CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Số trang: 47
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,013.30 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loài người, điều kiện tiên quyết tất yếu của sự tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thực chất là sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thu về lợi nhuận. Đó là quá trình doanh nghiệp bỏ ra những chi phí nhất định, là chi phí về lao động sống gồm tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương; còn chi phí lao động vật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất. 1.1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất. Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loài người, điều kiện tiên quyết tất yếu của sự tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thực chất là sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thu về lợi nhuận. Đó là quá trình doanh nghiệp bỏ ra những chi phí nhất định, là chi phí về lao động sống gồm tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương; còn chi phí lao động vật hóa gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu, v.v. Mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ. Chi phí sản xuất là tổng các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Để tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm, cần chi dùng các chi phí lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Ba yếu tố này đưa vào quá trình sản xuất hình thành nên chi phí sản xuất. Như vậy, các chi phí này chi ra để hình thành nên giá trị sản phẩm là một tất yếu khách quan. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, người ta phân loại chi phí sản xuất theo nhiều cách khác nhau: a) Phân loại chi phí theo nội dung (tính chất) kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố chi phí, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phânloại theo cách này chi phí được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo trừ nguyên liệu, vật liệu... bán hoặc xuất cho XDCB. - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo trước khi trừ các khoản giảm trừ. Bao gồm cả chi phí BHYT, BHXH, KPCĐ mà doanh nghiệp phải nộp Nhà nước theo quy định. Không bao gồm chi phí nhân công cho XDCB hoặc được bù đắp bằng các nguồn kinh phí khác như: Đảng, đoàn, v.v.,các khoản chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi. - Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được trong quá trình sản xuất kinh doanh cần chi dùng những chi phí gì để từ đó phục vụ cho việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. b) Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế của các loại chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân thành những khoản mục tương ứng với những khoản mục giá thành, những chi phí có chung công dụng kinh tế được xếp vào một khoản muc chi phí, không phân biệt tính chất kinh tế của chi phí đó như thế nào. Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất gồm có ba khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: gồm có nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền công, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ, v.v.(các khoản trích trên tiền lương theo tỷ lệ quy định). - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng như tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác thuộc phạm vi phân xưởng. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp tính được giá thành các loại sản phẩm, đồng thời xác định ảnh hưởng của sự biến động từng khoản mục đối với toàn bộ giá thành sản phẩm, nhằm khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp để hạ thấp giá thành. c) Phân loại chi phí căn cứ theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất : Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được phân thành chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp. - Chi phí biến đổi (Chi phí khả biến): là những chi phí biến động trực tiếp theo sự thay đổi (tăng hoặc giảm) của sản lượng sản phẩm, hàng hoá hoặc doanh thu tiêu thụ như chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp, tiền hoa hồng bán hàng.v.v. Nói cách khác, biến phí là chi phí thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi, chi phí 1 đơn vị hoạt động không đổi. Có 2 loại biến phí: + Biến phí thực thụ: chi phí thay đổi theo tỷ lệ với sự thay đổi mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu, hoa hồng bán hàng, v.v. + Biến phí cấp bậc: chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều như tiền lương khoán cho nhân viên bán hàng theo từng mức doanh thu, v.v. Biến phí được trình bày bằng phương trình sau: yb= v.Q (yb là biến phí; v là biến phí đơn vị; Q là mức hoạt động) - Chi phí bất biến (chi phí cố định hay định phí): là những chi phí không thay đổi hoặc thay đổi ít khi khối lượng sản phẩm sản xuất (hay tiêu thụ) tăng hoặc giảm như chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng; chi phí bảo hiểm; chi phí trả lương cho các nhà quản lý, các chuyên gia; các khoản thuế; khoản chi phí thuê tài chính hoặc thuê bất động sản; chi phí bảo hiểm rủi ro, chi phí điện thắp sáng doanh nghiệp. Có hai loại định phí: + Định phí bắt buộc: bao gồm các chi phí ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất. 1.1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất. Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loài người, điều kiện tiên quyết tất yếu của sự tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thực chất là sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thu về lợi nhuận. Đó là quá trình doanh nghiệp bỏ ra những chi phí nhất định, là chi phí về lao động sống gồm tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương; còn chi phí lao động vật hóa gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu, v.v. Mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ. Chi phí sản xuất là tổng các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Để tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm, cần chi dùng các chi phí lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Ba yếu tố này đưa vào quá trình sản xuất hình thành nên chi phí sản xuất. Như vậy, các chi phí này chi ra để hình thành nên giá trị sản phẩm là một tất yếu khách quan. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, người ta phân loại chi phí sản xuất theo nhiều cách khác nhau: a) Phân loại chi phí theo nội dung (tính chất) kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố chi phí, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phânloại theo cách này chi phí được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo trừ nguyên liệu, vật liệu... bán hoặc xuất cho XDCB. - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo trước khi trừ các khoản giảm trừ. Bao gồm cả chi phí BHYT, BHXH, KPCĐ mà doanh nghiệp phải nộp Nhà nước theo quy định. Không bao gồm chi phí nhân công cho XDCB hoặc được bù đắp bằng các nguồn kinh phí khác như: Đảng, đoàn, v.v.,các khoản chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi. - Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được trong quá trình sản xuất kinh doanh cần chi dùng những chi phí gì để từ đó phục vụ cho việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. b) Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế của các loại chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân thành những khoản mục tương ứng với những khoản mục giá thành, những chi phí có chung công dụng kinh tế được xếp vào một khoản muc chi phí, không phân biệt tính chất kinh tế của chi phí đó như thế nào. Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất gồm có ba khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: gồm có nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền công, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ, v.v.(các khoản trích trên tiền lương theo tỷ lệ quy định). - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng như tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác thuộc phạm vi phân xưởng. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp tính được giá thành các loại sản phẩm, đồng thời xác định ảnh hưởng của sự biến động từng khoản mục đối với toàn bộ giá thành sản phẩm, nhằm khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp để hạ thấp giá thành. c) Phân loại chi phí căn cứ theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất : Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được phân thành chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp. - Chi phí biến đổi (Chi phí khả biến): là những chi phí biến động trực tiếp theo sự thay đổi (tăng hoặc giảm) của sản lượng sản phẩm, hàng hoá hoặc doanh thu tiêu thụ như chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp, tiền hoa hồng bán hàng.v.v. Nói cách khác, biến phí là chi phí thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi, chi phí 1 đơn vị hoạt động không đổi. Có 2 loại biến phí: + Biến phí thực thụ: chi phí thay đổi theo tỷ lệ với sự thay đổi mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu, hoa hồng bán hàng, v.v. + Biến phí cấp bậc: chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều như tiền lương khoán cho nhân viên bán hàng theo từng mức doanh thu, v.v. Biến phí được trình bày bằng phương trình sau: yb= v.Q (yb là biến phí; v là biến phí đơn vị; Q là mức hoạt động) - Chi phí bất biến (chi phí cố định hay định phí): là những chi phí không thay đổi hoặc thay đổi ít khi khối lượng sản phẩm sản xuất (hay tiêu thụ) tăng hoặc giảm như chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng; chi phí bảo hiểm; chi phí trả lương cho các nhà quản lý, các chuyên gia; các khoản thuế; khoản chi phí thuê tài chính hoặc thuê bất động sản; chi phí bảo hiểm rủi ro, chi phí điện thắp sáng doanh nghiệp. Có hai loại định phí: + Định phí bắt buộc: bao gồm các chi phí ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chi phí sản xuất giá thành sản phẩm phân loại chi phí sản xuất phân loại giá thành ý nghĩa giá thành khái niệm giá thànhTài liệu liên quan:
-
78 trang 268 0 0
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 2 - ThS. Đồng Văn Đạt (chủ biên)
139 trang 164 0 0 -
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 3 - Huỳnh Huy Hạnh
9 trang 137 0 0 -
74 trang 126 0 0
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Văn Dần
163 trang 116 0 0 -
93 trang 95 1 0
-
100 trang 84 0 0
-
113 trang 74 0 0
-
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
35 trang 74 0 0 -
30 trang 65 0 0