Danh mục

Cơ điện tử - ngành mũi nhọn phát triển KHCN

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 157.26 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tại Hội nghị quốc tế về cơ điện tử lần thứ 8 vừa diễn ra tại Hà Nội (từ 9/11-12/11/2004), Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định : "Chính phủ Việt Nam, giới khoa học Việt Nam coi cơ điện tử là một trong những ngành khoa học công nghệ cần được ưu tiên phát triển phục vụ kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế." Vậy cơ điện tử là gì và có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ cũng như nền kinh tế Việt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ điện tử - ngành mũi nhọn phát triển KHCN Cơ điện tử - ngành mũi nhọn phát triển KHCNTại Hội nghị quốc tế về cơ điện tử lần thứ 8 vừa diễn ra tại Hà Nội (từ9/11-12/11/2004), Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định :Chính phủ Việt Nam, giới khoa học Việt Nam coi cơ điện tử là mộttrong những ngành khoa học công nghệ cần được ưu tiên phát triểnphục vụ kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Vậy cơ điện tử là gì và có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ cũng như nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập? Tại sao người ta lại nói cơ điện tử - cơ hội vàng cho những nước chậm phát triển trong đó có Việt Nam trong đó có Việt Nam?CƠ ĐIỆN TỬ-MỘT CÔNG NGHỆ MỚI Thuật ngữ cơ điện tử được hình thành vào năm 1969 do ông Tesuro Mori người Nhật Bản, Tổng giám đốc của Công ty Seibu Electric and Machinery nêu ra, khi ông đề xuất một công nghệ mới sản xuất các máy công cụ tiên tiến với sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ khí và điện tử. Ban đầu,Cơ điện tử dùng để chỉ các hệ thống chỉ có thành phần cơ khí và điện tử-không yêu cầu sự tính toán. Ví dụ như cửa trượt tự động, máy bán hàng tự động, hệ thống mở cửa gara... Đến những năm 90 của thập niên trước, khi công nghệ truyền thông được đưa vào các sản phẩm CƠ ĐIỆN TỬ đã làm cho CƠ ĐIỆN TỬ có khả năng kết nối trong mạng rộng. Sự phát triển này mang đến những chức năng mới như điều khiển từ xa. Trong thời gian này, các công nghệ cảm biến và cơ cấu chấp hành mới, nhỏ hơn- thậm chí cấp độ micro-được dùng ngày càng nhiều trong các sản phẩm mới. Hệ thống Vi CƠ ĐIỆN TỬ như gia tốc kế silicon dùng để khởi động túi khí ô tô là ví dụ mới nhất. Sự phát triển của CƠ ĐIỆN TỬ đếngiai đoạn này tạo nên một hệ nhất quán-phát triển về chất chứ không đơnthuần chỉ là sự phát triển rầm rộ về số lượng. Máy tính và các chíp vi xửlý đã mạnh và rẻ để có thể nhúng vào các sản phẩm cùng với các côngnghệ cao khác như cảm biến, cơ cấu chấp hành, công nghệ phần mềm,công nghệ điều khiển số hiện đại... cho ra những sản phẩm thông minh.Các chức năng của máy móc và hệ thống kỹ thuật hiện nay phụ thuộc chủyếu vào phần mềm có thể là một thuật tóan, mạng nơron, hệ mờ trongmáy tính của sản phẩm. CƠ ĐIỆN TỬ là một công nghệ tổng hợp ngàycàng nhiều các công nghệ khác để có thể có được các sản phẩm hoàn hảohơn. Hay nói cách khác CƠ ĐIỆN TỬ liên kết các yếu tố cấu thành củangành Cơ học, Điện tử và Điều khiển để tạo nên một CÔNG NGHỆ MỚI,trong đó có sự chuyển biến về chất của tư duy công nghiệp mà trọng điểmlà TƯ DUY CÔNG NGHỆ. Bằng tư duy công nghệ mới và sự phối hợpliên ngành, con người sẽ đổi mới, xúc tiến các phương pháp giải quyếtnhững vấn đề kỹ thuật tổng hợp và đưa ra các sẩn phẩm CƠ ĐIỆN TỬtiên tiến phục vụ nền công nghiệp hiện đại. Nhưng cũng phải hiểu rằngCƠ ĐIỆN TỬ là một thể thống nhất chứ không phải là sự gộp đơn thuầncủa nhiều công nghệ khác nhau như cơ khí, điện tử, máy tính, cảm biến...Cấu trúc của các công nghệ này phải thay đổi để trở thành một cấu trúcthống nhất trong một sản phẩm CƠ ĐIỆN TỬ. Các sản phẩm cơ điện tửcó một hàm lượng thông minh riêng tạo nên tính năng của thiết bị trongcác lĩnh vực giao thông, robot, hệ thống sản xuất, năng lượng mới, thiết bịy tế, hàng không vũ trụ...CƠ ĐIỆN TỬ-CƠ HỘI VÀNG CHO NHỮNG NƯỚC CHẬM PHÁTTRIỂNĐể hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang phải tìm lời giải chobài tóan cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng sản phẩm trên thị trườngtrong nước và nước ngoài. Theo các chuyên gia kinh tế một trong nhữngđiểm yếu mà sản phẩm của Việt Nam khó có thể cạnh tranh, thậm chíthua ngay trên sân nhà là thiếu những sản phẩm có tính thông minh. Vídụ trong hoàn cảnh hàng hóa cơ khí xuất khẩu của Việt Nam hiện naymới chủ yếu là phần cứng thô sơ, phi tiêu chuẩn có hàm lượng thôngminh thấp, giá cả thường tính trên khối lượng sản phẩm. Bên cạnh đó,nền công nghiệp Việt Nam còn tụt hậu đòi hỏi phải đầu tư nhiều nên đãlàm tăng giá thành sản phẩm, do đó khó có khả năng cạnh tranh ngay tạiViệt Nam cũng như trong khu vực. Để có khả năng tiếp cận công nghệhiện đại của thế giới, từng bước có thể tự thiết kế, chế tạo các thiết bị,máy móc điều khiển thông minh trong những năm đầu thế kỷ 21, Nghịquyết Trung ương 2 khóa VIII và kết luận của Hội nghị Trung ương 6khóa IX khẳng định: việc nghiên cứu và ứng dụng CƠ ĐIỆN TỬ là mộtbước đi rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóađất nước. CƠ ĐIỆN TỬ cho phép những nước nghèo, chậm phát triểnkhông nhất thiết phải đi theo trình tự phát triển của những nước côngnghiệp đã đi qua-phương pháp cổ điển và cách thức tiếp cận truyền thống-nữa mà có thể đi tắt đón đầu. Đó là các nước chậm phát triển có thể tạora những đột phá trong tư duy CÔNG NGHỆ TỔNG HỢP, tạo ra nhữngsản phẩm mới có tính cạnh tranh trên thế giới. Việt Nam cũng không nằmngoài quy luật này nếu chúng ta biết tận dụng truyền thống THÔNGMINH-SÁNG TẠO-CẦN CÙ của dân tộc. Điều này sẽ giúp cho hàng hóacủa ...

Tài liệu được xem nhiều: