Cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến phân cấp, phân quyền tại Cộng hòa liên bang Đức
Số trang: 24
Loại file: pdf
Dung lượng: 240.73 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc phân cấp, phân quyền chỉ đạt được mục đích khi các vấn đề được giao cho các cấp phù hợp với năng lực của cấp tương ứng và phù hợp với bản chất của từng vấn đề. Nói cách khác, phải có một đường ranh giới phân định thẩm quyền khoa học, rõ ràng và ổn định tương đối giữa các cấp. Đây cũng là vấn đề mà khoa học tổ chức nhà nước ở nước ta quan tâm. Vì vậy, những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia, trong đó có CHLB Đức sẽ là tài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến phân cấp, phân quyền tại Cộng hòa liên bang Đức Cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến phân cấp, phân quyền tại Cộng hòa liên bang Đức Việc phân cấp, phân quyền chỉ đạt được mục đích khi các vấn đề được giao cho các cấp phù hợp với năng lực của cấp tương ứng và phù hợp với bản chất của từng vấn đề. Nói cách khác, phải có một đường ranh giới phân định thẩm quyền khoa học, rõ ràng và ổn định tương đối giữa các cấp. Đây cũng là vấn đề mà khoa học tổ chức nhà nước ở nước ta quan tâm. Vì vậy, những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia, trong đó có CHLB Đức sẽ là tài liệu đáng tham khảo. 1. Đặt vấn đề Dù cố gắng đến đâu thì những bất đồng, tranh chấp liên quan đến phân cấp, phân quyền là không thể tránh khỏi. Một vài quốc gia sử dụng cơ chế hành chính - chính trị để giải quyết các tranh chấp này. Theo đó, thông thường, các cơ quan hành chính cấp trên sẽ tự phán quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa mình và cấp dưới. Cơ chế hành chính - chính trị thường dựa vào lý do “bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước” hoặc dựa vào nguyên tắc mệnh lệnh phục tùng của luật hành chính. Thực tế cho thấy, chính cơ chế giải quyết này đã dẫn việc phân cấp, phân quyền tới tình trạng nhập nhằng, vô định. Vì thông qua quyền giải quyết tranh chấp, cấp trên dường như đã giữ lại quyền vẽ lại ranh giới, quyền bất kỳ lúc nào cũng có thể “nhổ hàng rào đi cắm lại”. Việc thiếu một cơ chế giải quyết tranh chấp hữu hiệu đã biến “hàng rào” mà chủ nhân của nó đã dày công trau chuốt trở nên vô dụng. Thay vào cơ chế hành chính - chính trị, cơ chế tư pháp được sử dụng ở CHLB Đức để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong phân cấp, phân quyền giữa các cấp nói chung và giữa liên bang và tiểu bang nói riêng. Ở Đức, mối quan hệ giữa Nhà nước liên bang và các tiểu bang là mối quan hệ hiến định, nên các tranh chấp này là tranh chấp hiến pháp và Tòa án Hiến pháp liên bang sẽ là cơ quan giải quyết cuối cùng. Tranh chấp giữa các bộ phận trong nội bộ một tiểu bang trước hết được giải quyết theo các cơ chế được quy định trong Hiến pháp tiểu bang (thường thông qua Tòa án Hiến pháp tiểu bang). Trong một số trường hợp, các tranh chấp này cũng được mang ra giải quyết tại Tòa án Hiến pháp liên bang. Cụ thể: 2. