Danh mục

Cơ hội và thách thức của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trước yêu cầu cuộc cách mạng 4.0

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.24 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh như vậy, cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, coi đó như một giải pháp phù hợp, một cách thức ứng phó hiệu quả để tranh thủ các cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cho Việt. Bài viết đi vào phân tích cơ hội này và đồng thời đưa ra kinh nghiệm các quốc gia trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên thế giới nhằm giúp Việt Nam nắm bắt cơ hội và vận dụng kinh nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trước yêu cầu cuộc cách mạng 4.0 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRƯỚC YÊU CẦU CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 ThS. Nguyễn Thị Thu Hương Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Tóm tắt Theo thống kê của tạp chí Echelon (Singapore) - một trong những tạp chí online lớn nhất về khởi nghiệp ở Đông Nam Á, nước ta hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015 (khoảng 1.800 doanh nghiệp). Hiện nước ta có khoảng 30 cơ sở ươm tạo (BI) và 10 tổ chức thúc đẩy Kinh doanh (BA), tăng thêm 10 vườn ươm và 3 tổ chức thúc đẩy Kinh doanh so với năm 2016. Trước bối cảnh nền kinh tế số bắt đầu có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau tới các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị tại Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, coi đó như một giải pháp phù hợp, một cách thức ứng phó hiệu quả để tranh thủ các cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cho Việt. Bài viết đi vào phân tích cơ hội này và đồng thời đưa ra kinh nghiệm các quốc gia trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên thế giới nhằm giúp Việt Nam nắm bắt cơ hội và vận dụng kinh nghiệm. Từ khóa: Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo, Kinh tế số, Công nghệ thông tin… 1. Vai trò của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế số Ngày nay, công nghệ, tri thức và sáng tạo đã trở thành yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của từng quốc gia cũng như từng doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) ngày càng đóng vai trò quan trọng, là lực lượng trung tâm cho phát triển kinh tế nhanh, bền vững và bắt kịp xu hướng của thế giới. Trong xu thế đó, nếu Việt Nam quan tâm, đầu tư đúng đắn cho hoạt động khởi nghiệp, ĐMST thì chúng ta có cơ hội tăng tốc, phát triển đất nước và sớm đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự bùng nổ của kỷ nguyên công nghệ số hóa, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Kinh tế số hóa đã làm thay đổi mạnh mẽ cách thức hình thành, hoạt động cũng như phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp; Cách mạng Công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp 13 khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến. Cách mạng Công nghiệp 4.0 mở đầu một thời kỳ phát triển mới, là cơ hội gần như duy nhất để quốc gia kém phát triển đuổi kịp các quốc gia phát triển; trong đó lực lượng chủ lực khởi nghiệp sẽ là các doanh nghiệp số, đây sẽ là những doanh nghiệp đi đầu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. 2. Cơ hội cho khởi nghiệp trong nền kinh tế số Bắt nhịp với xu thế số hóa của toàn cầu, tại Việt Nam, làn sóng khởi nghiệp, ĐMST đang phát triển và giành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước cũng như toàn thể cộng đồng. Xu hướng khởi nghiệp cũng là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm công nghệ sáng tạo đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội. Nhằm hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ, ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844). Đề án có mục tiêu nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Cụ thể, đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST; thiết lập được cổng thông tin khởi nghiệp ĐMST quốc gia; hỗ trợ đươc 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp. Đến năm 2025, hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp; hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp... Với quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Chính phủ, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã từng bước hình thành và phát triển. Hệ sinh thái khởi nghiệp được các ngành nghề, lĩnh vực từng bước áp dụng và đã mang lại hiệu quả cao. Có thể kể đến thành công của lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, với thế mạnh nông nghiệp cùng với việc áp dụng khoa học và công nghệ vào quá trình sản xuất, đã giúp cho hệ sinh thái khởi nghiệp trong nông nghiệp có những bước phát triển mạnh mẽ, bền vững… Điều đó đã chứng tỏ được tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam là rất lớn, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng khởi nghiệp trong khu vực; mạng lưới các nhà đầu tư đang tăng lên về mặt số lượng, các trường đại học, các tổ chức ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp với chất lượng ngày một nâng cao, hành lang pháp lý cơ bản hoàn chỉnh cho hoạt động khởi nghiệp... Trong giai đoạn 2016 - 2017, theo báo cáo Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ, số doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam tăng gần gấp đôi, từ 1.800 năm 2016 lên trên 3.000 năm 2017. Tính đến 2017, Việt Nam có khoảng 40 Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế đã hoạt động, các tập đoàn,ngân hàng lớn và các nhà đầu tư tích cực tham gia huy động, sử dụng nguồn lực tài chính lớn cho khởi nghiệp 14 và ĐMST. Đây là minh chứng rõ nét cho thấy tiềm năng to lớn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Trước yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 và số hóa nền kinh tế, Việt Nam có cơ hội rất lớn để phát triển hệ sinh t ...

Tài liệu được xem nhiều: