Khi chúng ta nói, có những kích thích tác động vào các bộ phận cảm thụ của lưỡi, môi, má và thanh quản. Các kích thích đó theo cơ quan phân tích lời nói đến vùng phân tích vận động của lời nói (vùng Broca). Khi các bộ phận này không phối hợp được thật tốt với nhau thì lời nói phát ra sẽ khó khăn và sinh ra tật nói lắp.Ảnh: minh họa - Internet Nói lắp hay cà lăm là một chứng tật về khả năng nói khá phổ thông. Người mắc tật này mặc dù biết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có chữa được tật nói lắp? Có chữa được tật nói lắp?Khi chúng ta nói, có những kích thích tác độngvào các bộ phận cảm thụ của lưỡi, môi, má vàthanh quản. Các kích thích đó theo cơ quan phântích lời nói đến vùng phân tích vận động của lờinói (vùng Broca). Khi các bộ phận này khôngphối hợp được thật tốt với nhau thì lời nói phátra sẽ khó khăn và sinh ra tật nói lắp. Ảnh: minh họa - InternetNói lắp hay cà lăm là một chứng tật về khả năng nóikhá phổ thông. Người mắc tật này mặc dù biết rõmình muốn nói câu gì nhưng khi phát âm thườngphải lặp lại các âm nhiều lần hay kéo dài một âm lâutrước khi phát ra tiếng kế tiếp. Hiện tượng nói lắpthường hay gặp phải đối với những người nói nhanhhay bị vấp và có thể sửa được khi còn nhỏ.Đây là một tật do rối loạn ngôn ngữ, trong đó sự ấpúng khi nói khiến các từ phát ra chậm, kéo dài hoặccác từ được lặp đi, lặp lại. Nói lắp thường gặp ở cácbạn nam nhiều hơn các bạn nữ, ở người thuận taytrái nhiều hơn người thuận tay phải. Ngoài việc khóthốt ra lời khi căng thẳng, phải gắng sức để nói, bốirối, lo lắng… khi nói, những người nói lắp còn bịtinh thần gấp gáp, có khi lắc đầu, khoa chân, múatay, trừng mắt, méo miệng, môi run, nói một câuphải tốn rất nhiều sức.Tuy không phải là bệnh, nhưng nói lắp thường đưalại nhiều phiền phức và đau khổ cho người mắc. Vìnói năng khó khăn nên họ dần trở nên cô độc, comình lại, xấu hổ và mặc cảm. Có một số người nóilắp, khi nhìn thấy người khác đọc lưu loát hoặc nóirất hùng hồn, còn bản thân lắp ba lắp bắp không nóirõ được ý tứ của mình thì trong lòng cảm thấy bị ứcchế. Đặc biệt, khi bị người khác cười đùa, họ càng tỏra căng thẳng, nói không ra lời. Nói lắp có nhiềudạng, có thể xảy ra cùng lúc trong một câu: Ngậpngừng im lặng hồi lâu trước khi bắt đầu câu nói; Câunói bị đứt quãng nhiều lần; Lặp lại một chữ nhiềulần; Kéo dài một âm lâu như để chờ chuẩn bị âm kếtiếp.Nguyên nhân gây nói lắpthường do: Chấn thương khi còn sơ sinh (sinh khó,ngã… ảnh hưởng đến vùng Broca). Người mẹ khimang thai mắc bệnh hoặc trẻ bị bệnh ở não sau khiđiều trị khỏi đã để lại tỳ vết nào đó ở trung tâm ngônngữ. Trên vỏ não có những đoạn tách rời ngănnhững tín hiệu lưu thông bình thường giữa các khuvực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ.Tật nói lắp thường có tính di truyền, người ta nhậnthấy trong gia đình có nhiều người nói lắp thì khảnăng nói lắp của con cháu họ rất cao.Bắt chước người khác nói lắp, hoặc thường tiếp xúcvới những người nói lắp nên tiếp thu phải những ámthị không tốt, kết quả tự mình dần dần cũng biếnthành nói lắp. Tinh thần bị tổn thương, hay bị quátnạt, o ép mà gây nên nói lắp.Sau khi bị các bệnh truyền nhiễm như cảm, ho gà...chức năng vỏ đại não bị giảm yếu, tinh thần dễ bịkích thích, dẫn đến căng thẳng quá mức, gây nói lắp.Muốn bỏ được nói lắp, trước hết phải xóa bỏ trởngại về tâm lý. Nếu xem nói lắp là vấn đề quánghiêm trọng thì trở ngại tâm lý sẽ tăng lên. Ngượclại, nếu cho đó là một tật bình thường, có thái độ coithường thì sẽ dễ uốn nắn, thậm chí không chữa cũngkhỏi.Phương pháp hữu hiệu để chữa bệnh nói lắp là tốcđộ nói phải chậm, khi nói phải mạnh dạn, vừa phảibình tâm, hòa nhã, tự nhiên, cố gắng phát âm chậmvà dịu dàng. Ngoài ra, khi nói cố giữ tiết tấu, có thểchia lời nói thành các ý đơn giản, mỗi ý nói một lần.Câu nói phải nối với nhau. Chỉ có phát âm chậm vàcó tiết tấu mới có thể khiến cho ngôn ngữ nhẹnhàng, liên tục mà không bị đứt đoạn.Người nói lắp nên tập đọc to mỗi ngày một lần,trước hết là đọc cho mình nghe, sau đó dần dần mởrộng phạm vi, có thể tham gia ngâm thơ, biểu diễnvăn nghệ trước bạn bè. Điều này vừa có thể khắcphục trở ngại về ngôn ngữ, vừa khắc phục được trởngại về tâm lý. Người nói lắp phải dám mạnh dạnthể hiện mình, cố ý nói chuyện ở chỗ đông người đểcho sự căng thẳng tâm lý giảm đi. Sự tập trung tinhthần vào tiết tấu và âm luật sẽ khiến bệnh nhânchuyển được sự chú ý đối với động tác phát âm, dầndần sẽ nói tự nhiên hơn.Đứng trước gương tập nói hay thường xuyên nóichuyện cùng với những người thân của mình là mộttrong những cách đem lại hiệu quả cao. Nhưng lưu ýlà phải luyện tập đều đặn, kiên trì hằng ngày. Ngoàira cũng cần kết hợp thêm với việc luyện tập thể dụcthể thao và tập thở.Tóm lại, người bị nói lắp nên tăng cường rèn luyệnkỹ năng nói, kiên nhẫn rèn thường xuyên, lâu dài.Mỗi ngày dành từ 50 đến 60 phút để tập đọc và tậpnói. Cần đọc thong thả, rõ từng chữ và lưu loát. Banđầu tập một mình, sau đó có thêm người thân để bớtcảm giác xấu hổ, lo sợ khi nói trước mặt người khác.Nên nhờ bạn bè, người thân giúp đỡ để vượt qua giaiđoạn khó khăn này. Cần phải tập tính tự tin trướcđám đông, không nên tự ti, mặc cảm, tập kiềm chếcảm xúc. ...