Danh mục

Cơ sở phương pháp biên soạn giáo trình dịch chủ đề du lịch

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 600.80 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiệm vụ của giáo trình: lựa chọn, phân tích, xử lý các từ, cụm từ, các cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc từ vựng-ngữ pháp khó đối với sinh viên trong từng bài học cụ thể; lựa chọn các bài đọc phù hợp với mục tiêu của khóa học, đảm bảo tính kế thừa các giáo trình đã học trong chương trình đào tạo của Bộ môn Dịch và tính độc lập của giáo trình về chủ đề Du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở phương pháp biên soạn giáo trình dịch chủ đề du lịch CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DỊCH CHỦ ĐỀ DU LỊCH PGS. TS Vũ Ngọc Vinh Cách đây khoảng 20 năm khoa tiếng Nga đã từng cho sinh viên đi thực tập dịch và kiến tập dịch tại các cơ quan có dùng tiếng Nga như Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu của đảng và nhà nước, các viện bảo tàng trên địa bàn Hà Nội … Kết quả thu được sau những đợt thực tập và kiến tập dịch tuy chưa cao, nhưng đây là dịp tốt nhất để sinh viên làm quen với các hoạt động nghề nghiệp, học hỏi và rút kinh nghiệm từ thực tế công việc và biêt cách xử lý công việc liên quan trực tiếp đến những vấn đề chuyên môn đã học và nghề nghiệp dịch. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do nhu cầu thực tế, trình độ của đa phần sinh viên giảm sút cộng với những điều kiện khó khăn khi tổ chức công việc từ cả hai phía (phía cơ quan tiếp nhận và phía cơ quan gửi đi) vấn đề kiến tập dịch không được tiếp tục duy trì và được thay thế bằng môn học dịch theo chủ đề “Du lịch”. Trong Chương trình đào tạo cử nhân có đinh hướng dịch của Trường Đại học Hà Nội, môn “Kiến tập dịch” là môn học bắt buộc, thời lượng dành danh cho môn học này là 30 tiết. Giáo trình dịch “chủ đề du lịch” lần đầu tiên được sưu tầm, biên soạn và đưa vào sử dụng tại Khoa tiếng Nga, Trường Đại học Hà Nội năm 2009 (khóa N05) là giáo trình mang tính kế thừa và phát triển các chủ đề đã học trong các giáo trình dịch viết và dịch nói hiện hành, tạo thành một tổng thể đồng bộ và thống nhất của Chương trình cử nhân ngoại ngữ, chuyên ngành tiếng Nga. Do thời lượng dành cho môn học hạn chế, Giáo trình dự kiến dạy có chọn lọc những phần tài liệu thích hợp với điều kiện cụ thể của lớp học theo sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo trình được biên soạn dựa trên những nguyên lý của giáo học pháp hiện đại và những đặc điểm cơ bản của dịch như một hoạt động lời nói đặc biệt bằng hai thứ tiếng. 1) Mục tiêu của giáo trình 1.1. Trang bị tài liệu để hình thành các kỹ xảo, kỹ năng hoạt động dịch từ khi tiếp nhận văn bản gốc đến khi hình thành và truyền đạt văn bản dịch cho người nhận. Ngoài ra, các tài liệu trong giáo trình còn là cơ sở để người học có thể sử dụng trực tiếp trong giao tiếp lời nói khi cần phải trình bày những vấn đề liên quan bằng tiếng Nga. 1.2. Cung cấp vốn từ vựng-cú pháp thích hợp theo từng chủ đề thông tin của bài học, đặc biệt các từ đặc thù văn hóa Việt Nam và phương thức dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nga: phiên âm, phiên chữ (hoặc để nguyên dạng gốc chữ la tinh) và dịch nghĩa. Thông qua các phương thức dịch này sinh viên có thể nhận biết và phân tích những ưu, khuyết điểm của mỗi trường hợp cụ thể để áp dụng trong thực hành dịch và giao tiếp thông thường. 2 1.3. Trang bị, bổ sung và phát triển những kiến thức về đất nước, con người Việt Nam một cách khách quan, đem lại một cách tiếp cận mới, chân thực, sinh động về thực tiễn Việt Nam qua con mắt người Nga. Đặc điểm khác biệt lớn nhất của giáo trình “Dịch chủ đề du lịch” này so với các giáo trình dịch khác là nội dung tài liệu và cách thức tiến hành giờ học thực hành dịch. - Về nội dung tài liệu: Nội dung chủ yếu của giáo trình được lấy từ những bài viết nguyên bản của người Nga – những người khách du lịch đến Việt Nam. Đây là những bài viết sống động nhất về thực tiễn Việt Nam trên cơ sở trải nghiệm của khách du lịch từ cuộc sống, từ những chuyến đi thăm quan trên các nẻo đường của đất nước Việt Nam, những khám phá được về đất nước tươi đẹp, bình an và về con người Việt Nam mến khách, nhân hậu, cần cù, yêu lao động. Những gì mà khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam cảm nhận được, đặc biệt là những đặc thù văn hóa tạo cơ sở cho những suy tư, trăn trở về những chuyến đi du lịch và đúc kết thành kinh nghiệm, bài học, lời khuyên sát sườn, chân thành nhất của họ đối với những khách du lịch lần đầu tiên đến Việt Nam. Về mặt ngôn ngữ, sinh viên sẽ thấy được cách xử lý dịch và diễn đạt của người Nga những từ đặc thù văn hóa Việt Nam một cách nguyên khai, dễ hiểu và phong phú. Nhìn chung, phong cách ngôn ngữ trong giáo trình này mang tính chất văn học (ký sự, phóng sự, nhật ký...) và hội thoại nhiều hơn là phong cách báo chí-chính luận trang trọng mà sinh viên đã học trong các giáo trình dịch trước đây. - Về cách thức tiến hành giờ dạy/học theo giáo trình: Để tiến hành giờ học tiết kiệm thời gian và có hiệu quả nhất, trước mỗi buổi học sinh viên cần đọc kỹ tài liệu, chuẩn bị dịch viết ở nhà, đánh dấu những chỗ khó hiểu, không hiểu hoặc không dịch được để trao đổi tại lớp. Trên lớp, căn cứ vào từng bài cụ thể có thể áp dụng các hình thức sau: Dịch viết toàn bộ hay một phần văn bản; kể lại tóm tắt nội dung văn bản đang học với tư cách là hướng dẫn viên du lịch; tự tìm các tài liệu bằng tiếng Việt có độ khó trung bình, phù hợp với chủ đề của bài đang học trong g ...

Tài liệu được xem nhiều: