Thông tin tài liệu:
Em xinh, em mặc áo nào cũng xinh Boócđanôvích(1) Trang viên của Ivan Pêtơrôvích Bêrêxtốp ở vào trong những tỉnh xa xôi của chúng ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cô Tiểu Thư Nông DânCô Tiểu Thư Nông Dân Sưu Tầm Cô Tiểu Thư Nông Dân Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 18-October-2012Em xinh, em mặc áo nào cũng xinhBoócđanôvích(1)Trang viên của Ivan Pêtơrôvích Bêrêxtốp ở vào trong những tỉnh xa xôi của chúng ta. Thuở còntrẻ lão tòng ngũ trong quân cận vệ, đến đầu năm 1797 hồi hưu(2), trở về trại ấp riêng của mìnhvà từ bấy giờ không rời khỏi nơi ấy nữa. Lão kết hôn với một phụ nữ quý tộc nghèo, bà tao chếtkỳ ở cữ, giữa lúc lão đang đi săn. Chẳng bao lâu công việc trại ấp đã làm cho lão khuây khoả.Lão cho xây nhà theo bản đồ án thiết kế tự vẽ lấy, dựng lên một xưởng dệt dạ trong trại ấp củamình, tăng lợi nhuận lên gấp ba lần, và bắt đầu tự cho mình là kẻ thông minh nhất trong vùng.Về ý nghĩ này của lão thì những bạn láng giềng cũng không ai phản đối; họ vẫn thường cùng giađình và đem cả chó nữa đến nhà lão ăn uống. Ngày thường lão mặc áo nhung ngắn, ngày hộilão khoác chiếc áo lễ bằng dạ do nhà lão dệt ra. Lão tự tay ghi lấy những khoảng chi tiêu vàchẳng đọc gì hết ngoài tập Tin tức của Pháp viện tối cao(3). Nói chung, mọi người đều yêumến lão, mặc dù họ vẫn cho là lão hợm mình. Không giao hảo với lão thì chỉ có GrigôriIvanôvích Murômxki, kẻ láng giềng gần nhất. Lão này là một tay quý tộc Nga chính cống. Lãođã vung phí hết phần lớn gia tài ở Mát-xcơ-va, và đến khi goá vợ lão về ở cái trại ấp cuối cùngcòn sót lại. Nơi đây, lão cũng tiếp tục vung phí, nhưng lại theo một cách thức khác. Lão chămbón một khu vườn theo kiểu Anh và đã ném vào đấy gần hết các khoản thu nhập còn lại. Lũ giữngựa nhà lão ăn mặc theo kiểu giô-kề* bên Anh. Con gái lão cũng có một người đàn bà Anhchăm nom. Đồng ruộng của lão cũng trồng trọt theo kiểu Anh:Nhưng với cách trồng lạ, lúa mì Nga không mọc(4), và mặc dù đã giảm bớt các khoản chi tiêu đikhá nhiều, thu nhập của lão Grigôri Ivanôvích cũng vẫn không tăng thêm lên được. Và tuy ởthôn quê mà lão vẫn tìm được cách chồng chất thêm những món nợ mới. Tuy vậy, người ta vẫnkhông thể xem lão như là một người ngốc vì lão là người đầu tiên trong các địa chủ của tỉnh đãđem trại ấp mình giao cho Hội đồng giám hộ trông nom(5), một hành động mà thời ấy người tacho là khó hiểu và táo bạo. Trong số những người chê bai lão này thì Bêrêxtốp là người tỏ rakhe khắt nhất. Thù ghét mọi sự canh tân là một nét đặc biệt trong bản tính của Bêrêxtốp. Lãokhông thể nào giữ được bình tĩnh khi nói đến thói sùng Anh của kẻ láng giềng và luôn luôn tìmdịp chỉ trích thói ấy. Những khi đưa khách đi xem các trại ấp, hễ khách có khen ngợi cách quảnlý của lão, thì lão cười ranh mãnh trả lời: Thưa vâng, ở nhà tôi không phải như ở nhà ông lánggiềng Grigôri Ivanôvích. Tội gì mà lại phá sản theo lối Anh! Tốt hơn là hãy no đủ theo lối Nga làđược rồi. Những lời lẽ châm chọc tương tự như thế, được các ngài láng giềng sốt sắng đem đếnTrang 1/14 http://motsach.infoCô Tiểu Thư Nông Dân Sưu Tầmtai Grigôri Ivanôvích với những lời bổ sung và giải thích thêm. Cũng giống hệt như các nhà báocủa chúng ta, lão sùng Anh này không thể kiên nhẫn chịu đựng những lời phê bình. Lão phátkhùng lên và mệnh danh các nhà phê bình ác khẩu kia là đồ quê mùa, đồ gấu.Quan hệ giữa hai trại ấp đang trong tình trạng ấy thì con trai lão Bêrêxtốp về làng. Anh chàngnày đã từng học qua trường đại học X. và có nguyện vọng muốn tòng ngũ. Nhưng cha chàngkhông đồng ý. Mà phục vụ trong hàng văn quan thì chàng trai trẻ này tự cảm thấy là hoàn toànkhông có khả năng. Hai cha con chẳng ai chịu ai, và chàng Alếchxây trong khi chờ đợi vẫn bìnhtĩnh sống cuộc đời quý tộc nông thôn, để sẵn bộ ria(6) để chờ dịp.Alếchxây quả là một thanh niên tuấn tú. Nếu cái thân hình cân đối của chàng mà không được bỏtrong bộ quân phục, nếu đáng lẽ xuất hiện trên mình ngựa mà chàng đem lại tuổi trẻ gò lưngtrên bàn giấy văn phòng thì thật là đáng tiếc. Nhìn thấy chàng đi săn, luôn luôn phóng ngựa ởhàng đầu, chẳng thèm để ý đến đường sá, những người láng giềng đều nhất trí bảo rằng anhchàng này chẳng bao giờ trở nên một ông chánh văn phòng cho ra hồn được. Các cô tiểu thưđể mắt đến chàng, có những cô còn nhìn chàng mê mệt nữa là khác. Nhưng Alếchxây ít lưu ýđến họ, và họ đoán rằng sở dĩ chàng lãnh đạm chắc là chàng đã có nhân tình, nhân ngãi ở đâurồi. Quả có như thế, họ đã chuyền tay nhau một địa chỉ chép lại từ một bức thư mà chàng đã gửiđi: Gửi Akulina Pêtơrốpna Kurốtskina ở Mátxcơva, trước tu viện Alếchxêépxki, nhà bác thợ đồngXavêliép, trân trọng nhờ chuyển thư này. A.N.R.Trong số độc giả của tôi, có nhiều bạn không sống ở nông thôn, các bạn ấy chắ ...