Trong khi có thai, ngoài chế độ dinh dưỡng thai phụ cũng cần dùng đến các loại thuốc bổ để hỗ trợ thêm sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Thai phụ nào cũng mong muốn con mình sau này sẽ khỏe mạnh, cao lớn, thông minh. Vì thế họ luôn nghĩ đến việc phải tẩm bổ trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, không phải thuốc bổ nào cũng cần thiết cho thai phụ, nên việc sử dụng thuốc rất quan trọng, cần phải có chỉ định của bác sĩ và trước hết phải bảo đảm an toàn sức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có nên uống axit folic để chuẩn bị mang thai? Có nên uống axit folic để chuẩn bị mang thai?Trong khi có thai, ngoài chế độ dinh dưỡng thai phụ cũng cần dùng đến cácloại thuốc bổ để hỗ trợ thêm sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Thai phụ nào cũngmong muốn con mình sau này sẽ khỏe mạnh, cao lớn, thông minh. Vì thế họluôn nghĩ đến việc phải tẩm bổ trong thời kỳ mang thai.Tuy nhiên, không phải thuốc bổ nào cũng cần thiết cho thai phụ, nên việc sửdụng thuốc rất quan trọng, cần phải có chỉ định của bác sĩ và trước hết phảibảo đảm an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.Các thuốc bổ thường dùng cho phụ nữ có thai là viên sắt, acid folic, canxi,magiê B6, polyvitamin…Trong đó, viên sắt và acid folic là không thể thiếucho phụ nữ có thai.Sắt là thành phần quan trọng của huyết sắc tố, nếu thiếu hụt sắt kéo dài sẽgây rối loạn quá trình sinh hồng cầu và dẫn đến thiếu máu. Trong thời kỳmang thai, sắt rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, nếu thiếu sắt sẽ dẫnđến thiếu máu làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai, thai nhẹ cân.Acid folic rất cần thiết cho hiện tượng phân chia tế bào của thai nhi, vì vậyngoài việc tham gia vào quá trình tạo tế bào hồng cầu, acid folic còn giúpngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi. Do đó, nêndùng acid folic (vitamin B9) trước khi có thai 3 - 4 tháng và trong khi cóthai, kéo dài cho đến hết quý 1 của thai kỳ (3 tháng đầu).Vì vậy, AloBacsi có lời khuyên cho các bạn nên uống bổ sung sắt ngay từkhi có ý định mang thai và kéo dài cho đến sau sinh 3 tháng để cung cấp đầyđủ lượng sắt cho cơ thể giúp phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt cho cả bà mẹvà thai nhi.Trước đây, mang thai luôn được xem là nguyên nhân làm cho bệnh viêm cầuthận mạn nghiêm trọng thêm, nên đã có quy định người bị bệnh này khôngđược mang thai, nếu có thai cũng phải bỏ. Tuy nhiên, khoảng hai thập niênlại đây, qua nghiên cứu, người ta thấy rằng người bệnh viêm cầu thận mạnvẫn có thể sinh đẻ. Điều này phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.Viêm cầu thận mạn tính là bệnh có tổn thương tiểu cầu thận, tiến triển từ từ,kéo dài nhiều năm. Bệnh biểu hiện lâm sàng là phù, abumin và máu trongnước tiểu. Bệnh có thể làm giảm chức năng thận với biểu hiện huyết áp tăngcao, ambumin niệu, urê và creatinin trong máu tăng cao.Viêm cầu thận mạn nếu chỉ có albumin niệu, huyết áp không cao, urê máuvẫn bình thường thì bệnh vẫn ở mức độ nhẹ. Trường hợp này, nếu mangthai, bệnh vẫn ổn định, trẻ ra đời có thể không bị ảnh hưởng gì. Nếu trongthời gian mang thai có đủ các triệu chứng: albumin trong nước tiểu, tănghuyết áp, urê máu tăng cao là bệnh ở giai đoạn cuối, đã nặng. Việc mangthai ở giai đoạn này là quá nguy hiểm, tiên lượng rất nặng.Vì vậy, sau khi có thai, người phụ nữ phải nghỉ ngơi hoàn toàn để giảm nhẹbệnh và ngăn ngừa sự phát sinh thêm triệu chứng. Vào những tháng cuối,nằm nghiêng, đề phòng tình trạng tử cung đè vào động mạch chủ làm lưulượng máu cung cấp cho thận và tử cung giảm đi. Nếu không có dấu hiệutăng urê máu, chỉ có lượng lớn albumin niệu thì phải ăn thức ăn giàu đạmnhư trứng, thịt, cá, đậu các loại. Khi có tăng urê máu, tăng axit uric máu,nước tiểu có albumin và tăng huyết áp, điều trị tích cực mà không thuyêngiảm thì phải phá thai sớm.