Thông tin tài liệu:
Kẽm là khoáng chất vi lượng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, lượng kẽm mà cơ thể chúng ta khác nhau. Cơ thể con người cần bao nhiêu kẽm?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ thể bạn cần bao nhiêu kẽm là đủ?
Cơ thể bạn cần
bao nhiêu kẽm là
đủ?
Kẽm là khoáng chất vi lượng có tầm quan trọng đặc biệt đối
với sức khỏe con người. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn khác
nhau trong cuộc đời, lượng kẽm mà cơ thể chúng ta khác nhau.
Cơ thể con người cần bao nhiêu kẽm?
Kẽm (Zn) đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các quá trình sinh
hoá trong cơ thể. Kẽm giúp đảm bảo cân bằng hàm lượng đường
trong máu, giảm tốc độ chuyển hóa của cơ thể, ảnh hưởng đến quá
trình phân chia và tổng hợp AND. Kẽm đặc biệt quan trọng đối với
khả năng đề kháng cuả cơ thể.
Ở mỗi độ tuổi, cơ thể cần lượng kẽm khác nhau:
- Dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
- Từ tháng thứ 7 đến 12 tháng tuổi: 3mg/ ngày
- Từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày
- Đối với nam giới: từ 9-13 tuổi cần 8mg/ ngày; trên 14 tuổi cần
11mg/ ngày
- Đối với nữ giới: từ 14-18 tuổi cần 9mg/ ngày; trên 19 tuổi cần
8mg/ ngày; phụ nữ có thai cần 11-12mg/ ngày; phụ nữ đang cho
con bú cần 12-13mg/ ngày
Đối tượng nào có nguy cơ thiếu kẽm?
Nếu ăn uống không cân bằng dinh dưỡng, ai cũng có nguy cơ thiếu
kẽm. Dấu hiệu thường thấy của tình trạng này là kém ăn, rụng tóc,
tiêu chảy, suy giảm chức năng sinh lý, đau mắt, sút cân, lâu lành
các thương tổn, trẻ em chậm lớn. Một số nhóm đối tượng có nguy
cơ thiếu kẽm cao hơn hẳn những người khác, cụ thể là:
- Những người ăn chay: Nhóm đối tượng này có nguy cơ thiếu
kẽm cao nhất do thực đơn không có thịt, trong khi phần lớn lượng
kẽm có nguồn gốc từ các loại thịt.
- Người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa: Đây là những người thiếu kẽm
do khả năng hấp thu kẽm của cơ thể giảm sút bởi sự rối loạn hoạt
động của các cơ quan tiêu hóa.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Cơ thể người mẹ cần phải được bổ
sung nhiều kẽm hơn mức bình thường để đủ kẽm cung cấp cho thai
nhi hoặc trẻ nhỏ. Nếu không lưu ý ăn uống cân bằng, người mẹ rất
dễ bị thiếu hụt kẽm.
- Nhóm người nghiện rượu: Rượu phá hủy cơ chế hấp thu dưỡng
chất của hệ tiêu hóa, hậu quả là kẽm cũng bị đào thải qua đường
nước tiểu khiến 50% số người nghiện rượu có hàm lượng kẽm
trong cơ thể rất thấp.
Ăn như thế nào để đảm bảo lượng kẽm được hấp thu tối đa?
Trước hết cần tăng cường các loại thực phẩm giầu kẽm như trai,
sò, cua, thịt bò, tôm, hạt bí ngô…
Tiếp theo cần phải đặc biệt lưu ý đến cách thức chế biến thức ăn
nhằm bảo toàn tối đa lượng kẽm chứa trong chúng. Một số chỉ dẫn
cụ thể cho chị em phụ nữ nội trợ là:
- Không nên nấu thực phẩm quá kỹ: Thực phẩm nấu kỹ sẽ làm thất
thoát đáng kể lượng vitamin và khoáng chất trong chúng, bao gồm
cả kẽm, mức thất thoát tối đa có thể lên tới 70%.
- Tích cực sử dụng thực phẩm nguyên chất: Thực phẩm càng ít qua
chế biến càng bảo toàn tốt hàm lượng kẽm, do đó nên lựa chọn
hình thức luộc, hấp cách thủy, hạn chế các món xào, rán.
- Tăng cường thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày: Phần lớn lượng
kẽm cung cấp cho cơ thể đều từ thịt, do đó ăn thịt sẽ giúp đảm bảo
đủ hàm lượng kẽm cơ thể cần.
- Tăng cường thực phẩm ngũ cốc: Đặc biệt là các sản phẩm làm từ
đậu đỗ.
- Hạn chế tối đa bia rượu: Loại đồ uống này làm suy giảm khả
năng hấp thu của hệ tiêu hóa, đồng thời lại tăng tần suất tiểu tiện.
Nếu sử dụng nhiều sẽ làm giảm mức độ hấp thu kẽm của hệ tiêu
hóa, đồng thời đẩy mạnh sự đào thải nguyên tố này qua đường
nước tiểu.
Ngược lại, nếu lạm dụng kẽm sẽ dẫn đến nguy cơ thừa kẽm với
hàng loạt các triệu chứng như đắng miệng, đau dạ dày, buồn nôn,
tiêu chảy, xuất hiện chứng chuột rút, cảm giác có vị kim loại trong
miệng…