững chắc đặc trưng một thể loại riêng. Các truyện cười luôn tồn tại với tư cách sản phẩm hoàn chỉnh của hoạt động giao tiếp bằng lời, tiếng cười của nó có liên hệ chặt chẽ với các hiện tượng ngôn ngữ. Bản chất cái hài này cũng được tri nhận thông qua nhiều cơ chế tâm lý phức tạp; những cơ chế này, đến lượt mình, thúc đẩy sự triển khai thành những cơ chế ngôn ngữ riêng phục vụ trong địa hạt truyện cười. Nghiên cứu các cơ chế gây cười như thế có ba tác dụng: 1) hỗ trợ tiếp nhận truyện cười ở các chiều sâu nhất định; 2) trong một chừng mực giúp tự sáng tác và hỗ trợ đánh giá những truyện cười chưa được nghe, chưa được đọc; 3) phục vụ công tác giáo dục: cung cấp tri thức và tăng cường hiệu quả thụ đắc tri thức qua bài học. Ngữ liệu khảo sát: Tiếng cười dân gian Việt Nam [5] (nguồn chính); Tinh hoa văn học dân gian người Việt – Truyện cười (ba quyển) [11]. 2. Các vấn đề nền tảng 2.1. Con đường nắm bắt cơ chế (ngôn ngữ) gây cười và các vấn đề tâm lý nền tảng Tính hài là một phạm trù bao hàm toàn diện các đối tượng, sự kiện có tiềm năng gây ra tiếng cười. Dù không có một quan hệ hai chiều giữa tính hài (hiện tượng tinh thần) và tiếng cười (ngoại biểu sinh lý học thần kinh) nhưng để đơn giản hóa trong trình bày, ở đây ta chấp nhận sự tương đương tạm thời giữa ý niệm “gây tiếng cười” và “có/tạo (được) tính hài”. Người viết đề xuất ba bước thử nghiệm nắm bắt cơ chế gây cười, tương đương với việc trả lời ba câu hỏi: 1) nắm bắt bối cảnh phát sinh tiếng cười (Người ta cười khi nào?), 2) nắm bắt cơ chế tâm lý (Tại sao người ta cười?) và 3) vận dụng cơ chế ngôn ngữ (Làm thế nào để người ta cười?). Theo con đường này, trước tiên ta phải hiểu được các ý niệm căn bản về ba cơ chế tâm lý đóng vai trò chủ đạo trong khoa nghiên cứu tính hài: cơ chế bất tương hợp - giải quyết (ta cười khi nhận thức sự xung đột giữa cái được mong đợi và cái thực sự xảy ra), cơ chế ưu thế (ta cười khi thấy người khác yếu thế hơn ta), cơ chế khuây khỏa (ta cười để phóng thích nguồn năng lượng sinh ra từ các cấm đoán theo chuẩn xã hội). Ba lý thuyết này cùng nhằm lý giải nguyên do tiếng cười, dù rõ là không lý thuyết nào dành riêng đề cập địa hạt truyện cười. Trong phạm vi khảo sát đề tài, nếu cơ chế bất tương hợp có thể xử lý nguyên cớ tiếng cười hình thành từ, ví dụ, “độ lệch” đáng kể giữa nội dung - hình thức thì cơ chế ưu thế và khuây khỏa lại lý giải tiếng cười như một dạng thức vũ khí mang bản chất công kích, nhạo báng các đối 225 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH tượng (tiêu cực) để sau đó mang lại niềm sảng khoái trong thỏa mãn các cấm kỵ chế định theo lệ thường xã hội. 2.2. Mô hình tách rời đồng vị tính và một số đặc trưng của văn bản truyện cười (dân gian Việt Nam) Ở phần này, một số thành tựu trong nghiên cứu mô hình tách rời đồng vị tính (isotopy disjunction model) do Greimas khởi xướng được đề cập nhằm hỗ trợ cái nhìn đa diện và có chiều sâu (ở chừng mực nhất định) về văn bản truyện cười. Những kiến thức này đến lượt mình cũng giúp nhận dạng, phân chia và đánh giá hiệu quả các cơ chế tạo tính hài trên bình diện ngữ học. 2.2.1. Lý thuyết về đồng vị (isotopy) và mô hình tách rời đồng vị tính Greimas phát biểu: “Qua đồng vị ta nhận thức được một bộ lặp lại các phạm trù nghĩa học tạo nên cách lý giải bất biến của văn bản […] Với thuật ngữ đồng vị, chúng tôi muốn nói khái quát đến một bộ các phạm trù nghĩa học lặp lại, làm cơ sở cho diễn ngôn đang được xem xét” [1, tr. 76]. Groupe µ đề xuất xác định lại quá trình tìm ra đồng vị trong một văn bản nhất định là sự kết hợp của hai bộ các ý nghĩa khả hữu cho các đơn vị bao hàm trong đồng vị. Sau khi điểm qua các loại đồng vị, Eco kết luận đồng vị là “một thuật ngữ bao hàm trùm phủ lên nhiều hiện tượng khác biệt”, là “tính cố định trong đi vào một chiều hướng mà một văn bản thể hiện khi phục tùng những quy tắc của mạch lạc trình bày”. Nói cách khác, khi tham gia vào quá trình quyết định chủ đề của văn bản mà người nghe/người đọc đang phân tích, họ phải sử dụng một lượng các công cụ ngữ học và luận học; một số trong những công cụ này được liên hệ trực tiếp với cái gọi là đồng vị. Attardo đề xuất đánh đồng các đồng vị nghĩa học (semantic isotopies) với ý nghĩa của văn bản. [1, tr. 80-81] 2.2.2. Cấu trúc văn bản truyện cười theo lý thuyết tách rời đồng vị tính Mô hình ba chức năng của văn bản Morin t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học Cơ chế gây cười Truyện cười dân gian Việt Nam Ngôn ngữ gây cười Lý thuyết về đồng vị Cấu trúc văn bản truyện cườiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1531 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 479 0 0 -
57 trang 335 0 0
-
33 trang 314 0 0
-
95 trang 260 1 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 256 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 248 0 0 -
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 218 0 0 -
29 trang 206 0 0
-
4 trang 201 0 0