Thông tin tài liệu:
" Cơ sở hóa học phân tích- mở đầu về phân tích thể tích Lâm Ngọc Thụ " được biên soạn nhằm giúp ích cho các bạn tự học, ôn thi, với phương pháp trình bày hay, thú vị, rèn luyện kỹ năng giải đề, nâng cao vốn kiến thức cho các bạn trong các kỳ thi sắp tới, rất hay để các bạn đào sâu kiến thức hóa Tác giả hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở hóa học phân tích- mở đầu về phân tích thể tích Lâm Ngọc Thụ 1Chương 8. Mở đầu về phân tích thể tích Lâm Ngọc Thụ Cơ sở hóa học phân tích. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2005.Từ khoá: Cơ sở hóa học phân tích, Phân tích thể tích, Phản ứng, thuốc thử, Chất chuẩngốc, Dung dịch chuẩn, Phương pháp chuẩn độ.Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mụcđích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phụcvụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả.Mục lục Chương 8 Mở đầu về phân tích thể tích ....................................................................... 2 8.1 Những khái niệm cơ bản........................................................................................ 2 8.2 Phản ứng và thuốc thử dùng trong phân tích chuẩn độ......................................... 3 8.2.1 Những chất chuẩn gốc....................................................................................... 3 8.2.2 Dung dịch chuẩn................................................................................................ 4 8.3 Điểm cuối trong các phương pháp chuẩn độ......................................................... 4 2Chương 8Mở đầu về phân tích thể tích Trong nhiều trường hợp, để giải quyết nhiệm vụ phân tích, phương pháp phân tích trọnglượng là phương pháp tốt nhất. Tuy vậy, thời gian thực hiện phép phân tích trọng lượngthường quá dài nên nhiều khi không đáp ứng nhu cầu của sản xuất công nghiệp. Đó là lý do rađời của phương pháp phân tích thể tích. Phương pháp định lượng dựa trên phép đo thể tích được gọi là phương pháp phân tích thểtích hay phương pháp chuẩn độ. Phương pháp chuẩn độ được sử dụng rộng rãi hơn phươngpháp trọng lượng vì phương pháp này nhanh hơn, thuận tiện hơn mà độ nhạy lại không thuakém.8.1 Những khái niệm cơ bản Chuẩn độ là quá trình định lượng chất cần phân tích theo lượng thuốc thử tiêu chuẩn tiêutốn. Phép chuẩn độ được thực hiện bằng cách thêm một cách thận trọng dung dịch thuốc thửđã biết nồng độ vào dung dịch chất cần xác định cho tới khi phản ứng giữa chúng kết thúc,sau đó đo thể tích dung dịch thuốc thử chuẩn. Đôi khi, nếu điều đó không thuận tiện hoặc cầnthiết, người ta thêm dư thuốc thử và sau đó chuẩn độ ngược bằng một thuốc thử khác đã biếtnồng độ để xác định lượng dư thuốc thử thứ nhất không tham gia phản ứng. Dung dịch thuốc thử có nồng độ chính xác đã biết dùng để chuẩn độ được gọi là dungdịch chuẩn. Độ chính xác của nồng độ dung dịch chuẩn hạn chế độ chính xác chung củaphương pháp, do đó cần đặc biệt chú ý việc điều chế các dung dịch chuẩn. Nồng độ dung dịchchuẩn được xác định hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp: 1. Trực tiếp bằng cách hoà tan hoàn toàn một lượng cân chính xác thuốc thử chuẩn gốc vàpha loãng đến thể tích chính xác đã biết bằng nước cất. 2. Chuẩn độ dung dịch chứa một lượng cân xác định của một hợp chất tinh khiết bằngdung dịch thuốc thử chuẩn là cách gián tiếp. 3 Hợp chất hóa học được dùng làm chất chuẩn phải có độ tinh khiết cao được gọi là chấtchuẩn gốc. Quá trình xác định nồng độ dung dịch chuẩn theo cách chuẩn độ bằng dung dịchchất chuẩn gốc được gọi là phép chuẩn hóa. Mục đích của một phép chuẩn bất kỳ nào cũng là tìm lượng dung dịch chuẩn tươngđương về mặt hóa học với lượng chất phản ứng với nó (chất cần xác định). Điều đó đạt đượcở điểm tương đương. Ví dụ, trong phép chuẩn độ dung dịch natri clorua bằng dung dịch bạcnitrat, điểm tương đương đạt được khi một mol bạc nitrat được thêm vào một mol natri cloruatrong mẫu. Khi chuẩn axit sunfuric bằng natri hiđroxit điểm tương đương là lúc đã thêm haiphân tử gam kiềm vào một phân tử gam axit. Điểm tương đương là một khái niệm lý thuyết. Để xác định vị trí thực tế của nó, phảiquan sát sự biến đổi tính chất vật lý liên quan với điểm tương đương. Những biến đổi đó chỉtrở thành rõ ràng ở điểm cuối của phép chuẩn. Thường người ta cho rằng hiệu số thể tích ởđiểm tương đương và ở điểm cuối nhỏ nhưng luôn tồn tại do sự không tương ứng giữa quátrình biến đổi tính chất vật lý và phương pháp chúng ta quan sát nó; do đó xuất hiện sai sốchuẩn độ. Thông thường, để xác định điểm cuối phép chuẩn độ người ta sử dụng hóa chất phụ cókhả năng biến đổi màu của mình theo sự biến đổi nồng độ ở gần điểm tương đương. Nhữngchất như vậy gọi là chất chỉ thị.8.2 Phản ứng và thuốc thử dùng trong phân tích chuẩn độ Tùy thuộc vào loại phản ứng dùng làm cơ sở cho mỗi phương pháp người ta chia cácphương pháp chuẩn độ thành 4 loại: phương pháp kết tủa, phương pháp trung hòa (axit -bazơ), phương pháp complexon và phương pháp oxi hóa khử. Các phương pháp này khácnhau về bản chất của cân bằng được sử dụng, về chỉ thị, về thuốc thử, về chất chuẩn gốc.8.2.1 Những chất chuẩn gốc Độ đúng của kết quả phân tích chuẩn độ phụ thuộc rất nhiều vào chất chuẩn gốc đượcdùng để thiết lập (trực tiếp hoặc gián tiếp) nồng độ dung dịch chuẩn. Các chất được chấp nhậnlà chất chuẩn gốc tốt cần phải thoả mãn một loạt những đòi hỏi quan trọng: 1. Chúng phải có độ tinh khiết cao nhất, hơn nữa phải có những phương pháp đơn giản,tin cậy để khẳng định độ tinh khiết của chúng. 2. Phải bền, nghĩa là không tác dụng với các cấu tử của khí quyển. 3. Không chứa nước hiđrat. Không phải là chất hút ẩm hoặc có xu hướng phong hoá khólàm khô và khó cân. 4. Phải dễ kiếm (giá thành vừa phải). ...