Bài viết tóm tắt sơ lược về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực trong khuôn khổ ASEAN + 6 từ đó đánh giá kết quả của Hiệp định đối với ngành logistics Việt Nam. Kết quả dự báo từ mô hình cân bằng tổng thể cho thấy sự gia tăng tổng khối lượng thương mại của nền kinh tế, gia tăng khối lượng sản phẩm ngành vận tải.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với ngành logistics Việt Nam khi tham gia hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 45
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH LOGISTICS VIỆT
NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN
KHU VỰC
OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAM’S LOGISTICS INDUSTRY IN
ACCESSION TO THE REGIONAL COMPREHENSIVE ECONOMIC PARTNERSHIP
THS. NCS. HOÀNG THỊ THANH
Bộ môn Cơ sở ngành Kinh tế, Khoa Kinh tế vận tải, Trường Đại học Công nghệ GTVT
Điện thoại: 01669808909; Email: thanhht@utt.edu.vn
TÓM TẮT: Bài báo tóm tắt sơ lược về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực trong khuôn
khổ ASEAN + 6 từ đó đánh giá kết quả của Hiệp định đối với ngành logistics Việt Nam. Kết quả dự
báo từ mô hình cân bằng tổng thể cho thấy sự gia tăng tổng khối lượng thương mại của nền kinh
tế, gia tăng khối lượng sản phẩm ngành vận tải. Đó là cơ hội lớn cho sự phát triển không ngừng
của ngành logistics Việt Nam.
TỪ KHOÁ: logistics, RCEP, cơ hội, thách thức.
ABSTRACT: This paper related to The Regional Comprehensive Economic Partnership of
ASEAN + 6 states the effect on logistics industry in Viet Nam. Thanks to expectation of Global
Trade Analysis Project, it is clear that there exit increase in trade volume of Viet Nam’s
economy and production activities in transportation sector leading to a huge development
in logistics industry.
KEYWORDS: logistics, RCEP, opportunites, challenges.
1. MỞ ĐẦU:
Logistics ra đời giúp con người sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu để
tối đa hoá lợi ích của bản thân và xã hội. Sự phát triển của Logistics đảm bảo cho sự vận
hành tốt của mọi hoạt động kinh tế - xã hội, quyết định khả năng cạnh tranh của mỗi quốc
gia trên thị trường thế giới. Nhằm thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp khai thác tốt lợi ích từ các hiệp định đã có, 10 nước thành viên Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á và 6 nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn
Độ và Trung Quốc) đã tiến hành đàm phán thoả thuận Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
khu vực, tạo ra một khu vực tự do hoá thương mại lớn nhất trên thế giới. Khi đó, Hiệp định
sẽ tạo nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của ngành Logistics Việt Nam.
2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM KHI
THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC
2.1. Khái quát chung về logistics và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
2.1.1. Lý luận cơ bản về Logistics
Thuật ngữ Logistics là một thuật ngữ đã có từ lâu trên thế giới nhưng cho đến nay
vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ về logistics. Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005,
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao
NỘI SAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG Số 02/2016
46 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để
hưởng thù lao. (Theo Điều 233, Luật Thương mại 2005)
Dịch vụ Logistics sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí trong các khâu
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hoá thông qua việc tối ưu hóa các hoạt
động riêng lẻ nhờ ứng dụng những tiến bộ trong công nghệ thông tin. Hiệu quả hoạt động
logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế. Hệ thống Logistics góp
phần vào việc phân bổ các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng
trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Logistics liên quan đến hàng loạt các hoạt động
kinh tế để biến nguồn tài nguyên thành sản phẩm cuối cùng, giá trị được tăng lên cho cả
khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thoả mãn nhu cầu của mỗi người. Nền kinh tế chỉ có
thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ khi chuỗi logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng.
2.1.2. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện RCEP
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (Regional Comprehensive Economic
Partnership, viết tắt là RCEP) là một hiệp định thương mại do ASEAN lãnh đạo, liên kết
các nền kinh tế của 16 nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm các nước
thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc,
Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc. Đây là một hiệp định tự do hoá thế hệ mới
với nguyên tắc gia nhập mở, cho phép các nước thành viên khác tham gia miễn là họ đồng
ý tuân thủ các quy định và hướng dẫn của nhóm. Hiện tại chỉ có các nước ASEAN và các
đối tác thuộc khu vực mậu dịch tự do FTA sẽ tham gia đàm phán. Tư cách thành viên sẽ
được mở rộng cho các nước khác. Nội dung các cuộc đàm phán sẽ giải quyết thuận lợi hoá
thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí
tuệ, chính sách cạnh tranh và giải quyết tranh chấp. Hiệp định RCEP được khởi động từ
tháng 12 năm 2012 và sẽ kết thúc trong năm 2016.
RCEP là hiệp định thương mại tự do chất lượng cao hướng tới mục tiêu hình thành
quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực. Đây là một khu vực có dân số hơn 3 tỷ người,
lớn nhất toàn cầu, có tổng GDP khoảng 19 tỷ USD, và chiếm 40% tổng thương mại thế
giới. Tham gia RCEP sẽ tạo thêm khối lượng thương mại lớn cho Việt Nam. RCEP sẽ
mang lại những cơ hội mới cho Việt Nam thông qua việc hình thành sự tiếp cận dễ dàng
hơn tới các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác với sự đa dạng về
nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ; mở cửa sâu rộng hơn để nhập khẩu hàng hoá và máy
móc rẻ hơn với công nghệ phù hợp. Việt Nam được tham gia vào chuỗi giá trị và sản xuất
khu vực, tăng cường hợp tác kỹ thuật và vị thế trong giải quyết tranh chấp. RCEP sẽ hài
hoà hoá các quy định hiện hành và áp dụng chung cho các khu v ...