![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Cơ sở khoa học đánh giá chính sách và vai trò xã hội của chính sách quốc gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 139.08 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nhận dạng và phân tích vai trò và vị trí quan trọng của chính sách quốc gia phát triển giáo dục và đào tạo trong quá trình hình thành và phát triển nền giáo dục của các quốc gia. Phân tích các cơ sở khoa học đánh giá chính sách phát triển giáo dục và đào tạo và các vai trò xã hội của chính sách phát triển giáo dục và đào tạo ở các giai đoạn trong lịch sử phát triển của đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở khoa học đánh giá chính sách và vai trò xã hội của chính sách quốc gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA CHÍNH SÁCH QUỐC GIA TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trần Khánh Đức* TÓM TẮT: Bài viết nhận dạng và phân tích vai trò và vị trí quan trọng của chính sách quốc gia phát triển giáo dục và đào tạo trong quá trình hình thành và phát triển nền giáo dục của các quốc gia. Phân tích các cơ sở khoa học đánh giá chính sách phát triển giáo dục và đào tạo và các vai trò xã hội của chính sách phát triển giáo dục và đào tạo ở các giai đoạn trong lịch sử phát triển của đất nước. Từ khóa: chính sách, vai trò xã hội, giáo dục và đào tạo. Đặt vấn đề Là công cụ để định hình, điều chỉnh và phát triển giáo dục - một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, chính sách công trong lĩnh vực giáo dục (hay chính sách quốc gia) có vị trí và vai trò to lớn trong quá trình hình thành và phát triển nền giáo dục, góp phần thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia - dân tộc từ giai đoạn hình thành tổ chức nhà nước sơ khai đến các các thể chế chính trị - xã hội và tổ chức nhà nước hiện đại. Với quan điểm đó, việc nhận dạng và phân tích, đánh giá chính sách trên cơ sở khoa học và làm rõ các vai trò xã hội của chính sách công trong giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) có ý nghĩa to lớn trong quá trình nghiên cứu và triển khai các định hướng lớn, các quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết 29/TW-NQ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. 1. Chính sách và đặc điểm chính sách trong lĩnh vực GD&ĐT 1.1. Khái niệm chính sách Thuật ngữ chính sách được hiểu thông dụng là: “Chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội” (37). Ở đây, chính sách được hiểu là sự thể hiện cụ thể của chủ trương và các biện pháp của các tổ chức chính trị hoặc tổ chức nhà nước (chính phủ) trong các lĩnh vực chính trị - xã hội. Bên cạnh cách hiểu theo nghĩa hẹp trên đây, thuật ngữ chính sách còn có thể hiểu theo nghĩa rộng bao hàm không chỉ những chính sách biện * Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 37 Từ điển tiếng Việt thông dụng của NXB Giáo dục 1998 trang 155 102 pháp cụ thể mà còn bao hàm các chủ trương lớn, đường lối hoặc phương hướng chiến lược của một quốc gia, thể hiện quan điểm, thái độ ứng xử trong quá trình xử lý các vấn đề trong nước và quốc tế. Thuật ngữ chính sách hiểu theo nghĩa rộng như trên đồng nghĩa với thuật ngữ “policy” dùng trong các tài liệu tiếng Anh. Trong thực tiễn nghiên cứu phân tích và đánh giá chính sách có tồn tại nhiều cách thể hiện khác nhau phản ảnh những góc độ nhìn nhận khác nhau về các chính sách. Theo tác giả Gaba có 8 cách hiểu chính sách sau:[ 4 ] 1. Chính sách là các quyết định hiện hành của cơ quan quản lý, dựa vào đó để điều hành, kiểm tra, phục vụ và tác động đến mọi việc trong phạm vi quyền lực của mình. 2. Chính sách là các tiêu chuẩn của cách cư xử được đặc trưng bởi tính kiên định và có qui tắc trong một số lĩnh vực trọng yếu. 3. Chính sách là sự định hướng các hành động mong muốn. 4. Chính sách là cách cư xử đã được thừa nhận thông qua các quyết định của chính quyền một cách chính thức. 5. Chính sách là sự xác nhận các ý định và mục đích. 6. Chính sách là đầu ra, là kết quả tổng hợp của tất cả các hành động, các quyết định và cách cư xử của các cấp quản lý. 7. Chính sách là kết quả của hệ thống hoạch định và thực thi trong quản lý. 8. Chính sách là chiến lược dùng để giải quyết hoặc làm cho tốt hơn một vấn đề. Với 8 cách hiểu chính sách nêu trên việc phân tích, đánh giá chính sách phát triển giáo dục trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo có thể dựa vào căn cứ là các văn bản pháp quy của Nhà nước và các cơ quan quản lý, phát biểu chính thức của các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các tài liệu, ý kiến liên quan đến quá trình xây dựng và thực thi các chính sách phát triển giáo dục, kinh nghiệm quốc tế v.v... 1.2. Đặc điểm của chính sách quốc gia phát triển giáo dục và đào tạo Quá trình phát triển giáo dục và đào tạo chịu sự tác động của nhiều nhân tố chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ v.v... Tuỳ thuộc vào các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và nguồn nhân lực mà các quốc gia trong từng giai đoạn phát triển cụ thể đều có các chính sách và chiến lược phát triển giáo dục tương ứng. Các chính sách và chiến lược này tác động, chi phối các mặt phát triển của giáo dục và đào tạo trong từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể. Đồng thời, bản thân các chính sách, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo cũng được thường 103 xuyên điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội nói chung và giáo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở khoa học đánh giá chính sách và vai trò xã hội của chính sách quốc gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA CHÍNH SÁCH QUỐC GIA TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trần Khánh Đức* TÓM TẮT: Bài viết nhận dạng và phân tích vai trò và vị trí quan trọng của chính sách quốc gia phát triển giáo dục và đào tạo trong quá trình hình thành và phát triển nền giáo dục của các quốc gia. Phân tích các cơ sở khoa học đánh giá chính sách phát triển giáo dục và đào tạo và các vai trò xã hội của chính sách phát triển giáo dục và đào tạo ở các giai đoạn trong lịch sử phát triển của đất nước. Từ khóa: chính sách, vai trò xã hội, giáo dục và đào tạo. Đặt vấn đề Là công cụ để định hình, điều chỉnh và phát triển giáo dục - một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, chính sách công trong lĩnh vực giáo dục (hay chính sách quốc gia) có vị trí và vai trò to lớn trong quá trình hình thành và phát triển nền giáo dục, góp phần thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia - dân tộc từ giai đoạn hình thành tổ chức nhà nước sơ khai đến các các thể chế chính trị - xã hội và tổ chức nhà nước hiện đại. Với quan điểm đó, việc nhận dạng và phân tích, đánh giá chính sách trên cơ sở khoa học và làm rõ các vai trò xã hội của chính sách công trong giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) có ý nghĩa to lớn trong quá trình nghiên cứu và triển khai các định hướng lớn, các quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết 29/TW-NQ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. 1. Chính sách và đặc điểm chính sách trong lĩnh vực GD&ĐT 1.1. Khái niệm chính sách Thuật ngữ chính sách được hiểu thông dụng là: “Chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội” (37). Ở đây, chính sách được hiểu là sự thể hiện cụ thể của chủ trương và các biện pháp của các tổ chức chính trị hoặc tổ chức nhà nước (chính phủ) trong các lĩnh vực chính trị - xã hội. Bên cạnh cách hiểu theo nghĩa hẹp trên đây, thuật ngữ chính sách còn có thể hiểu theo nghĩa rộng bao hàm không chỉ những chính sách biện * Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 37 Từ điển tiếng Việt thông dụng của NXB Giáo dục 1998 trang 155 102 pháp cụ thể mà còn bao hàm các chủ trương lớn, đường lối hoặc phương hướng chiến lược của một quốc gia, thể hiện quan điểm, thái độ ứng xử trong quá trình xử lý các vấn đề trong nước và quốc tế. Thuật ngữ chính sách hiểu theo nghĩa rộng như trên đồng nghĩa với thuật ngữ “policy” dùng trong các tài liệu tiếng Anh. Trong thực tiễn nghiên cứu phân tích và đánh giá chính sách có tồn tại nhiều cách thể hiện khác nhau phản ảnh những góc độ nhìn nhận khác nhau về các chính sách. Theo tác giả Gaba có 8 cách hiểu chính sách sau:[ 4 ] 1. Chính sách là các quyết định hiện hành của cơ quan quản lý, dựa vào đó để điều hành, kiểm tra, phục vụ và tác động đến mọi việc trong phạm vi quyền lực của mình. 2. Chính sách là các tiêu chuẩn của cách cư xử được đặc trưng bởi tính kiên định và có qui tắc trong một số lĩnh vực trọng yếu. 3. Chính sách là sự định hướng các hành động mong muốn. 4. Chính sách là cách cư xử đã được thừa nhận thông qua các quyết định của chính quyền một cách chính thức. 5. Chính sách là sự xác nhận các ý định và mục đích. 6. Chính sách là đầu ra, là kết quả tổng hợp của tất cả các hành động, các quyết định và cách cư xử của các cấp quản lý. 7. Chính sách là kết quả của hệ thống hoạch định và thực thi trong quản lý. 8. Chính sách là chiến lược dùng để giải quyết hoặc làm cho tốt hơn một vấn đề. Với 8 cách hiểu chính sách nêu trên việc phân tích, đánh giá chính sách phát triển giáo dục trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo có thể dựa vào căn cứ là các văn bản pháp quy của Nhà nước và các cơ quan quản lý, phát biểu chính thức của các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các tài liệu, ý kiến liên quan đến quá trình xây dựng và thực thi các chính sách phát triển giáo dục, kinh nghiệm quốc tế v.v... 1.2. Đặc điểm của chính sách quốc gia phát triển giáo dục và đào tạo Quá trình phát triển giáo dục và đào tạo chịu sự tác động của nhiều nhân tố chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ v.v... Tuỳ thuộc vào các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và nguồn nhân lực mà các quốc gia trong từng giai đoạn phát triển cụ thể đều có các chính sách và chiến lược phát triển giáo dục tương ứng. Các chính sách và chiến lược này tác động, chi phối các mặt phát triển của giáo dục và đào tạo trong từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể. Đồng thời, bản thân các chính sách, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo cũng được thường 103 xuyên điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội nói chung và giáo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục nghề nghiệp Đổi mới giáo dục Phát triển giáo dục và đào tạo Cơ sở tâm lý học giáo dục Cơ sở khoa học pháp lýTài liệu liên quan:
-
Tư vấn nghề nghiệp cho giới trẻ: Phần 2
52 trang 251 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
6 trang 220 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 204 0 0 -
9 trang 183 0 0
-
21 trang 183 0 0
-
7 trang 164 0 0
-
9 trang 162 0 0
-
Tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
6 trang 150 0 0 -
Thông tư số 07/2017/TT-BLDTBXH
12 trang 142 0 0