Cơ sở cấu trúc và tái sinh của kỹ thuật nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 224.36 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo đã xác định được một số đặc điểm quan trọng về cấu trúc và tái sinh của rừng thứ sinh nghèo, làm cơ sở cho việc đề xuất kỹ thuật nuôi dưỡng loại rừng này ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu đã được thực hiện trên 18 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời trong năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhu cầu cao trong việc nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở cấu trúc và tái sinh của kỹ thuật nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 11 - 20 CƠ SỞ CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH CỦA KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG RỪNG THỨ SINH NGHÈO Ở THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH Phạm Văn Điển1*, Trần Thị Thu Hà2, Nguyễn Thị Mai Lan1 1 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2 TÓM TẮT Bài báo đã xác định được một số đặc điểm quan trọng về cấu trúc và tái sinh của rừng thứ sinh nghèo, làm cơ sở cho việc đề xuất kỹ thuật nuôi dưỡng loại rừng này ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu đã được thực hiện trên 18 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời trong năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhu cầu cao trong việc nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo. Điều này được thể hiện thông qua các đặc điểm về cấu trúc và tái sinh rừng, như: tổ thành loài đa dạng, nhưng có nhiều loài phi mục đích (8 - 13 loài), không đáp ứng yêu cầu kinh doanh rừng sản xuất; tỷ lệ cây có phẩm chất xấu khá cao, ở tầng cây cao là 30,45 - 44,43%, ở tầng cây tái sinh là 22,9 - 35,3%; trữ lượng rừng thấp (10 - 55,5 m3/ha); độ tàn che không đều và có ảnh hưởng rõ rệt đến mật độ cây tái sinh có triển vọng; phân bố cây cao và cây tái sinh trên bề mặt đất phần lớn ở dạng phân bố cụm. Bằng các tiếp cận tổng hợp, dựa trên mô hình xác định các phương án kỹ thuật nuôi dưỡng rừng đã được thừa nhận và số liệu thực nghiệm, công trình đã xác định được các chỉ tiêu kỹ thuật chặt nuôi dưỡng cho 18 lô rừng mẫu cũng như xác định được hệ số β của từng phương án kỹ thuật tiềm năng cho từng lô rừng đó. Về thực chất, hệ số β phản ánh năng suất của từng lô rừng dưới tác động của các phương án kỹ thuật khác nhau, nên nó được dùng để so sánh hiệu quả của các phương án kỹ thuật khác nhau áp dụng cho cùng một lô rừng nào đó, là tiêu chuẩn để lựa chọn phương án kỹ thuật tối ưu, phương án kỹ thuật phù hợp và để loại bỏ phương án kỹ thuật không phù hợp. Từ khóa: cấu trúc rừng, tái sinh rừng, nuôi dưỡng rừng, rừng thứ sinh nghèo, chặt nuôi dưỡng rừng. ĐẶT VẤN ĐỀ* Khác với nhiều thành phố hay đô thị ở Việt Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, tới trên 16.000 ha, chiếm 64% tổng diện tích tự nhiên của Thành phố. Đây là một tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, rừng tự nhiên ở đây đang bị suy thoái. Năm 2010, diện tích rừng tự nhiên chỉ còn 4284,82 ha, chủ yếu là rừng thứ sinh nghèo [5], quy luật cấu trúc và tái sinh rừng bị phá vỡ. Các giải pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng còn thiếu cơ sở khoa học, nên có hiệu quả thấp và không đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chức năng cung cấp lâm sản của rừng [4]. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, bài báo đã hướng vào phân tích một số cơ sở cấu trúc và tái sinh của kỹ thuật nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo ở địa điểm nghiên cứu. Nội dung chủ yếu đề cập tới các khía cạnh sau: (i) cấu * Tel: 0904148267; Email: pham_van_dien@yahoo.com.vn trúc tổ thành, tính đa dạng; phân chia nhóm loài cây theo mục đích kinh doanh; và xác định các đại lượng sinh trưởng của rừng; (ii); phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến mật độ cây tái sinh có triển vọng; và (iii) đề xuất một số chỉ tiêu kỹ thuật trong nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những đặc điểm chủ yếu về cấu trúc và tái sinh của rừng thứ sinh nghèo có liên quan tới kỹ thuật nuôi dưỡng rừng ở phường Bắc Sơn và Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Theo QPN 684 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [1], rừng thứ sinh nghèo ở đây được xếp vào các trạng thái IIa, IIb, IIIa1. Theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT về việc quy định tiêu chí và phân loại rừng, đối tượng nghiên cứu được xếp vào loại rừng 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ nghèo, thuộc kiểu rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh và là rừng sản xuất [2]. Khu vực nghiên cứu có nhiệt độ bình quân năm là 25,20C, lượng mưa bình quân 2038,6 mm/năm với 153 ngày mưa/năm. Độ ẩm không khí bình quân năm là 83,3%. Độ cao tuyệt đối so với mặt biển phổ biến là 300 600 m, độ dốc phổ biến 15 - 350. Có hai loại đất chủ yếu là đất vàng đỏ và đất vàng nhạt. Tầng đất dày 50 - 100 cm, đất chua, nghèo bazơ và các chất dễ tiêu, độ phì ở mức nghèo đến trung bình khá. Phương pháp nghiên cứu a) Bố trí ô tiêu chuẩn (OTC) và ô dạng bản: đã thiết lập 18 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời (6 ô tiêu chuẩn/trạng thái rừng). Mỗi ô có diện tích 1000m2 (40 x 25m). Các ô tiêu chuẩn phân bố ở độ dốc 15 - 350. Trên mỗi ô tiêu chuẩn đã bố trí 5 ô dạng bản, 4 ô ở bốn góc và 1 ô ở giữa. Mỗi ô dạng bản có diện tích 25 m2 (5 x 5 m). b) Thu thập số liệu: đã thu thập các chỉ tiêu cần thiết về điều kiện địa hình - thổ nhưỡng, tầng cây cao, cây tái sinh, cây bụi thảm tươi theo các phương pháp điều tra lâm học. c) Xử lý số liệu: - Tổ thành tầng cây cao được b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở cấu trúc và tái sinh của kỹ thuật nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 11 - 20 CƠ SỞ CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH CỦA KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG RỪNG THỨ SINH NGHÈO Ở THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH Phạm Văn Điển1*, Trần Thị Thu Hà2, Nguyễn Thị Mai Lan1 1 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2 TÓM TẮT Bài báo đã xác định được một số đặc điểm quan trọng về cấu trúc và tái sinh của rừng thứ sinh nghèo, làm cơ sở cho việc đề xuất kỹ thuật nuôi dưỡng loại rừng này ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu đã được thực hiện trên 18 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời trong năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhu cầu cao trong việc nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo. Điều này được thể hiện thông qua các đặc điểm về cấu trúc và tái sinh rừng, như: tổ thành loài đa dạng, nhưng có nhiều loài phi mục đích (8 - 13 loài), không đáp ứng yêu cầu kinh doanh rừng sản xuất; tỷ lệ cây có phẩm chất xấu khá cao, ở tầng cây cao là 30,45 - 44,43%, ở tầng cây tái sinh là 22,9 - 35,3%; trữ lượng rừng thấp (10 - 55,5 m3/ha); độ tàn che không đều và có ảnh hưởng rõ rệt đến mật độ cây tái sinh có triển vọng; phân bố cây cao và cây tái sinh trên bề mặt đất phần lớn ở dạng phân bố cụm. Bằng các tiếp cận tổng hợp, dựa trên mô hình xác định các phương án kỹ thuật nuôi dưỡng rừng đã được thừa nhận và số liệu thực nghiệm, công trình đã xác định được các chỉ tiêu kỹ thuật chặt nuôi dưỡng cho 18 lô rừng mẫu cũng như xác định được hệ số β của từng phương án kỹ thuật tiềm năng cho từng lô rừng đó. Về thực chất, hệ số β phản ánh năng suất của từng lô rừng dưới tác động của các phương án kỹ thuật khác nhau, nên nó được dùng để so sánh hiệu quả của các phương án kỹ thuật khác nhau áp dụng cho cùng một lô rừng nào đó, là tiêu chuẩn để lựa chọn phương án kỹ thuật tối ưu, phương án kỹ thuật phù hợp và để loại bỏ phương án kỹ thuật không phù hợp. Từ khóa: cấu trúc rừng, tái sinh rừng, nuôi dưỡng rừng, rừng thứ sinh nghèo, chặt nuôi dưỡng rừng. ĐẶT VẤN ĐỀ* Khác với nhiều thành phố hay đô thị ở Việt Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, tới trên 16.000 ha, chiếm 64% tổng diện tích tự nhiên của Thành phố. Đây là một tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, rừng tự nhiên ở đây đang bị suy thoái. Năm 2010, diện tích rừng tự nhiên chỉ còn 4284,82 ha, chủ yếu là rừng thứ sinh nghèo [5], quy luật cấu trúc và tái sinh rừng bị phá vỡ. Các giải pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng còn thiếu cơ sở khoa học, nên có hiệu quả thấp và không đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chức năng cung cấp lâm sản của rừng [4]. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, bài báo đã hướng vào phân tích một số cơ sở cấu trúc và tái sinh của kỹ thuật nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo ở địa điểm nghiên cứu. Nội dung chủ yếu đề cập tới các khía cạnh sau: (i) cấu * Tel: 0904148267; Email: pham_van_dien@yahoo.com.vn trúc tổ thành, tính đa dạng; phân chia nhóm loài cây theo mục đích kinh doanh; và xác định các đại lượng sinh trưởng của rừng; (ii); phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến mật độ cây tái sinh có triển vọng; và (iii) đề xuất một số chỉ tiêu kỹ thuật trong nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những đặc điểm chủ yếu về cấu trúc và tái sinh của rừng thứ sinh nghèo có liên quan tới kỹ thuật nuôi dưỡng rừng ở phường Bắc Sơn và Vàng Danh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Theo QPN 684 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [1], rừng thứ sinh nghèo ở đây được xếp vào các trạng thái IIa, IIb, IIIa1. Theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT về việc quy định tiêu chí và phân loại rừng, đối tượng nghiên cứu được xếp vào loại rừng 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ nghèo, thuộc kiểu rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh và là rừng sản xuất [2]. Khu vực nghiên cứu có nhiệt độ bình quân năm là 25,20C, lượng mưa bình quân 2038,6 mm/năm với 153 ngày mưa/năm. Độ ẩm không khí bình quân năm là 83,3%. Độ cao tuyệt đối so với mặt biển phổ biến là 300 600 m, độ dốc phổ biến 15 - 350. Có hai loại đất chủ yếu là đất vàng đỏ và đất vàng nhạt. Tầng đất dày 50 - 100 cm, đất chua, nghèo bazơ và các chất dễ tiêu, độ phì ở mức nghèo đến trung bình khá. Phương pháp nghiên cứu a) Bố trí ô tiêu chuẩn (OTC) và ô dạng bản: đã thiết lập 18 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời (6 ô tiêu chuẩn/trạng thái rừng). Mỗi ô có diện tích 1000m2 (40 x 25m). Các ô tiêu chuẩn phân bố ở độ dốc 15 - 350. Trên mỗi ô tiêu chuẩn đã bố trí 5 ô dạng bản, 4 ô ở bốn góc và 1 ô ở giữa. Mỗi ô dạng bản có diện tích 25 m2 (5 x 5 m). b) Thu thập số liệu: đã thu thập các chỉ tiêu cần thiết về điều kiện địa hình - thổ nhưỡng, tầng cây cao, cây tái sinh, cây bụi thảm tươi theo các phương pháp điều tra lâm học. c) Xử lý số liệu: - Tổ thành tầng cây cao được b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cơ sở cấu trúc và tái sinh Kỹ thuật nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo Kỹ thuật nuôi dưỡng rừng Rừng thứ sinh nghèo Chặt nuôi dưỡng rừng Tỉnh Quảng NinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
13 trang 34 0 0
-
77 trang 33 0 0
-
185 trang 30 0 0
-
Quyết định số 3288/2012/QĐ-UBND
81 trang 25 0 0 -
Quyết định số 3388/2012/QĐ-UBND
3 trang 25 0 0 -
Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
394 trang 25 0 0 -
2 trang 24 0 0
-
179 trang 21 0 0
-
27 trang 18 0 0
-
Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị ở tỉnh Quảng Ninh
7 trang 17 0 0