Danh mục

Có nên gộp năng lực giải quyết vấn đề với năng lực sáng tạo thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.07 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (HS) được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu ra trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. Trong đó năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) và năng lực sáng tạo (NLST) là hai trong các năng lực chung cơ bản của HS. Để có căn cứ đề xuất việc nên gộp NLGQVĐ và NLST thành một năng lực chung hay tách thành hai năng lực riêng biệt trong hệ thống các năng lực chung,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có nên gộp năng lực giải quyết vấn đề với năng lực sáng tạo thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0144 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 53-58 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÓ NÊN GỘP NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI NĂNG LỰC SÁNG TẠO THÀNH NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI? Nguyễn Cương1 , Nguyễn Văn Quang2 1 Khoa Hóa học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Sư phạm Trung học – Trường Đại học Hạ Long Tóm tắt. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (HS) được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu ra trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. Trong đó năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) và năng lực sáng tạo (NLST) là hai trong các năng lực chung cơ bản của HS. Để có căn cứ đề xuất việc nên gộp NLGQVĐ và NLST thành một năng lực chung hay tách thành hai năng lực riêng biệt trong hệ thống các năng lực chung, chúng tôi đã nghiên cứu dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, NLGQVĐ, NLST và điều tra thực trạng với 179 giáo viên của 18 trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn 9 tỉnh và thành phố. Từ khóa: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, chương trình giáo dục phổ thông, trung học phổ thông, hóa học. 1. Mở đầu Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực nói chung và NLGQVĐ, NLST nói riêng. Trong chương trình giáo dục của các nước đều đưa ra các năng lực chung cho HS phổ thông, trong đó có NLGQVĐ và NLST. Ví dụ như trong [8], tổ chức OEDC đề nghị năng lực HS phổ thông gồm: NLGQVĐ; năng lực xã hội; năng lực linh hoạt, sáng tạo; năng lực sử dụng thiết bị một cách thông minh. Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về năng lực, đặc biệt là NLGQVĐ và NLST. Theo [2] các năng lực chung của HS ở trường THPT bao gồm 9 năng lực thành phần là: Năng lực tự học, NLGQVĐ, NLST, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyển thông, năng lực tính toán. Tuy nhiên trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 5/8/2015 thì chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm hình thành và phát triển cho HS 8 năng lực chung chủ yếu sau [1]: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi xin trao đổi về vấn đề: có nên gộp NLGQVĐ và NLST thành một năng lực chung của HS là NLGQVĐ và sáng tạo? Ngày nhận bài: 20/8.2015. Ngày nhận đăng: 20/10/2015. Liên hệ: Nguyễn Cương, e-mail: n.cuongsp@yahoo.com.vn 53 Nguyễn Cương, Nguyễn Văn Quang 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo 2.1.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo a. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề Năng lực là khả năng thực hiện, biết làm và làm có hiệu quả, không chỉ biết và hiểu. Hành động thực hiện ở đây phải gắn với ý thức và thái độ, phải có kiến thức và kĩ năng. Năng lực phải được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả và có thể đánh giá hoặc đo đạc được. NLGQVĐ là năng lực phát hiện và làm rõ vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đề xuất và lựa chọn giải pháp giải quyết phù hợp, thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề [1, tr. 34], [5]. b. Khái niệm năng lực sáng tạo NLST chính là khả năng thực hiện được những điều sáng tạo. Đó là biết làm thành thạo và luôn đổi mới, có những nét độc đáo riêng luôn phù hợp với thực tế. Luôn biết và đề ra những cái mới khi chưa được học, chưa được nghe giảng hay đọc tài liệu, hoặc tham quan về việc đó, nhưng vẫn đạt kết quả cao [5]. Đối với HS trường phổ thông, tất cả những gì mà họ “tự nghĩ ra” khi GV chưa dạy, HS chưa đọc sách, chưa biết được nhờ trao đổi với bạn đều coi như có mang tính sáng tạo. 2.1.2. Những biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo a. Những biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề Những biểu hiện của NLGQVĐ là [2], [10]: - Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống. - Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. - Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề. - Đề xuất và phân tích được một ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: