Vì sao điện thoại công cộng dễ truyền nhiễm bệnh? Trong cuộc sống hiện đại, điện thoại đã trở thành công cụ giao dịch thông tin rất phổ cập. Điện thoại có ở gia đình, văn phòng cơ quan, ngoài đường phố... Có thể nói hầu như hằng ngày, chúng ta đều tiếp xúc với điện thoại. Chính vì thế cho nên các bác sĩ khuyên chúng ta phải chú ý vệ sinh máy điện thoại để đề phòng chúng truyền bệnh sang người. Vì sao máy điện thoại lại có thể truyền bệnh được? Nguyên là một máy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ thể người - Phần 12 Cơ thể người Phần 12 167. Vì sao điện thoại công cộng dễ truyền nhiễm bệnh? Trong cuộc sống hiện đại, điện thoại đã trở thành công cụ giao dịchthông tin rất phổ cập. Điện thoại có ở gia đình, văn phòng cơ quan, ngoàiđường phố... Có thể nói hầu như hằng ngày, chúng ta đều tiếp xúc với điệnthoại. Chính vì thế cho nên các bác sĩ khuyên chúng ta phải chú ý vệ sinhmáy điện thoại để đề phòng chúng truyền bệnh sang người. Vì sao máy điện thoại lại có thể truyền bệnh được? Nguyên là mộtmáy điện thoại, nhất là máy điện thoại công cộng, hằng ngày bị nhiều ngườisử dụng, trong số đó có người khỏe, có người mang v16i khuẩn, kể cả bệnhnhân. Khi họ gọi, vi khuẩn bệnh trong miệng bắn theo nước bọt vào ốngđiện thoại. Ở đó, khuẩn bệnh nhờ điều kiện tối và ẩm mà sinh sôi nảy nở.Khi người khác sử dụng, nếu miệng để gần ống nói, sẽ có khả năng hấp thukhuẩn bệnh vào miệng. Các nhà y học đã kiểm tra tìm kháng nguyên bệnh viêm gan B trênđiện thoại công cộng và phát hiện thấy tỷ lệ dương tính là 4%. Điều đóchứng tỏ tình trạng ô nhiễm của điện thoại là không thể xem thường. Quakiểm tra, họ còn phát hiện thấy ngoài độc tố bệnh viêm gan B, trong ống nóiđiện thoại còn có hơn 480 loại vi khuẩn và độc tố bệnh. Nói chung, điệnthoại có tần số sử dụng càng cao thì khuẩn bệnh càng nhiều. Do đó, có thểthấy máy điện thoại đã trở thành kẻ môi giới quan trọng trong truyền bệnh. Để đề phòng máy điện thoại truyền bệnh, bình thường, ta nên tẩy độccho máy; khi gọi điện thoại phải chú ý để miệng cách xa ống nói, không nênáp ống nghe điện thoại sát mặt, không nên nói to để đề phòng nước bọt bắnvào máy. Ngoài ra, những người có bệnh đường hô hấp và bệnh truyềnnhiễm đường tiêu hóa không nên trực tiếp gọi điện thoại; còn người khỏesau khi gọi điện thoại nên rửa tay sạch sẽ rồi mới đụng vào thức ăn. Đươngnhiên, khi có điều kiện, nên sử dụng màng tiêu độc cho điện thoại để trừ mùihôi và diệt khuẩn. 168. Vì sao thân thể nổi nốt mề đay? Có người sau khi ăn đồ bỗng nhiên cảm thấy toàn thân phát ngứa, nổicác nốt đỏ màu hồng hoặc màu trắng sáng, đó là mề đay. Thông thường, nốtmề đay có to có nhỏ, nhỏ như hạt gạo, to có thể rộng hơn cả bàn tay. Thờigian nổi mề đay thường không quá 24 giờ, nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Mề đay hình thành như thế nào? Các nhà y học giải thích rằng, ngườithường phát sinh mề đay là những người cơ thể rất nhạy cảm. Khi một sốchất đặc biệt nào đó được đưa vào cơ thể thì cơ thể sản sinh ra một chất đểkháng cự lại. Trong quá trình đề kháng, một số tổ chức, tế bào nào đó phátsinh biến đổi, nhả ra một số chất đặc biệt, khiến cho mạch máu giãn ra,huyết thanh thẩm thấu vào trong tổ chức da. Trong da, hàm lượng huyếtthanh tăng lên, làm cho da phình lên, sản sinh ra mề đay. Khi huyết thanhtrong da được hấp thu hết thì mề đay cũng biến mất. Bình thường, ta ăn một số thức ăn biển nhưng không bị mề đay. Nếumệt mỏi quá mức hoặc uống rượu quá nhiều, đồng thời ăn thịt hoặc ăn cánhiều, đường ruột và dạ dày sẽ không tiêu hóa hết hoàn toàn các chấtanbumin; đó cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh mề đay. Khi cơ thể có bệnh mạn tính, như viêm ruột thừa mạn tính, sâu răng,trong đường ruột có ký sinh trùng hoặc cảm nhiễm vi khuẩn, ta đều có thể bịmề đay. Cá biệt có người vì sợ lạnh hoặc sự kích thích của nóng bức cũng sẽsinh ra mề đay. Có người khi uống thuốc hoặc sau khi tiêm đã bị nổi mề đay, đó là dodị ứng thuốc gây nên. Nếu phát sinh mề đay, nên tìm rõ nguyên nhân. Khi tìm không ranguyên nhân, nên dùng biện pháp kháng dị ứng để chữa trị. 169. Vì sao vào mùa hè, trẻ em dễ bị rôm, mụn nhọt? Rôm và mụn nhọt đều do khuẩn cầu bồ đào thâm nhập vào da gây ra,xuất hiện nhiều vào mùa hè, nhất là ở trẻ em. Da giống như cái áo ngoài để bảo vệ cơ thể. Trên mặt da tồn tại đủ cácloại vi khuẩn, trong đó có cầu khuẩn bồ đào. Một khi da bị phá hoại (thậmchí sự phá hoại mắt thường không nhìn thấy được), cầu khuẩn sẽ thừa cơxâm nhập, tác oai tác quái. Trước đây, có người từng kiểm tra tình trạng vikhuẩn trên da, họ thống kê số vi khuẩn trong bồn tắm của một người sau khitắm và phát hiện: người tương đối sạch có hơn 8,5 triệu con vi khuẩn, cònngười tương đối bẩn thì có hơn 1,21 tỷ con. Mùa hè, khi bạn ra mồ hôi nhiều và không được kịp thời lau sạch thìmồ hôi sẽ bị phân giải, những chất sản sinh ra trở thành môi trường màu mỡcho vi khuẩn phát triển. Trên mặt da toàn thân có khoảng hơn 2 triệu tuyếnmồ hôi, giống như đã có hơn 2 triệu cánh cửa mở ra, làm cho vi khuẩn có thểxâm nhập bất cứ khi nào để gây nên rôm hoặc mụn nhọt. Da của trẻ em đặc biệt non mềm và hồng nhuận; đó là vì da trẻ khámỏng, các mạch máu dưới da phong phú, chất sừng có tác dụng bảo vệ trênmặt da cũng rất mỏng. Vì vậy, nó càng dễ bị xây xước, ...