Cơ sở lý thuyết về thương mại tự do và các tác động của các hiệp định thương mại tự do đến nền kinh tế Việt Nam
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 396.00 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong tiến trình này có sự tác động không nhỏ của các hiệp định TMTD đã được ký kết. Bài viết tập trung phân tích cơ sở lý thuyết về TMTD và làm rõ các tác động của các hiệp định TMTD đến nền kinh tế Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở lý thuyết về thương mại tự do và các tác động của các hiệp định thương mại tự do đến nền kinh tế Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ThS. Lê Vũ Tường Vy Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Trải qua nhiều thế kỷ, thực tiễn thường xuyên biến đổi, xã hội ngày càng hiện đại văn minh; nhưng các tư tưởng của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, đặc biệt là lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo vẫn còn sống mãi, vẫn được những con người của xã hội hiện đại tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào đời sống thực tiễn của mỗi quốc gia. Nghiên cứu các lý thuyết thương mại tự do (TMTD), Việt Nam đã mở cửa và công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo và khởi xướng đã tạo nên những gam màu tươi sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước. Tới nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, được xem là một trong những nước có nền kinh tế hướng xuất khẩu mạnh mẽ nhất trong khối các nước ASEAN. Trong tiến trình này có sự tác động không nhỏ của các hiệp định TMTD đã được ký kết. Bài viết tập trung phân tích cơ sở lý thuyết về TMTD và làm rõ các tác động của các hiệp định TMTD đến nền kinh tế Việt Nam. Từ khóa: FTA, hiệp định thương mại tự do, Thương mại tự do 1. Đặt vấn đề 1.1. Sự cần thiết lựa chọn vấn đề nghiên cứu Lý thuyết thương mại tự do (TMTD) là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, phát triển từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Lý thuyết sau bao giờ cũng có sự kế thừa và phát triển của lý thuyết trước và mang tính khoa học ngày càng cao, ngày càng sát với thực tiễn. minh họa là lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo là lý thuyết cơ sở cơ bản của thương mại quốc tế. Tuy vẫn còn một số hạn chế, nhưng lý thuyết lợi thế so sánh có một ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với mọi quốc gia. Những nhà kinh tế đi sau và theo Ricardo đã bổ sung và hoàn thiện lý thuyết lợi thế so sánh sát với thực tiễn, làm phong phú lý thuyết lợi thế so sánh. Việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết TMTD vào tình hình cụ thể của Việt Nam là việc làm cần thiết, góp phần nhận diện lợi thế so sánh của Việt Nam; trên cơ sở đó có những định hướng và giải pháp thích hợp nhằm phát huy và phát triển lợi thế so sánh của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới. Nghiên cứu các lý thuyết TMTD, vận dụng lý thuyết TMTD giải thích cho TMTD ở Việt Nam: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith: Việt Nam đã xác định được lợi thế của mình sản xuất nông nghiệp và sản xuất những mặt hàng sử dụng nhiều lao động. Trong thời gian này Việt Nam chủ yếu tập trung xuất khẩu những mặt hàng nông sản, những mặt hàng thô chưa qua sơ chế và sau này là những mặt hàng như dệt may, giày dép… những mặt hàng sử dụng nhiều lao động. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo: Việt Nam đã xác định XK những mặt hàng lợi thế của mình và những mặt hàng Việt Nam ít bất lợi nhất theo quan điểm của lợi thế so sánh, tham gia vào hoạt động ngoại thương Việt Nam chú trọng XK mặt hàng thế mạnh là nông sản và hàng tiêu dùng nhưng bên cạnh đó còn chú trọng những mặt hàng khác. 33 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Mô hình Heckscher-Ohlin: trước đây Việt Nam chủ yếu XK các mặt hàng thô có hàm lượng lao động cao như: than, cà phê, dầu thô, may mặc… đây là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế do có nguồn nguyên vật liệu phong phú, đa dạng; nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công rẻ… nhưng hiện tại Việt Nam đang tích cực và chủ trương thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ bên ngoài để thay thế mặt hàng XK theo hướng tăng mặt hàng có hàm lượng chất xám cao để tăng kim ngạch XK, đồng thời giảm các mặt hàng là nguyên liệu thô chưa qua sơ chế để sử dụng một cách có hiệu quả hơn các nguồn lực để phát triển kinh tế một cách bền vững. Việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết TMTD vào tình hình cụ thể của Việt Nam là việc làm cần thiết, góp phần nhận diện lợi thế so sánh của Việt Nam; trên cơ sở đó có những định hướng và giải pháp thích hợp nhằm phát huy và phát triển lợi thế so sánh của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới. Nắm bắt được tình hình, Việt Nam đã chủ trương mở cửa nền kinh tế. Sau khi gia nhập WTO (2007), Việt Nam chính thức bước chân vào trường quốc tế và đang nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới. Sự góp mặt của Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu thể hiện qua việc Việt Nam đã ký kết các Hiệp định Thương mại tự do. Thương mại tự do là chính sách phổ biến giữa các chính trị gia, doanh nhân và các nhà kinh tế. Các chuyên gia tin rằng thương mại tự do là một giải pháp hữu hiệu cho các nước bởi những lý do sau: Thị trường mở rộng, cơ hội mở rộng Hiệp định tự do thương mại khu vực tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ tự do qua biên giới bằng cách giảm các rào cản thương mại truyền thống như thuế quan, hạn ngạch và lệnh cấm. Thiết lập một môi trường thương mại không hạn chế và không thiên vị đã thúc đẩy cạnh tranh, truyền cảm hứng cho đổi mới và tạo ra lợi ích cho tất cả các bên. Mặc dù cạnh tranh quốc tế có thể gây tổn hại cho một số ngành trong nước nhưng cuối cùng nó cũng mang lại sự ổn định kinh tế và xã hội lớn hơn cho các quốc gia, nhiều cơ hội tiếp cận với các thị trường mới và tăng vốn cho các doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các mức giá thấp hơn và nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Nền kinh tế mạnh mẽ hơn Hiệp định tự do thương mại khu vực đặt các nước trên một con đường chung dẫn đến sự thịnh vượn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở lý thuyết về thương mại tự do và các tác động của các hiệp định thương mại tự do đến nền kinh tế Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ThS. Lê Vũ Tường Vy Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Trải qua nhiều thế kỷ, thực tiễn thường xuyên biến đổi, xã hội ngày càng hiện đại văn minh; nhưng các tư tưởng của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, đặc biệt là lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo vẫn còn sống mãi, vẫn được những con người của xã hội hiện đại tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào đời sống thực tiễn của mỗi quốc gia. Nghiên cứu các lý thuyết thương mại tự do (TMTD), Việt Nam đã mở cửa và công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo và khởi xướng đã tạo nên những gam màu tươi sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước. Tới nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, được xem là một trong những nước có nền kinh tế hướng xuất khẩu mạnh mẽ nhất trong khối các nước ASEAN. Trong tiến trình này có sự tác động không nhỏ của các hiệp định TMTD đã được ký kết. Bài viết tập trung phân tích cơ sở lý thuyết về TMTD và làm rõ các tác động của các hiệp định TMTD đến nền kinh tế Việt Nam. Từ khóa: FTA, hiệp định thương mại tự do, Thương mại tự do 1. Đặt vấn đề 1.1. Sự cần thiết lựa chọn vấn đề nghiên cứu Lý thuyết thương mại tự do (TMTD) là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, phát triển từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Lý thuyết sau bao giờ cũng có sự kế thừa và phát triển của lý thuyết trước và mang tính khoa học ngày càng cao, ngày càng sát với thực tiễn. minh họa là lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo là lý thuyết cơ sở cơ bản của thương mại quốc tế. Tuy vẫn còn một số hạn chế, nhưng lý thuyết lợi thế so sánh có một ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với mọi quốc gia. Những nhà kinh tế đi sau và theo Ricardo đã bổ sung và hoàn thiện lý thuyết lợi thế so sánh sát với thực tiễn, làm phong phú lý thuyết lợi thế so sánh. Việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết TMTD vào tình hình cụ thể của Việt Nam là việc làm cần thiết, góp phần nhận diện lợi thế so sánh của Việt Nam; trên cơ sở đó có những định hướng và giải pháp thích hợp nhằm phát huy và phát triển lợi thế so sánh của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới. Nghiên cứu các lý thuyết TMTD, vận dụng lý thuyết TMTD giải thích cho TMTD ở Việt Nam: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith: Việt Nam đã xác định được lợi thế của mình sản xuất nông nghiệp và sản xuất những mặt hàng sử dụng nhiều lao động. Trong thời gian này Việt Nam chủ yếu tập trung xuất khẩu những mặt hàng nông sản, những mặt hàng thô chưa qua sơ chế và sau này là những mặt hàng như dệt may, giày dép… những mặt hàng sử dụng nhiều lao động. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo: Việt Nam đã xác định XK những mặt hàng lợi thế của mình và những mặt hàng Việt Nam ít bất lợi nhất theo quan điểm của lợi thế so sánh, tham gia vào hoạt động ngoại thương Việt Nam chú trọng XK mặt hàng thế mạnh là nông sản và hàng tiêu dùng nhưng bên cạnh đó còn chú trọng những mặt hàng khác. 33 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Mô hình Heckscher-Ohlin: trước đây Việt Nam chủ yếu XK các mặt hàng thô có hàm lượng lao động cao như: than, cà phê, dầu thô, may mặc… đây là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế do có nguồn nguyên vật liệu phong phú, đa dạng; nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công rẻ… nhưng hiện tại Việt Nam đang tích cực và chủ trương thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ bên ngoài để thay thế mặt hàng XK theo hướng tăng mặt hàng có hàm lượng chất xám cao để tăng kim ngạch XK, đồng thời giảm các mặt hàng là nguyên liệu thô chưa qua sơ chế để sử dụng một cách có hiệu quả hơn các nguồn lực để phát triển kinh tế một cách bền vững. Việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết TMTD vào tình hình cụ thể của Việt Nam là việc làm cần thiết, góp phần nhận diện lợi thế so sánh của Việt Nam; trên cơ sở đó có những định hướng và giải pháp thích hợp nhằm phát huy và phát triển lợi thế so sánh của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới. Nắm bắt được tình hình, Việt Nam đã chủ trương mở cửa nền kinh tế. Sau khi gia nhập WTO (2007), Việt Nam chính thức bước chân vào trường quốc tế và đang nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới. Sự góp mặt của Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu thể hiện qua việc Việt Nam đã ký kết các Hiệp định Thương mại tự do. Thương mại tự do là chính sách phổ biến giữa các chính trị gia, doanh nhân và các nhà kinh tế. Các chuyên gia tin rằng thương mại tự do là một giải pháp hữu hiệu cho các nước bởi những lý do sau: Thị trường mở rộng, cơ hội mở rộng Hiệp định tự do thương mại khu vực tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ tự do qua biên giới bằng cách giảm các rào cản thương mại truyền thống như thuế quan, hạn ngạch và lệnh cấm. Thiết lập một môi trường thương mại không hạn chế và không thiên vị đã thúc đẩy cạnh tranh, truyền cảm hứng cho đổi mới và tạo ra lợi ích cho tất cả các bên. Mặc dù cạnh tranh quốc tế có thể gây tổn hại cho một số ngành trong nước nhưng cuối cùng nó cũng mang lại sự ổn định kinh tế và xã hội lớn hơn cho các quốc gia, nhiều cơ hội tiếp cận với các thị trường mới và tăng vốn cho các doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các mức giá thấp hơn và nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Nền kinh tế mạnh mẽ hơn Hiệp định tự do thương mại khu vực đặt các nước trên một con đường chung dẫn đến sự thịnh vượn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp định thương mại tự do Thương mại tự do Hoạt động kinh tế đối ngoại Mô hình Heckscher-Ohlin Xúc tiến thương mạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 358 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 345 0 0 -
17 trang 199 0 0
-
83 trang 108 0 0
-
Vấn đề phát triển bền vững trong lao động sau hai năm thực thi EVFTA
10 trang 103 0 0 -
12 trang 93 0 0
-
26 trang 59 0 0
-
Tác động của tự do hóa thương mại thế hệ mới đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
11 trang 49 1 0 -
Bài giảng Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế: chương 8 – ĐH Thương mại
11 trang 48 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế
195 trang 48 1 0