Danh mục

Cơ hội từ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 376.64 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy, khi CPTPP chính thức có hiệu lực sẽ mang lại một số cơ hội rõ ràng cho Việt Nam như được tận hưởng mức thuế suất ưu đãi 0% cho các nước thành viên, có điều kiện ứng dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất trong nước để mở rộng được thị trường xuất khẩu, tăng cường liên kết sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội từ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng CƠ HỘI TỪ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM PGS.TS. Trần Văn Quyết1, TS. Ngô Thị Mỹ2 1 Phòng KHCN&HTQT, Trường Đại học Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh – Đại học Thái Nguyên Khoa Kinh tế trường, Trường Đại học Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh – Đại học Thái Nguyên 2 quyettran@tueba.edu.vn,ngomy2008@gmail.com TÓM TẮT CPTPP có hiệu lực đã tạo ra một khu vực tự do thương mại thuộc hàng lớn nhất thế giới, quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu với gần 500 triệu dân. Những năm qua, tỷ trọng trọng xuất khẩu hàng của Việt Nam sang các nước CPTPP luôn chiếm khoảng 20% trong tổng xuất khẩu của cả nước. Mặc dù đã có nhiều hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước CPTPP nhưng chất lượng và tính cạnh tranh của các hàng hóa này chưa cao. Qua việc phân tích cho thấy, khi CPTPP chính thức có hiệu lực sẽ mang lại một số cơ hội rõ ràng cho Việt Nam như được tận hưởng mức thuế suất ưu đãi 0% cho các nước thành viên, có điều kiện ứng dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất trong nước để mở rộng được thị trường xuất khẩu, tăng cường liên kết sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Từ khóa: Xuất khẩu hàng hóa, cơ hội, CPTPP, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị đang là một nội dung quan trọng trong các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Những năm qua, việc tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam gặt hái được nhiều thành công. Chiếm giữ khoảng 20% trong tổng tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cho thấy, thị trường các nước CPTPP đang giữ một vị trí rất quan trọng xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Một số hàng hóa đã và đang được xuất khẩu sang các nước CPTPP bao gồm nông sản, thủy sản, giày dép, đồ gỗ,… song tính cạnh tranh trong xuất khẩu các hàng hóa này trước với các đối thủ rất thấp. Là 1 nước thành viên của CPTPP, nhưng sự chênh lệch về GDP bình quân/người hay trình độ phát triển sản xuất của Việt Nam so với các nước thành viên như Canada, Nhật Bản, Australia,… là khá lớn. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, việc CPTPP chính thức có hiệu lực sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam trong phát triển kinh tế nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước CPTPP, bài viết còn chỉ rõ những cơ hội lớn mà Việt Nam cần tận dụng khi CPTPP chính thức có hiệu lực để đưa xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ngày càng phát triển. 2. Phương pháp nghiên cứu Nguồn dữ liệu nghiên cứu Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tổ chức uy tín trên Thế giới và trong nước như Ngân hàng Thế giới (World bank), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê,… Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp theo các chỉ tiêu mà bài viết sử dụng để phân tích. Phương pháp phân tích 174 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Để làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước CPTPP trong giai đoạn 2010- 20161, ngoài việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối thì bài viết còn sử dụng chỉ số tập trung thương mại (TII) để phân tích. Trong đó, chỉ số TII của một ngành hàng được xác định bằng cách so sánh thị phần xuất khẩu của nước xuất khẩu tới nước nhập khẩu và thị phần xuất khẩu của thế giới tới nước nhập khẩu của ngành hàng đó. Tkij / Tkiw TII ij  Tkjw / Tkww Trong đó: Tkij là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa k của nước i đến nước j Tkiw là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa k của nước i Tkjw là tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa k của nước j Tkww là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa k của thế giới. Chỉ số này sẽ cho biết kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa giữa hai nước đã tương xứng với tiềm năng thương mại của hai nước không. Vì thế: TII > 1: xuất khẩu hàng hóa k của nước i tới nước j lớn hơn mức xuất khẩu trung bình của toàn thế giới TII ≤ 1: xuất khẩu hàng hóa k của nước i tới nước j nhỏ hơn mức xuất khẩu trung bình của toàn thế giới 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Khái quát về CPTPP và chính sách thương mại của CPTPP Sau khi Mỹ tuyên bố rời khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã có nhiều dự đoán cho rằng TPP sẽ sụp đổ hoàn toàn. Tuy nhiên, với nỗ lực của Nhật Bản, Mexico và các nước thành viên còn lại trong đó có Việt Nam, các bên đã hoàn tất quá trình đàm phán và đạt được thoả thuận chung về việc ký kết Hiệp định CPTPP. Sau khi kí kết các thành viên CPTPP đã thống nhất sẽ giữ nguyên các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa của Hiệp định TPP trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP. Theo đó, xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần như toàn bộ Biểu thuế quan nhập khẩu của nước mình. Các cam kết mở cửa thị trường được thể hiện chi tiết theo từng dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu của mỗi nước CPTPP. Theo đó, về cơ bản, các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP được chia làm ba nhóm chính là: (i) Thứ nhất, nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực; (ii) Thứ hai, nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình trong đó, Thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% sau một khoảng thời gian nhất định, phần lớn là lộ trình 3-7 năm, có trường hợp trên 10 năm hoặc cá biệt có thể trên 20 năm; (iii) Thứ ba, nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ). Đối v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: