Danh mục

Cỗ hậu sự

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 116.80 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thanh minh, Khải về quê. Rất đều đặn, năm nào Khải cũng gắng về, cả năm có một ngày con cháu viếng thăm, nhặt cỏ, vun đất mồ mả ông bà, tổ tiên. Một lẽ nữa, cứ tiết Thanh Minh, Khải lại nhớ tới bà cụ Và cùng lời bà lão mặc cả: “Sau này bà mất, Thanh Minh, cháu nhớ ra thắp hương mộ bà, cháu nhá! ” Về đến nhà, còn đang ngoài sân, Khải đã nghe âm thanh lạ tai - trống, phách, thanh la và tiếng người ê a từ nhà ai đó trong xóm vang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cỗ hậu sự Cỗ hậu sựThanh minh, Khải về quê. Rất đều đặn, năm nào Khải cũng gắng về, cả năm có một ngàycon cháu viếng thăm, nhặt cỏ, vun đất mồ mả ông bà, tổ tiên.Một lẽ nữa, cứ tiết Thanh Minh, Khải lại nhớ tới bà cụ Và cùng lời bà lão mặc cả: “Saunày bà mất, Thanh Minh, cháu nhớ ra thắp hương mộ bà, cháu nhá! ”Về đến nhà, còn đang ngoài sân, Khải đã nghe âm thanh lạ tai - trống, phách, thanh la vàtiếng người ê a từ nhà ai đó trong xóm vang vọng. Vừa nói chuyện với bố mẹ, Khải vừatò mò nghe âm thanh là lạ kia. Chả phải trống phách đám ma, chả ra đàn hát đám cưới.Không nén nổi tò mò, Khải hỏi mẹ về tiếng leng beng đó. Mẹ Khải trả lời:- Cúng kem. Nhà thằng Dần cúng kem bố nó đấy!- Cúng kem là gì hở mẹ?”Nghe con trai hỏi, bố Khải giọng mỉa mai: “Khốn nạn...! Cúng cho chết (!)” Còn mẹ Khảigiọng ái ngại, giải thích cho con: “Ông ấy đã lạnh chân, lạnh ngực... Khổ, ngấp ngoái mãimà chưa đi được. Thấy bảo thằng Dần mang cả bộ đồ nghề dao, liếc giết trâu của bố nó,chao trước mặt...” Tiếng bố Khải dài giọng, cắt ngang:- Hừ... ác giả ác báo. Cái lão Lem đó, muốn chết, thằng con trai phải xôi thịt tế khối kẻsống, người chết ở cái làng này, may ra mới nhắm mắt được...”- Thôi, thôi, ông ơi!... người ta sắp mất rồi, còn nỡ chấp!Nghe bố mẹ đối đáp về ông Lem, Khải chợt nhớ đến câu chuyện có liên quan đến ông tavà hai con lợn còi nhà Khải ngày trước. Lúc đó Khải độ mười một, mười hai tuổi. NhàKhải nuôi con lợn sề. Lứa ấy lợn đẻ được bảy con. Nái sề đã xấu sữa, lại vụng nuôi con.Lứa lợn chỉ bán được ba, hai con bị dẫm chết, hai con còi cọc quá, chả ai mua, nhà Khảiđành để nuôi. Một con sau lớn vượt, xuất chuồng bán nghĩa vụ rồi, mà con kia vẫn còncòi rí còi rị, tám chín tháng, chỉ hơn hai chục cân.Dịp đó sắp tới ngày giỗ ông nội. Trước cả tuần, Khải thấy người lớn cứ thì thầm bàn bạc,hình như liên quan gì ấy đến việc cúng cấp. Khải chẳng để ý lắm, cậu chỉ mong nhanhnhanh đến ngày giỗ. Nó sẽ là ngày vui của anh em Khải. Các cô chú và cánh anh em họtập trung, đám trẻ được bữa chơi bời, hò hét thoả sức. Song điều cậu thích nhất là chuyệnăn cỗ, Khải sẽ được đánh một bữa thoả thuê, thịt lợn luộc, thịt gà rang, bí nấu xương....nghĩa là bọn trẻ cứ thoải mái ăn, thoải mái gắp múc, không phải định mức ăn như mọingày, cơm đã không độn, lại xôi đỗ, hay xôi gấc đỏ ối, ăn uống mấy bát tuỳ ý!Trẻ con nào để ý gì, sắp ngày giỗ mà trong chuồng, gà qué vắng tanh. Đợt dịch làm lũ gàtoi sạch, trừ con mái già lụ khụ, đang mải mê ấp bóng. Bố Khải mấy lần lôi nó từ ổ,quẳng xuống ao, cho chừa cái thói lú lẫn, ấp bóng mãi. Mẹ Khải bảo, con gà gần bằngtuổi cậu. Nó già quá, tới mức trận dịch, gà trong xóm toi sạch, riêng nó vẫn không hề hấngì.Trước hôm giỗ, buổi chiều, bố Khải mang con dao ra mài, mẹ thì sửa soạn, bỏ ra mấy cáinồi đồng to, bà còn dấm dúi mượn thêm bát đĩa nhà các chú, các dì. Buổi tối, ông chú tớichơi, khuya vẫn không thấy về. Rồi ông ngủ lại nhà Khải. Bọn trẻ ngủ cả, riêng Khải vẫnnằm, giả ngủ... Rồi cậu thiếp đi lúc nào không hay biết.Gà gáy canh một, canh hai... Cái lạnh làm Khải tỉnh giấc. Cậu kéo chăn và chợt nhớ đếnchuyện người lớn xì xầm. Khải tỉnh hẳn. Nhà tối như bưng. Cậu quờ sang bên, mà khôngthấy ông chú đâu, chỉ có mình cậu còng queo nằm trên phản. Hình như có tiếng lào thàovà bước chân người ngoài sân. Ngôi dậy, Khải mò mẫn ra cửa. Nhìn xuống bếp, cậu thấyánh sáng nhờ nhờ hắt ra qua khe liếp cửa bếp. Cậu rón rén bước. Nghé mắt nhòm, Khảithấy bố, chú và mấy người nữa, đứng ngồi lố nhố. Họ làm gì thế nhỉ? Hình như chú củaKhải lúc đó đang tỳ đầu gối lên vật gì đó, chú cố đè xuống giữ cho nó yên, mà khôngđược – cứ cọ quậy.Khải hú hồn khi bất ngờ thấy bố huơ con dao lên, rồi phập xuống... Dù ngọn lửa bếp bậpbùng, lúc sáng, lúc tối, Khải vẫn nhìn thấy tia máu vọt ra, máu phun xối xả. Đầu óc nonnớt của Khải như thấy cảnh trong câu chuyện cổ tích, yêu tinh giết người, cậu rùng mình,vùng chạy. Bất chợt nghe tiếng chân người thình thịch, mấy người trong bếp giật mình,buông con lợn còi bị chọc tiết dở...Giữa đêm khuya làng quê thanh vắng, nổi lên tiếng lợn kêu eng éc, nghe thật ghê rợn.Hôm sau, chuyện giết lợn lậu làm giỗ của nhà Khải loang khắp làng. Lần ấy, bố mẹ Khảithật khốn khổ với lão Lem - ông đội trưởng đội sản xuất của hợp tác xã.Lại nói về bà cụ Và. Nhà Khải giết lợn lậu bị ông đội trưởng hành đã đi một nhẽ, chứ bàgià bán trầu vỏ nhà ở mép sông, cũng bị lão Lem trù úm mới lạ?Không rõ quan hệ của bà cụ với nhà Khải thế nào, song chắc chắn bà không có họ hàngvới nhà cậu. Bà già lắm, lưng còng, mặt mũi răn reo, sống một mình giữa nơi cánh bãi.Cứ xế trưa, chợ về, nhũng nhẵng gánh hàng giầu vỏ. Cứ dăm ba bữa, đi qua nhà Khải, bàrổn rảng gọi lũ anh em Khải ra, bà cho quà. Bận tấm bánh đa, lần đẵn mía, khi dúm lạcluộc. Dăm ba hôm, vào chập tối, bà lóc cóc chống gậy leo dốc đê vào nhà Khải chơi. Giờđó, nếu tiết hè, thường dưới sân, cả nhà Khải quây quần quanh mâm cơm. Bà tới, ng ...

Tài liệu được xem nhiều: