Có thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ ChíMinh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặtchẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Nhữngvăn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyêntruyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độclập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngônngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảmxúc....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở lập luận của bản Tuyên Ngôn Độc Lập Cơ sở lập luận của bản Tuyên Ngôn Độc LậpCó thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ ChíMinh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặtchẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Nhữngvăn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyêntruyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độclập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngônngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảmxúc.Dù viết trong hoàn cảnh nào, và bằng thứ tiếng nào, vănchính luận Việt nói chung, văn chính luận Chủ tịch Hồ ChíMinh nói riêng, luôn luôn dựa hẳn trên hai nguyên lí:nguyên lí nhân đạo chủ nghĩa và triết lí ái quốc chủ nghĩa.Trong cách trình bày, người viết thiên về sự khẳng địnhchân lý theo sát với hai nguyên lí trên. Sự khẳng địnhthường được trình bày hết sức rạch ròi giữa cái thiện vàcái ác, cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn,điều chính nghĩa và điều phi nghĩa. Những sự khẳng địnhcó tính chất đối lập này được thể hiện một cách nhuầnnhuyễn, sắc sảo trong văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”.Tìm hiểu cách lập luận trong văn bản “Tuyên ngôn Độclập”, chúng ta có thể nhận ra: Chủ tịch Hồ Chí Minh đãvận dụng tất cả những luận cứ sắc sảo nhất, đắt nhất chocách lập luận của mình, được thể hiện trong từng từ, từngcâu, từng đoạn và toàn bộ văn bản.Lập luận thể hiện ở cấp độ toàn văn bảnChúng ta đều biết, bản “Tuyên ngôn Độc lập” được Chủtịch Hồ Chí Minh viết “bằng văn xuôi hiện đại tiếng Việt,thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, một loại vănmang tính chính thức xã hội ở cấp Nhà nước - quốc gia,hoặc liên Nhà nước - liên quốc gia,.... để nói rõ trước côngchúng (trong và ngoài nước) về chính kiến của mình trướcnhững sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại”. [Nguyễn NguyênTrứ - Học tập cách viết của Hồ Chủ Tịch, Nxb Giáo dục1999, tr159].Đọc toàn văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta nhậnthấy phương pháp lập luận được Bác sử dụng trước hết,và quan trọng nhất, là lập luận bằng phương thức sosánh, so sánh tương đồng và so sánh tương phản nhữngluận cứ, luận điểm trực tiếp liên quan đến vấn đề muốnnói.Trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minhnhân danh Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:“Nước Việt có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thậtđã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc ViệtNam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạngvà của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Đó làmột kết luận quan trọng được rút ra từ những luận cứ (lílẽ) có tính lịch sử xác thực:Luận cứ 1: Bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ: “Tất cảmọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá chohọ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trongnhững quyền ấy, có quyền sống, quyền tự do và quyềnmưu cầu hạnh phúc”.Luận cứ 2: Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyềncủa cách mạng Pháp năm 1789: “Người ta sinh ra tự dovà bình đẳng và quyền lợi và phải luôn luôn được tự do vàbình đẳng về quyền lợi”.Ở đây, xét về mục đích soạn thảo văn bản, bố cục là hìnhthức nhưng cũng là nội dung; và trong bố cục của một loạihình văn bản nào thì sự mở đầu lúc nào cũng quan trọng,cũng là kết quả của những sự cân nhắc thuộc chiến lượcngôn hành. Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập”, ngay trongđoạn mở đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn ngay hainội dung quan trọng trong hai bản Tuyên ngôn của Mĩ vàPháp làm luận cứ cho kết luận của mình. Có thể nói rằng,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thủ pháp lập luận “gậyông đập lưng ông” vào ngòi bút của mình một cách sắcsảo và hiệu quả. Trong tranh luận, để bác bỏ luận điệucủa một đối thủ nào đấy, không gì thú vị và đích đáng hơnlà dùng lí lẽ của chính đối thủ ấy. Sự bác bỏ lí lẽ của bọnxâm lược trước dư luận thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minhlà trường hợp như thế. Quan hệ giữa đoạn mở đầu vớiđoạn tiếp theo trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Bác làquan hệ ngữ nghĩa đối lập: đối lập nội dung, đối lập chữnghĩa, đối lập về thái độ. Tất cả đã được diễn đạt trangtrọng, chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn và xúc động. Điềunày được thể hiện:Thứ nhất, đi từ một chân lý đã biết, đã được công nhận,suy ra một chân lý tương tự, có chung logic bên trong, đólà cách lập luận so sánh tương đồng mà Chủ tịch Hồ ChíMinh vận dụng khi đem so sánh lời trích trong bản “Tuyênngôn Độc lập 1776 của Mĩ”, để đi đến kết luận: “Suy rộngra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đềusinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,quyền sung sướng và quyền tự do”. Cái “suy rộng ra” củaBác là cái được lấy từ chính cái luận cứ và lí lẽ: “Lời bấthủ ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nướcMĩ”, nhưng đó lại là “sự bổ sung rất trí tuệ của Bác: vớicuộc đời của dân tộc mình và cuộc đời của biết bao dântộc bị đoạ ...