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án Hiến pháp liên bang theo điểm 1, Khoản 1, Điều 93 Hiến pháp - tranh chấp thẩm quyền giữa các cơ quan hiến định Cơ chế tại Điều 93, Khoản 1, điểm 1 (Organstreitverfahren) không phải dành riêng để giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước liên bang và các tiểu bang, mà để giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các cơ quan hiến định; và trong một số trường hợp còn để giải quyết tranh chấp giữa các bộ phận khác nhau trong cùng một cơ quan hiến định1. Ví dụ: giữa đảng đoàn trong Quốc hội với chính bản thân Quốc hội. Vì vậy, những điều trình bày dưới đây không chỉ áp dụng cho Nhà nước liên bang và các tiểu bang, mà áp dụng chung cho các bên tham gia tố tụng khác. Cơ chế này có gốc rễ từ nguyên tắc tam quyền phân lập và sự bảo vệ thiểu số2. Trong thực tế, vai trò bảo vệ thiểu số của cơ chế này nổi trội hơn vai trò cân bằng quyền lực giữa các cơ quan hiến định. Cơ chế này trao cho phe thiểu số khả năng bảo vệ quyền thiểu số của mình hoặc quyền lợi của các cơ quan nơi mà phe thiểu số tham gia. Điều này rất có ý nghĩa đối với một vài tiểu bang, nơi một đảng phái nhỏ, được đa số dân chúng ủng hộ tại bang đó nhưng lại là thiểu số ở Hạ viện và Thượng viện Liên bang. Đảng phái sẽ rất tích cực sử dụng cơ chế Organstreitverfahren để bảo vệ lợi ích của tiểu bang, khi phe đa số thông qua chính quyền liên bang, đặc biệt là thông qua Hạ viện và Thượng viên liên bang, có những hành động xâm phạm thẩm quyền của tiểu bang. Trong trường hợp này, việc bảo vệ lợi ích của tiểu bang gắn liền với uy tín của đảng đó tại tiểu bang và gắn liền với việc bảo vệ lợi ích thiểu số nói chung. Ở đây, bên tham gia tố tụng phải là cơ quan hiến định. Mặc dầu trong quan hệ đối ngoại, cũng như nhiều mối quan hệ khác thì tiểu bang là một bộ phận của liên bang, nhưng trong quan hệ tố tụng này, các tiểu bang được xem là một cơ quan hiến định, độc lập với Nhà nước liên bang. Điều đáng lưu ý, các đảng phái chính trị về mặt lý thuyết không phải là cơ quan hiến định (tức không phải là một cơ quan nhà nước), nhưng Tòa án Hiến pháp coi các đảng phái chính trị được phép tham gia với tư cách là một bên tố tụng trong thủ tục này3. Lý do đưa ra ở đây là mặc dầu đảng phái chính trị không phải là cơ quan nhà nước, nhưng địa vị của nó được ghi nhận tại Điều 21 Hiến pháp và nó như là một nhân tố không thể thiếu được của đời sống hiến pháp. Nói cách khác, tổ chức và chức năng của đảng phái chính trị giống như một cơ quan cấp cao của liên bang, bởi vậy thủ tục khiếu kiện Hiến pháp không phù hợp để áp dụng với đảng phái chính trị, mà phải là thủ tục giải quyết tranh chấp về thẩm quyền (Organstreitverfahren)4. Tranh chấp giữa một tiểu bang và một đảng phái chính trị cũng có thể được giải quyết theo thủ tục này. Bên bị kiện bao gồm: Hạ viện, Thượng viện, Chính phủ liên bang, Tổng thống liên bang, các ủy ban liên viện, các ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện, các đảng phái chính trị, các tiểu bang. Đơn khởi kiện phải nêu rõ hành vi của bên bị kiện (bị đơn) theo đúng Khoản 1, Điều 64 Luật Tòa án Hiến pháp liên bang. Hành vi này có thể là một hành vi chủ động hoặc một hành vi thụ động (không thực hiện nghĩa vụ của mình). Hành vi phải mang tính pháp lý5. Các hành động chuẩn bị hoặc hành động thuần túy kỹ thuật nghiệp vụ không phải là đối tượng xét xử của thủ tục này. Hành vi thụ động sẽ mang tính pháp lý khi bị đơn có nghĩa vụ phải hành động. Hầu hết các hành vi thụ động liên quan đến việc bị đơn không ban hành một văn bản cần thiết hoặc không hủy bỏ một văn bản cần thiết dẫn đến tình trạng bất hợp hiến, làm ảnh hưởng đến lợi ích của nguyên đơn. Ví dụ: Tổng thống phải công bố dự luật được chu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến phân cấp, phân quyền tại Cộng hòa liên bang Đức Cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến phân cấp, phân quyền tại Cộng hòa liên bang Đức Việc phân cấp, phân quyền chỉ đạt được mục đích khi các vấn đề được giao cho các cấp phù hợp với năng lực của cấp tương ứng và phù hợp với bản chất của từng vấn đề. Nói cách khác, phải có một đường ranh giới phân định thẩm quyền khoa học, rõ ràng và ổn định tương đối giữa các cấp. Đây cũng là vấn đề mà khoa học tổ chức nhà nước ở nước ta quan tâm. Vì vậy, những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia, trong đó có CHLB Đức sẽ là tài liệu đáng tham khảo. 1. Đặt vấn đề Dù cố gắng đến đâu thì những bất đồng, tranh chấp liên quan đến phân cấp, phân quyền là không thể tránh khỏi. Một vài quốc gia sử dụng cơ chế hành chính - chính trị để giải quyết các tranh chấp này. Theo đó, thông thường, các cơ quan hành chính cấp trên sẽ tự phán quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa mình và cấp dưới. Cơ chế hành chính - chính trị thường dựa vào lý do “bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước” hoặc dựa vào nguyên tắc mệnh lệnh phục tùng của luật hành chính. Thực tế cho thấy, chính cơ chế giải quyết này đã dẫn việc phân cấp, phân quyền tới tình trạng nhập nhằng, vô định. Vì thông qua quyền giải quyết tranh chấp, cấp trên dường như đã giữ lại quyền vẽ lại ranh giới, quyền bất kỳ lúc nào cũng có thể “nhổ hàng rào đi cắm lại”. Việc thiếu một cơ chế giải quyết tranh chấp hữu hiệu đã biến “hàng rào” mà chủ nhân của nó đã dày công trau chuốt trở nên vô dụng. Thay vào cơ chế hành chính - chính trị, cơ chế tư pháp được sử dụng ở CHLB Đức để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong phân cấp, phân quyền giữa các cấp nói chung và giữa liên bang và tiểu bang nói riêng. Ở Đức, mối quan hệ giữa Nhà nước liên bang và các tiểu bang là mối quan hệ hiến định, nên các tranh chấp này là tranh chấp hiến pháp và Tòa án Hiến pháp liên bang sẽ là cơ quan giải quyết cuối cùng. Tranh chấp giữa các bộ phận trong nội bộ một tiểu bang trước hết được giải quyết theo các cơ chế được quy định trong Hiến pháp tiểu bang (thường thông qua Tòa án Hiến pháp tiểu bang). Trong một số trường hợp, các tranh chấp này cũng được mang ra giải quyết tại Tòa án Hiến pháp liên bang. Cụ thể: 2. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án Hiến pháp liên bang theo điểm 1, Khoản 1, Điều 93 Hiến pháp - tranh chấp thẩm quyền giữa các cơ quan hiến định Cơ chế tại Điều 93, Khoản 1, điểm 1 (Organstreitverfahren) không phải dành riêng để giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước liên bang và các tiểu bang, mà để giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các cơ quan hiến định; và trong một số trường hợp còn để giải quyết tranh chấp giữa các bộ phận khác nhau trong cùng một cơ quan hiến định1. Ví dụ: giữa đảng đoàn trong Quốc hội với chính bản thân Quốc hội. Vì vậy, những điều trình bày dưới đây không chỉ áp dụng cho Nhà nước liên bang và các tiểu bang, mà áp dụng chung cho các bên tham gia tố tụng khác. Cơ chế này có gốc rễ từ nguyên tắc tam quyền phân lập và sự bảo vệ thiểu số2. Trong thực tế, vai trò bảo vệ thiểu số của cơ chế này nổi trội hơn vai trò cân bằng quyền lực giữa các cơ quan hiến định. Cơ chế này trao cho phe thiểu số khả năng bảo vệ quyền thiểu số của mình hoặc quyền lợi của các cơ quan nơi mà phe thiểu số tham gia. Điều này rất có ý nghĩa đối với một vài tiểu bang, nơi một đảng phái nhỏ, được đa số dân chúng ủng hộ tại bang đó nhưng lại là thiểu số ở Hạ viện và Thượng viện Liên bang. Đảng phái sẽ rất tích cực sử dụng cơ chế Organstreitverfahren để bảo vệ lợi ích của tiểu bang, khi phe đa số thông qua chính quyền liên bang, đặc biệt là thông qua Hạ viện và Thượng viên liên bang, có những hành động xâm phạm thẩm quyền của tiểu bang. Trong trường hợp này, việc bảo vệ lợi ích của tiểu bang gắn liền với uy tín của đảng đó tại tiểu bang và gắn liền với việc bảo vệ lợi ích thiểu số nói chung. Ở đây, bên tham gia tố tụng phải là cơ quan hiến định. Mặc dầu trong quan hệ đối ngoại, cũng như nhiều mối quan hệ khác thì tiểu bang là một bộ phận của liên bang, nhưng trong quan hệ tố tụng này, các tiểu bang được xem là một cơ quan hiến định, độc lập với Nhà nước liên bang. Điều đáng lưu ý, các đảng phái chính trị về mặt lý thuyết không phải là cơ quan hiến định (tức không phải là một cơ quan nhà nước), nhưng Tòa án Hiến pháp coi các đảng phái chính trị được phép tham gia với tư cách là một bên tố tụng trong thủ tục này3. Lý do đưa ra ở đây là mặc dầu đảng phái chính trị không phải là cơ quan nhà nước, nhưng địa vị của nó được ghi nhận tại Điều 21 Hiến pháp và nó như là một nhân tố không thể thiếu được của đời sống hiến pháp. Nói cách khác, tổ chức và chức năng của đảng phái chính trị giống như một cơ quan cấp cao của liên bang, bởi vậy thủ tục khiếu kiện Hiến pháp không phù hợp để áp dụng với đảng phái chính trị, mà phải là thủ tục giải quyết tranh chấp về thẩm quyền (Organstreitverfahren)4. Tranh chấp giữa một tiểu bang và một đảng phái chính trị cũng có thể được giải quyết theo thủ tục này. Bên bị kiện bao gồm: Hạ viện, Thượng viện, Chính phủ liên bang, Tổng thống liên bang, các ủy ban liên viện, các ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện, các đảng phái chính trị, các tiểu bang. Đơn khởi kiện phải nêu rõ hành vi của bên bị kiện (bị đơn) theo đúng Khoản 1, Điều 64 Luật Tòa án Hiến pháp liên bang. Hành vi này có thể là một hành vi chủ động hoặc một hành vi thụ động (không thực hiện nghĩa vụ của mình). Hành vi phải mang tính pháp lý5. Các hành động chuẩn bị hoặc hành động thuần túy kỹ thuật nghiệp vụ không phải là đối tượng xét xử của thủ tục này. Hành vi thụ động sẽ mang tính pháp lý khi bị đơn có nghĩa vụ phải hành động. Hầu hết các hành vi thụ động liên quan đến việc bị đơn không ban hành một văn bản cần thiết hoặc không hủy bỏ một văn bản cần thiết dẫn đến tình trạng bất hợp hiến, làm ảnh hưởng đến lợi ích của nguyên đơn. Ví dụ: Tổng thống phải công bố dự luật được chu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giải quyết tranh chấp Khoa học pháp lý kinh nghiệm quốc tế nghiên cứu pháp luật cải cách tư pháp hệ thống pháp luật bộ máy nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 999 4 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 308 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 283 0 0 -
Bài thuyết trình Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế
19 trang 245 0 0 -
9 trang 231 0 0
-
6 trang 178 0 0
-
22 trang 150 0 0
-
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 127 0 0 -
30 trang 118 0 0
-
Cải cách tòa án ở Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra
7 trang 118 0 0