Danh mục

Cơ hội và thách thức với ngân hàng Việt Nam khi tham gia TPP

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 287.22 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam thông qua mô hình SWOT, từ đó đề xuất một số giải pháp chính gợi ý cho các ngân hàng cần thay đổi và sớm hoàn thiện lại hoạt động của mình trước thềm hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức với ngân hàng Việt Nam khi tham gia TPP CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI NGÂN HÀNG VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP NCS. Nguyễn Văn Thọ BIDV HSC NCS. Nguyễn Ngọc Linh LienVietPostBank HSC Tóm tắt Việt Nam đang tham gia hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Tất cả các ngành nghề đều phải thực hiện sự thay đổi để có thể tận dụng cơ hội từ hội nhập để phát triển vươn xa ra thị trường thế giới. Ngành ngân hàng cũng không phải ngoại lệ, tuy nhiên, ngành ngân hàng Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách, và nếu không sớm thay đổi và hoàn thiện mình, nhiều ngân hàng chưa chắc đã trụ được trên sân nhà, chưa nói đến việc phát triển thành công tại các nước trong khu vực và quốc tế. Bài viết phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam thông qua mô hình SWOT, từ đó đề xuất một số giải pháp chính gợi ý cho các ngân hàng cần thay đổi và sớm hoàn thiện lại hoạt động của mình trước thềm hội nhập. 1. Khái quát TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại tự do với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước sáng lập Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Hiện nay, có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP, bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản. Các nước tham gia đàm phán xem TPP là một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) toàn diện và với tiêu chuẩn cao, gồm cả những cam kết cao hơn các mức cam kết đã được thiết lập trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các nền kinh tế tham gia vào TPP này đóng góp 40% GDP toàn cầu và 30% thương mại thế giới. 545 - Ngày 05/10/2015, Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Các bên thống nhất đạt một hiệp định với tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng, qua đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ việc làm, thúc đẩy sáng tạo, hiệu quả và tính cạnh tranh của các nền kinh tế. Hiệp định cũng được xem là bước quan trọng trong việc tiến gần tới mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. TPP bao gồm 30 chương, đề cập đến thương mại và các vấn đề liên quan: Từ thương mại hàng hoá, hải quan, thuận lợi thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật; đầu tư, dịch vụ, thương mại điện tử, mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường… trong đó, dịch vụ tài chính là lĩnh vực đàm phán được các nước TPP chú trọng quan tâm. Với kỳ vọng đưa TPP trở thành hiệp định tự do hóa của thế kỷ XXI, các nước thành viên đã cùng đưa ra những cam kết sâu rộng về tăng cường tiếp cận thị trường tài chính, đặc biệt là mở cửa các loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng. Một số nghĩa vụ cam kết chính bao gồm không phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong nước và nước ngoài, cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới trên một số lĩnh vực, sản phẩm tài chính, bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, nghĩa vụ về minh bạch hóa… 2. Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam qua mô hình SWOT Điểm mạnh Điểm yếu - Hệ thống mạng lưới rộng khắp - Mô hình Quản trị rủi ro thiếu chuẩn - Hiểu thị trường - Tiếp tục đối mặt với bài toán nợ xấu - Thương hiệu Việt - Quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu ở mặt bằng thấp so với các ngân hàng lớn trong khu vực - Mức độ sở hữu chéo giữa các ngân hàng và giữa ngân hàng với các doanh nghiệp lớn, ảnh hưởng đến quản trị, điều hành và hiệu quả hoạt động 546 Cơ hội Thách thức - Tiếp cận và mở rộng mạng lưới, thị - Cạnh tranh trong ngành tăng cao, đặc trường hoạt động biệt khi các ngân hàng ngoại với tiềm - Tận dụng cơ hội hội nhập kinh tế quốc lực vốn, kinh nghiệm hoạt động xâm tế khai thác mảng nghiệp vụ thanh toán nhập thị trường quốc tế, chuyển tiền, bao thanh toán… - Xu hướng M&A tăng mạnh thời gian tới (đặc biệt hướng đến các ngân hàng yếu kém) - Các ngân hàng phải đối mặt hiện tượng chảy máu chất xám đối với nhân viên chất lượng cao 2.1. Điểm mạnh - Hệ thống mạng lưới rộng khắp: Với quá trình hình thành và phát triển lâu dài, các ngân hàng Việt Nam đã xây dựng được hệ thống mạng lưới các Chi nhánh, Phòng giao dịch trên khắp cả nước. Đây là thế mạnh mà các ngân hàng nước ngoài khi tiếp cận thị trường không thể làm được trong thời gian ngắn. Lợi thế hệ thống mạng lưới sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng tiếp cận được với nguồn tiền gửi, cũng như nhu cầu cấp tín dụng của các doanh nghiệp, cá nhân trên cả nước. - Hiểu thị trường: Bên cạnh lợi thế về mạng lưới hoạt động, việc đóng vai trong là trung gian trong nền kinh tế cũng giúp các ngân hàng Việt có lợi thế ...

Tài liệu được xem nhiều: