Danh mục

Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 645.74 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đã nêu được tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua; chỉ ra cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản của Việt nam khi tham gia TPP; Đồng thời đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, góp phần tăng cường xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG TPP OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAM’S AGRICULTURAL EXPORTS WHEN JOINING THE TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP (TPP) ThS. Nguyễn Quốc Tiến Trường Đại học Thương mại Tóm tắt TPP được xem là Hiệp định cúa thế ký XXI. Hiệp định này sẽ có ánh hưởng nhiều đến xuất khẩu đặc biệt là đến xuất khẩu hàng nông sản cúa Việt Nam. Bài viết này đã nêu được tình hình xuất khẩu nông sản cúa Việt Nam trong thời gian qua; chỉ ra cơ hội và thách thức cúa xuất khẩu nông sản của Việt nam khi tham gia TPP; đồng thời đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, góp phần tăng cường xuất khẩu nông sản cúa Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: TPP, xuất khẩu, nông sản, cơ hội, thách thức Abstract The Trans-Pacific Partnership (TPP) is considered the agreement of the nineteenth century. This agreement will have much influence on exports, especially Vietnam's agricultural exports. This article describes the situation of Vietnam’s agricultural exports in recent years. Besides, the author points out the opportunities and challenges of the agricultural exports when Vietnam joins the TPP. Moreover, the article proposes some basic measures to take advantage of opportunities and to overcome challenges, which contributes to strengthening agricultural exports of Vietnam in the coming time. Key words: the TPP, exports, agricultural products, opportunities, challenges. 687 Hiện nay hội nhập quốc tế là xu hướng đang diễn ra ở trên thế giới, Việt nam là một nước đang tích cực tham gia các hoạt động này, hàng loạt các hiệp định tự do hóa thương mại đã được ký kết với các nước và các khối ở trên thế giới. Gần đây nhất, ngày 04 tháng 02 năm 2016 Việt nam cùng 11 nước đã tham gia ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định này sẽ tạo ra nhiều cơ hội và những thách thức cho hoạt động Thương mại Quôc tế của Việt nam đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu nông sản, mặt hàng chủ lực của Việt nam 1. Các nội dung trong TPP ảnh hưõng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam Việc xóa bỏ các loại thuế, theo TPP, hầu hết các khoản thuế quan đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu của các nước sẽ được xóa bỏ. Các nước cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78 - 95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97 - 100% dòng thuế. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5 - 10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 - 5 năm như nông sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su… Về xác định mức thuế suất mới (TRQ), đối với một số sản phẩm, việc tiếp cận thị trường ưu tiên sẽ được cung cấp qua quá trình xác định mức thuế suất mới, cho phép tiếp cận một số lượng xác định các mặt hàng nhập khẩu với mức thuế suất ưu đãi, gần như bằng zero. TPP còn quy định các biện pháp bảo vệ cho phép một nước nhập khẩu đánh thuế đặc biệt vào một mặt hàng khi số lượng nhập khẩu tăng vọt, gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn hại trầm trọng cho ngành sản xuất nội địa liên can. TPP quy định hạn chế sử dụng các biện pháp bảo vệ. Về các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), TPP xây dựng và tăng cường các quy định của Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chương 7 của Hiệp định TPP đã mở rộng các định SPS hiện hành của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chương này chứa đựng các nguyên tắc mới nhằm hạn chế khả năng sử dụng các biện pháp bảo vệ như rào cản để hạn chế thương mại nông nghiệp. TPP đi xa hơn các quy định của WTO theo cách chi tiết hơn, minh bạch hơn và khu vực hóa các quy định cũng như các quy tắc SPS mới trong việc hạn chế thương mại bằng công tác thanh kiểm, cấp chứng nhận và kiểm toán. Một điểm quan trọng trong chương SPS của TPP là cho phép các nhà xuất khẩu tham gia vào các tiến trình quản lý rủi ro liên quan đến nhập khẩu. Điểm này sẽ gây khó khăn hơn cho quốc gia nhập khẩu khi tự ý hạn chế nhập khẩu. Chương SPS cũng có các điều khoản đặc thù cho thương mại thông qua việc tách bạch vấn đề an toàn sinh học, kể cả trường hợp lãnh thổ hoặc bộ phận của lãnh thổ của quốc gia xuất khẩu gặp phải dịch bệnh động vật hoặc thực vật. Những các nguyên tắc bổ sung này phản ánh một sự nỗ lực mạnh mẽ để giải quyết các biện pháp nhập khẩu SPS mà nhằm mục đích bảo hộ. Chúng kết hợp thực hành mới một cách tốt nhất để tạo điều kiện cho thương mại nông nghiệp trong khi vẫn duy trì chủ quyền của các thành viên TPP trong việc bảo vệ chống lại sâu bệnh, dịch bệnh và nguy cơ truyền 688 bệnh qua thực phẩm. TPP thúc đẩy phát triển và áp dụng các biện pháp SPS theo phương thức chắc chắn về khoa học, dựa trên cơ sở rủi ro, đảm bảo các cơ quan quản lý tại Việt Nam và các nước thành viên TPP khác có thể bảo vệ an toàn thực phẩm và sức khỏe cây trồng và động vật. Các điều khoản của hiệp định bao gồm tăng cường tính minh bạch, thông báo nhanh về các lô hàng tại thời điểm nhập khẩu và thông tin công khai hơn trong quá trình thực hiện các biện pháp SPS. Hiệp định cũng cung cấp các cơ chế giải quyết tranh chấp và tư vấn để giải quyết các vấn đề SPS giữa các chính phủ một cách kịp thời. Điểm đặc biệt là TPP đánh dấu lần đầu tiên chủ đề công nghệ sinh học ...

Tài liệu được xem nhiều: