Danh mục

Cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và xuất bản sách về văn hóa, văn học các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.49 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu về tình hình nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và xuất bản sách về văn hóa, văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam ở khu vực miền núi phía Bắc. Những cơ sở khoa học cho thấy vấn đề trên mang tính cấp bách, thời sự, mang cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta đang diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh mẽ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và xuất bản sách về văn hóa, văn học các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam Lê Tiến Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 3 - 8 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, TỔ CHỨC SƯU TẦM VÀ XUẤT BẢN SÁCH VỀ VĂN HÓA, VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Lê Tiến Dũng1*, Trần Thị Việt Trung2 Lê Thị Như Nguyệt2, Đào Thị Lý2 1 Đại học Thái Nguyên, 2Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu về tình hình nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và xuất bản sách về văn hóa, văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam ở khu vực miền núi phía Bắc. Những cơ sở khoa học cho thấy vấn đề trên mang tính cấp bách, thời sự, mang cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta đang diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh mẽ. Từ khóa: sưu tầm, xuất bản, văn hóa, văn học, dân tộc thiểu số. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong hội nhập quốc tế, việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (BSVHDT) luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với nền độc lập của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, khách quan và cần được tiến hành đồng bộ từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến việc triển khai cụ thể của các ban, ngành, địa phương, và quan trọng hơn cả là phải phù hợp với nguyện vọng và nhận thức của cộng đồng các dân tộc (DT). Với vị trí chức năng, nhiệm vụ: “Là một hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng thông qua việc sản xuất phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người nhằm giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam…”, công tác xuất bản (XB) nói chung và XB sách, tài liệu về dân tộc và miền núi (DT&MN) nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên (NXB ĐHTN) được thành lập năm 2008, có chức năng: “Tổ chức, quản lý XB và phát hành các XB phẩm: sách, tài liệu chính trị, pháp luật về giáo dục và dân tộc miền núi; sách giáo trình, sách tham khảo cho các bậc đào tạo và bậc học phổ thông, tài liệu, công trình nghiên cứu * Tel: 0912.551.592 khoa học, chuyển giao công nghệ, từ điển, sách văn hoá - xã hội, nghệ thuật, văn học… và các XB phẩm khác phù hợp với tôn chỉ, mục đích của NXB ĐHTN”, và nhiệm vụ chính trị: “Tuyên truyền và phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ gìn và phát triển những di sản, BSVHDT. Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng, đề xuất phương hướng phát triển, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xuất bản trong các lĩnh vực được quy định trong Giấy phép thành lập NXB; Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cả về số lượng, chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ, để đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi giai đoạn của NXB”. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, chúng tôi nhận thấy cần tìm hiểu về tình hình nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và xuất bản sách văn hóa, văn học các DTTS (khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam) thời kì gần đây. Bởi vấn đề này mang tính cấp bách, thời sự, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, gắn với công tác MN&DT trong giai đoạn công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Bài báo này trình bày những cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và XB sách văn hóa, văn học các DTTS. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nhằm xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và XB sách văn hóa, văn học các DTTS, chúng tôi đã 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lê Tiến Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến đối với ngành xã hội nhân văn: sưu tầm (các văn bản, tư liệu, tài liệu thống kê) liên quan về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; phân loại, phân tích, tổng hợp các tài liệu. Tìm hiểu, chọn lọc những thông tin về tình hình, kết quả, thành tích, hạn chế, đánh giá mặt được và chưa được của việc thực thi các chính sách MN&DT của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Xác minh thực tế một số tư liệu cần thiết. Những công việc trên được tiến hành ở nhiều cơ sở lưu trữ, phát hành thông tin, một số UBND các cấp trong khu vực, trong các tài liệu sách, báo chí, các văn bản về chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước thuộc các cơ quan XB, cơ quan ngôn luận, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội liên quan của trung ương và địa phương, như: Hội Văn học các DTTS Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật toàn quốc, Hội văn học nghệ thuật các tỉnh.... CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM, XUẤT BẢN SÁCH VỀ VĂN HÓA, VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC Cơ sở lí luận V ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: