Người nào muốn sống một cách an toàn, tránh mọi sự thiệt hại thì có thể đi "bảo hiểm". Có thể bảo hiểm gần đủ mọi thứ: bảo hiểm nhà cửa, đồ đạc, đồ tư trang. Tranh ảnh, đồ cổ, thư viện phòng khi bị cháy, bị nước cuốn, bị ăn cắp; bảo hiểm rừng, ruộng lúa, đồng cỏ phòng mưa đá, nắng hạn, bị cháy hay bị lụt; bảo hiểm trâu bò phòng bị bệnh, bảo hiểm nhân viên, xe cộ, khách đi xe phòng tai nạn, bảo hiểm gia đình phòng khi mình chết sớm mà vợ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Có thể mua sự an toàn được không?
Có thể mua sự an toàn được không?
Người nào muốn sống một cách an toàn, tránh mọi sự thiệt hại thì có
thể đi bảo hiểm. Có thể bảo hiểm gần đủ mọi thứ: bảo hiểm nhà cửa, đồ
đạc, đồ tư trang. Tranh ảnh, đồ cổ, thư viện phòng khi bị cháy, bị nước cuốn,
bị ăn cắp; bảo hiểm rừng, ruộng lúa, đồng cỏ phòng mưa đá, nắng hạn, bị
cháy hay bị lụt; bảo hiểm trâu bò phòng bị bệnh, bảo hiểm nhân viên, xe cộ,
khách đi xe phòng tai nạn, bảo hiểm gia đình phòng khi mình chết sớm mà
vợ con khỏi bị khốn khổ; bảo hiểm chính thân ta nữa phòng lúc về già khỏi
bị nghèo túng. Các vũ nữ có thể bảo hiểm cặp giò, cách danh ca có thể bảo
hiểm giọng hát, v...v...
Nhưng nếu công ty bảo hiểm của tôi vỡ nợ thì sao? Có sao đâu, vì
chính công ty của bạn đã bảo hiểm lại ở một hoặc nhiều công ty khác rồi.
Vậy thì người ta có thể nghĩ rằng người nào đã bảo hiểm là được sống an
toàn, khỏi lo sợ gì hết.
Nhưng thế nào là bảo hiểm đã? Một ngôi nhà đã bảo hiểm hỏa hoạn
sẽ không bao giờ cháy ư? Một người bảo hiểm nhân mạng sẽ không chết ư?
Dĩ nhiên là chết chứ. Cũng chết như người không bảo hiểm, không hơn mà
cũng không kém. Nhưng nếu bảo hiểm thì thiệt hại được bù tiền. Vậy sinh
mạng có thể bù bằng tiền được ư? Và nếu bọn đạo chích ăn cắp một bức
tranh tôi quý lắm thì số tiền hãng bảo hiểm trả cho tôi có làm cho tôi mua lại
được bức tranh đó không? Trong một tai nạn xe hơi tôi làm cho một người
bị thương nặng, sự bồi thường của hãng bảo hiểm có bù lại được sự tàn tật
của người đó không? Mấy thí dụ đó đủ cho ta thấy rằng trông mong vào sự
bảo hiểm để được an toàn thì không khác gì chỉ nhận có mỗi một thứ giá trị,
tức giá trị của tiền bạc, nhận rằng tiền bạc tránh cho ta mọi sự rủi ro, bất
công trong đời sống ...
Thí dụ một người cách đây mười năm được hưởng một di sản là hai
chục triệu quan thời đó. Số vốn đó dùng làm gì? Không lẽ để nó nằm yên
trong tủ bạc, người đó đem mua cổ phần. Nhưng bây giờ giá cổ phần cứ
xuống hoài, người đó đâm ra lo lắng. Hoặc bỏ tiền ra mua một miếng đất, hi
vọng đầu cơ thì bây giờ bán không ai mua hoặc chỉ bán được nửa giá. Hoặc
nghe ai xúi dại, mua những mĩ phẩm, bây giờ thấy mất giá, mà có bán lỗ
cũng chẳng ai mua vì không ai có tiền hoặc thị hiếu của người ta đã thay đổi,
không ai thích những vật đó nữa. Hoặc đem tiền mua vàng và bây giờ thấy
giá vàng không lên, chẳng có lợi gì cả.
Dù sao thì không ai bảo hiểm cho người đó khỏi bị nạn lạm phát tiền
tệ mạnh mẽ hoặc âm thầm. Rồi làm sao bảo hiểm đề phòng một cuộc kinh tế
khủng hoảng khắp thế giới? Bảo hiểm đề phòng đất đai bị trưng thu vì công
ích? Phòng đứa con trai mình thiếu nợ mà xin mình giúp đỡ tiền bạc? Phòng
số vốn của mình tiêu tan lần đầu vì đau ốm, thất nghiệp?
Tài sản là cái gì bấp bênh nhất, tới nỗi có rất nhiều tiền của, chúng ta
cũng không thấy được an toàn. Còn nhiều cái khác cũng không thấy được
đảm bảo một cách vĩnh viễn, như sức khỏe, sự bình quân về tinh thần, tình
yêu thương. Có thể bảo hiểm để phòng vợ hay chồng có ngoại tình không?
Phòng tài năng mình suy giảm không? Phòng thị hiếu công chúng thay đổi
không? Phòng một bạn đồng sự trẻ hơn mình, hoạt động hơn mình hất mình
không? Phòng cảnh âu sầu của tuổi già không? Phòng mặc cảm tội lỗi
không?... Có thể bạn bảo tôi: Thôi xin bà ngừng lại, đừng bôi nhọ thêm bức
tranh vân cẩu nữa, chỉ tổ làm cho người ta sợ sống!.
Xin bạn kiêm tâm. Tôi sắp chỉ cách bảo hiểm cho bạn và tôi phòng
nỗi sợ đó. Xin bạn nghe kỹ câu chuyện có thật này: năm 1941, một cặp vợ
chồng nọ đã đứng tuổi, ở Dortmund, muốn tránh bom, mướng một căn nhà
nhỏ ở giữa rừng, tại Souabe. Nhưng năm 1943, sau khi tấn công địch, một
phi cơ đồng minh bay trở về căn cứ, thả nốt trái bom cuối c ùng và trái bom
rớt đúng xuống căn nhà, cả hai vợ chồng đều bị vùi thây dưới đám gạch vụn,
còn nhà họ ở Dortmund được nguyên vẹn mặc dầu phi cơ địch mấy lần thả
bom xuống thị trấn đó. Nghe câu chuyện thê thảm ấy, ai cũng nói: Không ai
tránh được số mạng. Nhưng người ta cũng có thể nói rằng chỉ nghĩ trước
hết tới sự an toàn của mình thôi thì không khác gì khiêu khích số mạng.
Nhiều khi một thiếu nữ được cha mẹ lo lắng dạy dỗ, trông chừng từng phút
thì lại đâm hư. Có những đứa nhỏ, cha mẹ giữ vệ sinh rất kĩ, thì lại dễ đau
ốm. Những bà vợ ghen tuông, dò xét chồng hoài thì lại dễ bị chồng phụ tình.
Vậy, ta lo lắng, mãnh liệt bám vào cái gì thì cái đó tuột ra khỏi.
Như vậy có nghĩa gì không? Không có nghĩa gì cả đối với một người
chỉ coi của cải, đất cát, uy quyền, sự thành công là hạnh phục, vì mất những
cái đó là mất luôn cả lẽ sống. Khi chứng khoán mất giá, nhiều người bị phá
sản, tự tử vì không còn đủ sức sống trong cảnh nghèo khổ bấp bênh.
Rốt cuộc sợ mất của cải hay một vật quen thuộc nào, chỉ là do cái tật
thiếu tinh thần thích ứng. Sau khi chịu nhiều sự mất mát nặng nề, người ta
dễ thích ứng hơn với vận rủi; người ta ít lo lắng hơn, tinh thần khoáng đạt
...