Danh mục

Cơ hội khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 348.40 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai sớm nhất ở thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt khi Việt Nam tham gia các FTA đã cho thấy tiềm năng khai thác nghiệp vụ rất lớn. Các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam có tận dụng được cơ hội đó hay không là mục tiêu nghiên cứu của bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTAKỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” CƠ HỘI KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC FTA TS. Nguyễn Thị Thu Hà Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính TÓM TẮT Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai sớm nhấtở thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Namtrong những năm gần đây, đặc biệt khi Việt Nam tham gia các FTA đã cho thấy tiềm năngkhai thác nghiệp vụ rất lớn. Các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam có tận dụng được cơhội đó hay không là mục tiêu nghiên cứu của bài viết. Từ khóa: FTA, xuất nhập khẩu hàng hóa, hoạt động thương mại dịch vụ, bảo hiểmhàng hóa xuất nhập khẩu, khai thác bảo hiểm MỞ ĐẦU Hoạt động khai thác là hoạt động có vai trò quan trọng trong triển khai một nghiệpvụ bảo hiểm. Đối với bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, khả năng khai thác của một doanhnghiệp bảo hiểm phụ thuộc nhiều nhân tố, trong đó sự phát triển của hoạt động xuất nhậpkhẩu là một nhân tố quan trọng. Không chỉ có lợi thế của một nghiệp vụ bảo hiểm đầu tiênđược triển khai mà trong hoạt động khai thác nghiệp vụ những năm gần đây, các doanhnghiệp bảo hiểm ở Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng sự thay đổi tích cực họat động xuấtnhập khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập đạt tăng trưởng ở mức cao; mặt hàng xuấtkhẩu ngày càng đa dạng, cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực. Các doanhnghiệp xuất nhập khẩu đã tận dụng tốt hơn các ưu đãi của các Hiệp định thương mại tự doFTA. Tính đến tháng 7/2023, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 19 hiệp định thươngmại tự do (FTA) trong đó có 16 FTA đang có hiệu lực. Các FTA, đặc biệt các FTA thế hệmới đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở cao, tạo đà tăngtrưởng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đây chính cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm ởViệt Nam tăng cường khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩủ. Trong điều kiện đó, bàiviết đánh giá về cơ hội và năng lực khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của cácdoanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam. 311Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” CƠ SỞ SỐ LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở thông tin, số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, vềthị trường bảo hiểm Việt Nam của Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm Việt Nam, tác giả tổnghợp số liệu về hoạt động xuất nhập Việt Nam, tình hình tham gia các FTA và ảnh hưởngcủa các FTA tới kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, tình hình khai thác bảo hiểmhàng hóa xuất nhập khẩu để phân tích cơ hội cũng như năng lực khai thác bảo hiểm hànghóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam. NỘI DUNG 1. Hiểu về FTA FTA là cụm từ viết tắt của Free Trade Agreement - Hiệp định thương mại tự do - làsự thỏa thuận giữa các thành viên nhằm loại bỏ những rào cản đối với phần lớn thương mạigiữa các thành viên với nhau. Các nước tiến hành theo lộ trình cắt và xóa bỏ hàng rào thuếquan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do.Các thành viên của các một FTA có thể là các quốc gia hoặc các khu vực thuế quan độclập. Phạm vi thương mại trong FTA có thể bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh sinhlời, trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và các vấn đề khác liên quan trựctiếp hoặc gián tiếp tới thương mại (sở hữu trí tuệ, mua sắm, lao động, môi trường) Phạm vi và các vấn đề được đề cập trong mỗi FTA phụ thuộc vào thỏa thuận giữa cácthành viên, thường bao gồm các nội dung chính sau đây: (i) Nhóm các cam kết liên quan đến tự do hàng hóa: Bao gồm các cam kết cơ bảnlà ưu đãi thuế quan, Qui tắc xuất xứ, Loại bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan. (ii) Nhóm cam kết liên quan đến tự do dịch vụ: bao gồm: mở cửa thị trường dịch vụ,các qui tắc liên quan tới việc đối xử với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (iii) Các cam kết liên quan tới các vấn đề khác: các cam kết về các lĩnh vực kháckhông phải là thương mại hàng hóa, dịch vụ như đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, minhbạch, chống tham nhũng, môi trường, lao động Tính đến tháng 7 năm 2023, Việt Nam đã tham gia ký kết 16 FTA, có 03 FTA đangđàm phán. Đây là một xu hướng tất yếu trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và đảmbảo sự phát triển ổn định, bền vững của Việt Nam. Bảng 1: Các FTA đang có hiệu lực của Việt Nam tính đến tháng 7/2023 STT FTA Đối tác Năm hiệu lực 1 AFTA ASEAN 1993 2 ACFTA (ASEAN,Trung Quốc) 2003312Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 3 AKFTA ASEAN- Hàn Quốc 2007 4 AJCEP ASEAN - Nhật Bản 2008 5 VJEPA Việt Nam, Nhật Bản 2009 6 AIFTA ASEAN, Ấn Độ 2010 7 AANZFTA ASEAN, Autralia, New ZeaLand 2010 8 VCFTA Việt Nam - Chile ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: