Danh mục

Cơ thể người - Phần 9

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.28 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vì sao từ trên cao nhìn xuống, ta cảm thấy hồi hộp và tay chân yếu đi? Khi xem người biểu diễn "tiếp xúc với điện", ta liền tránh ra. Khi trong lòng nghĩ đến những chuyện vui trước đây, ta bỗng sung sướng cười lên; khi nhìn thấy mây đen đầy trời ta biết được trời sắp mưa; khi nhìn thấy dấu chân trên mặt đất ta biết rằng có người đã đi qua... Tất cả những điều này đều được hình thành trên cơ sở phản xạ có điều kiện. Từ trên cao nhìn xuống, tim hồi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ thể người - Phần 9 Cơ thể người Phần 9 123. Vì sao từ trên cao nhìn xuống, ta cảm thấy hồi hộp và taychân yếu đi? Khi xem người biểu diễn tiếp xúc với điện, ta liền tránh ra. Khitrong lòng nghĩ đến những chuyện vui trước đây, ta bỗng sung sướng cườilên; khi nhìn thấy mây đen đầy trời ta biết được trời sắp mưa; khi nhìn thấydấu chân trên mặt đất ta biết rằng có người đã đi qua... Tất cả những điềunày đều được hình thành trên cơ sở phản xạ có điều kiện. Từ trên cao nhìn xuống, tim hồi hộp, chân run cũng là do nguyên lýđó. Khi nhìn từ trên cao xuống, ta sẽ đồng thời liên tưởng đến kinh nghiệmtrong quá khứ bị ngã, do đó hiểu được hậu quả nguy hiểm của việc ngã từtrên cao xuống. Vì vậy, tim sẽ đập liên hồi, chân tay mềm nhũn ra. Nhữngphản xạ tâm lý này của con người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trườngvà tính năng động chủ quan. Nếu ta để cho một người mù đứng trên đỉnh nhàlầu cao mười tầng mà không báo cho anh ta biết trước thì chưa chắc ngườiđó đã có cảm giác run sợ. Khi đứng trên đỉnh núi cao, nhìn ra phương xa tacó cảm giác thoải mái, nhưng khi đứng trên một vách tường dựng đứng, nhìnxuống vực sâu thì ta sẽ trở nên sợ hãi. Người mới học nhảy dù tuy rất lo sợnhưng khi đã khắc phục được tâm lý hoang mang đó thì sẽ bình tĩnh nhảyvào trong không trung, không sợ gì cả. 124. Vì sao phải đề phòng bệnh béo phì từ bé? Cùng với mức sống được nâng cao, tỷ lệ bệnh béo phì có xu hướngtăng lên rõ rệt. Béo phì không những ảnh hưởng đến thể hình mà còn dễ phátsinh nhiều loại bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh động mạch vành,máu nhiều mỡ, sỏi mật và thống phong... Do đó, việc giảm béo cho cơ thểngày càng được nhiều người coi trọng. Vì trẻ em béo dễ bị phát triển thànhngười lớn béo nên các nhà khoa học kêu gọi đề phòng bệnh béo phì từ bé. Ở trẻ em béo phì, lớp mỡ dưới da có trọng lượng vượt quá 20% so vớinhững trẻ em cùng tuổi, có cùng chiều cao. Mỡ thừa được tích trữ dưới haiphương thức: một là số lượng tế bào mỡ tăng lên; hai là lượng mỡ trong tếbào mỡ tăng cao. Trẻ em phát phì phần nhiều là do số tế bào mỡ tăng lên, đólà dạng béo sau này rất khó giảm. Biện pháp giảm béo chỉ có thể giúp các tếbào mỡ nhỏ đi nhưng không thể giảm số tế bào mỡ. Vì vậy, đề phòng béo từbé là điều vô cùng quan trọng. Việc đề phòng trẻ em phát phì nên bắt đầu từ lúc sơ sinh. Trẻ em saukhi sinh ra nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4-5 tháng đầu, không nuôi bằngthức ăn đặc hoặc có men amilase. Nếu trong gia đình có người bị bệnh phátphì hoặc khi trọng lượng trẻ em vượt quá phạm vi bình thường, nên cẩn thậnhết sức để sớm có phương pháp thức ăn uống hợp lý. Thức ăn phải ít chấtđường, ít mỡ, bảo đảm anbumin. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế thứcăn ngọt. Phải tham gia rèn luyện thể dục và các hoạt động ngoài trời. 125. Vì sao giảm béo khó đến thế? Cùng với mức sống không ngừng được nâng cao, thân thể mọi ngườingày càng béo hơn. Rất nhiều người bị giày vò vì béo quá, tìm muônphương ngàn kế để cho thân thể được thanh mảnh hơn. Do đó, giảm béokhông những trở thành đầu đề câu chuyện được nhiều người quan tâm màcòn cuốn hút cả sự chú ý của các nhà khoa học. Qua đủ kiểu thực nghiệm,các nhà khoa học đã đưa ra nhiều lý luận và biện pháp nhằm giảm béo,nhưng đáng tiếc là hiệu quả đều chưa mấy khả quan. Vì sao giảm béo lại khókhăn đến thế? Để giảm béo có hiệu quả, trước hết, phải tìm hiểu nguyên nhân khiếncho cơ thể béo. Cách giải thích thông thường nhất là nhiệt lượng đưa vào cơthể nhiều quá, làm cho cơ thể không ngừng tích lũy mỡ, gây béo phì. Việc ăn ít, ăn kiêng đã rất nhanh trở thành phương pháp giảm béothịnh hành nhất. Nhiều người để đạt được mục đích giảm béo đã nhịn đói,nhịn khát, khống chế ăn uống, hằng ngày chỉ ăn không quá 3700 Jun. Nhưnghậu quả của nó khá tai hại. Một số người mắc phải chứng chán ăn, thân thểtrở nên yếu đuối vô cùng. Các nhà khoa học ở Đại học Alapama cho rằng: Tổng nhiệt lượng dothức ăn cung cấp bao nhiêu không quan trọng mà điều cốt yếu là phải ănnhững thực phẩm có khối lượng lớn nhưng nhiệt năng thấp. Như vậy thì chodù ăn nhiều cũng không hề gì. Những thức ăn dưới đây được coi là tươngđối lý tưởng: rau xanh không chứa bột (đậu xanh, rau sống, cà rốt, dưachuột, rau thơm), hoa quả tươi và những thực phẩm được nấu chín chưa quatinh chế (khoai lang, ngô, đậu). Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhượcđiểm. Khi bạn cho rằng ăn kiêng đã thành công, đạt được mục đích giảm béonhư đã định, nếu thay đổi thức ăn thì thể trọng rất nhanh trở về như cũ, thậmchí còn béo hơn trước. Về sau, tiến sĩ Japosther Laifuli (Mỹ) đã đưa ra một cách nhìn nhậnmới. Ông cho rằng cơ thể vốn có bản năng tự nhiên để đề kháng tăng trọnglượng. Vì vậy, cho dù ăn nhiều hay ít, thân thể đều duy trì trọng lượng trongmột phạm vi nhất định. Phương pháp giảm ...

Tài liệu được xem nhiều: