Danh mục

Cơ sở kinh tế phân bổ hiểu quả sử dụng nguồn lực và tăng phúc lợi xã hội khi tham gia hội nhập

Số trang:      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.15 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ ( trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

sau khi Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động trực tiếp, mạnh hơn của các tác động và diễn biến của thị trường quốc tế, điển hình như cuộc khủng hoảng tài chính, giá vàng, giá dầu và giá các đồng ngoại tệ. Vì vậy cần phải phân bổ hiểu quả sử dụng nguồn lực và tăng phúc lợi xã hội khi tham gia hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở kinh tế phân bổ hiểu quả sử dụng nguồn lực và tăng phúc lợi xã hội khi tham gia hội nhập Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số từ trang 12-15; tháng 11 năm 2009 Cơ sở kinh tế phân bổ hiệu quả sử dụng nguồn lực và tăng phúc lợi xã hội khi tham gia hội nhập PGS.TS. Nguyễn Văn Song – Đại học Nông nghiệp Hà Nội Tóm tắt Từ năm 1990 Việt Nam luôn là nước nhập siêu, năm 2009 chúng ta có khả năng phải nhập siêu không dưới 10 tỉ đô la, nước mà Việt Nam hiện nhập siêu lớn hiện nay là Trung Quốc. Tham gia hội nhập, tham gia WTO là một xu thế chung mà các nước cần phải xúc tiến với lộ trình thích hợp. Bức tranh về nhập siêu không phản ánh toàn bộ lợi ích của quá trình hội nhập mang lại. Sử dụng mô hình hó để phân tích, cơ sở kinh tế của hội nhập, chuyển đổi nguồn lực đầu tư và cơ cấu kinh tế được chứng minh rằng sự hội nhập sẽ mang lại phúc lợi xã hội cao hơn cho một nền kinh tế khi tham gia hội nhập. Từ khóa: hội nhập, chuyển đổi nguồn lực, phúc lợi xã hội, nhập siêu, xuất siêu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau khi Việt Nam tham ra WTO (năm 2007), nền kinh tế Việt Nam chịu tác động trực tiếp, mạnh hơn của các động và diễn biến của thị trường quốc tế, điển hình như cuộc khủng hoảng tài chính, giá vàng, giá dầu và giá các đồng ngoại tệ. Theo số liệu thống kê cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam từ trước khi chúng ta là thành viên của WTO đến nay không năm nào không thâm thủng (xem hình 1) Việt Nam xuất, nhập khẩu và cán cân thanh thoán thương mại (%GDP) Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu ròng Hình 1. Xuất, nhập khấu và cán cân thanh thương mại của Việt Nam từ 1990 -2008 Nguồn: WB năm 2009 Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 9 năm 2009, Việt Nam đã nhập siêu 6,542 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 41,7 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu khoảng 48,2 tỷ USD. Nhập siêu đang tăng dần trong những tháng cuối năm. Tám (8) tháng đầu năm, con số này mới dừng ở mức 5,12 tỷ USD. Như vậy, chỉ tính riêng trong 1 Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số từ trang 12-15; tháng 11 năm 2009 tháng 9 cả nước đã nhập siêu tới 1,4 tỷ USD. Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu ở mức dưới 20%, thấp hơn năm 2008. Trong đó, theo số liệu của Bộ tài Chính trong 10 năm, riêng kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng từ 2,5 tỷ USD đến năm 2010 có thể đạt 25 tỷ USD. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại Việt Nam và Trung Quốc có hiện tượng mất cân đối cán cân thương mại, Việt Nam đang nhập siêu từ Trung Quốc. Mặc dù vậy, việc tham gia thị trường thương mại thế giới, hội nhập đặc biệt là tham gia WTO, về cơ sở kinh tế sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với trước, hơn là chỉ nhìn vào cán cân thương mại quốc tế. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào cán cân buôn bán thương mại quốc tế thì đây là một bức tranh cần cải thiện thông qua các chiến lược sản xuất trong nước, các chính sách xuất nhập khẩu. Nhìn một cách tổng thể của việc tham gia hội nhập mang lại những lợi ích chung cho toàn nền kinh tế như việc sử dụng nguồn lực, phân phối lại phúc lợi xã hội hơn là chỉ nhìn vào bức tranh cán cân thương mại quốc tế. Bài viết này mục đích tác giả nhằm làm rõ thêm lợi thế của hội nhập và sự dịch chuyển nguồn lực, cũng như phúc lợi xã hội trong quá trình sản xuất khi gia hội nhập. Phương pháp sử dụng trong bài viết này là sử dụng các mô hình để phân tích và mô tả , chứng minh các lợi thế trong việc tham gia hội nhập. 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN 2.1 Hàm sản xuất cho một loại sản phẩm với một đầu vào biến đổi Để giải quyết vấn đề này chúng ta giả sử: Hàm sản xuất hàng hóa X, Fx(K,L) bao gồm 2 yếu tố đầu vào đó là lao động (L) và vốn (K). Trong mô hình này chúng ta sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của đầu vào là lao động (L) tới sản lượng. TPx Hệ số góc hàm sản lượng = w/px ƒx(K,L) TPX* πx 0 Lx* Lx Hình 2. Hàm sản lượng sản xuất hàng hóa X với một đầu vào biến đổi là lao động (L) Chúng ta cần lưu ý rằng, điểm đầu tư vào tối ưu khi ra quyết định đầu tư là tại đó giá trị sản phẩm biên VMP = giá đầu vào (khi xét một đầu vào biến đổi), hay nói cách khác, sản 2 Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Số từ trang 12-15; tháng 11 năm 2009 phẩm biên bằng tỉ giá đầu vào chia cho giá đầu ra (điểm đầu vào LX* và sản lượng TPx* trong hình 2). Để cho đơn giản, chúng ta giả sử hãng sản xuất sản phẩm X ở trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, như vậy trong dài hạn hãng sẽ sản xuất theo đường chi phí trung bình dài hạn (LAC), tức là tại đó tổng chi phí bằng tổng doanh thu. Bởi vì, ở thị trường cạnh tranh hoàn hảo, trong dài hạn các hãng tự do gia nhập hoặc rút ra khỏi thị trường và như vậy nếu còn lãi thì các hãng mới sẽ tham gia vào sản xuất. Ta có phương trình: TPx×Px = w×LX + rx×Kx (1) Trong đó: Px là giá đầu ra của hàng hóa X; w là giá lao động; r là giá vốn thường tính bằng lãi suất ngân hàng; πx là hằng số trong phương trình TPx = w/Px×LX + πx (πx = rx/Px×Kx ) chúng ta chia cả hai vế của phương trình (1) cho Px. 2.2 Hàm sản xuất cho hai sản phẩm cùng sử dụng một đầu vào lao động giới hạn Để nghiên cứu và phân tích mối quan hệ và dịch chuyển các nguồn lực sản xuất theo xu hướng có lợi khi tham gia hội nhập. Chúng ta giả sử rằng, có hai ngành sản xuất hàng hóa X và hàng hóa ...

Tài liệu được xem nhiều: