Hồ Gươm không chỉ để lại dấu ấn sâu đậm cho những ai đã từng một lần nghe, một lần đến với Hồ Gươm qua truyền thuyết rùa thần, qua vẻ đẹp duyên dáng mà tạo hoá ban tặng. Theo thời gian, Hồ Gươm đã trở thành trung tâm của sinh hoạt văn hoá cờ tướng, một môn thể thao trí tuệ thu hút người chơi cờ ở mọi lứa tuổi, tầng lớp cùng tụ hội về đây để trao đổi, học hỏi lẫn nhau qua những nước cờ, ván cờ......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CỜ TƯỚNG HỒ GƯƠM - NÉT SINH HOẠT VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
CỜ TƯỚNG HỒ GƯƠM - NÉT SINH HOẠT VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
Hồ Gươm không chỉ để lại dấu ấn sâu đậm cho những ai đã từng một lần nghe,
một lần đến với Hồ Gươm qua truyền thuyết rùa thần, qua vẻ đẹp duyên dáng mà
tạo hoá ban tặng....
Hồ Gươm không chỉ để lại dấu ấn sâu đậm cho những ai đã từng một lần nghe, một
lần đến với Hồ Gươm qua truyền thuyết rùa thần, qua vẻ đẹp duyên dáng mà tạo hoá
ban tặng. Theo thời gian, Hồ Gươm đã trở thành trung tâm của sinh hoạt văn hoá cờ
tướng, một môn thể thao trí tuệ thu hút người chơi cờ ở mọi lứa tuổi, tầng lớp cùng
tụ hội về đây để trao đổi, học hỏi lẫn nhau qua những nước cờ, ván cờ. Lâu dần, sinh
hoạt cờ tướng bên Hồ đã trở thành một bộ phận trong tổng thể cảnh quan Hồ.Không
ai còn nhớ chính xác cờ Tướng xuất hiện ở Hồ Gươm từ khi nào. Theo một số người
chơi cờ có thâm niên, thì ít nhất khoảng 15 - 18 năm về trước, người ta đã thấy xuất
hiện trước cửa Trung tâm nghiệp vụ Văn hoá - Thông tin (phố Lê Thái Tổ) một số
người tụ tập chơi cờ. Về sau, do số lượng người chơi ngày càng tăng nên đã mở rộng
sang cả bờ Hồ phía đối diện. Nếu để ý, bạn sẽ thấy có khoảng 25 - 30 bàn cờ nằm
rải rác suốt dọc bờ Hồ phía Tây, có khi còn tràn cả sang góc Hồ phía phố Hàng Khay.
Mỗi bàn cờ trung bình có 2 người chơi và khoảng 4, 5 người xem. Hàng ngày, Hồ
Gươm đón khoảng hơn 100 vị khách đến tham gia sinh hoạt cờ Tướng từ lúc chiều
mát cho tới tận chập tối.
Phần lớn người tới đây chơi cờ là các cụ cao tuổi. Ngoài mục đích thư giãn, hóng mát,
họ mong muốn giao lưu, học hỏi, từ đó hoàn thiện trình độ chơi và hoàn thiện chính
bản thân mình. Ai đã từng có dịp thưởng thức sinh hoạt cờ ở Hồ Gươm hẳn sẽ không
thể không chú ý đến những câu nói hài hước thuộc về ngôn ngữ riêng của người chơi
cờ. Ví như quân Tướng được gọi là ông nhiều râu vì nét chữ có nhiều gạch, đồng
thời cũng gây cho người xem liên tưởng đến hình ảnh Tào Tháo thời Tam Quốc. Và
khi nghe những câu đại loại như Cứ thằng nhiều râu mà bắt, chắc chắn bạn sẽ khó
mà nhịn được cười.
Bác Nguyễn Thành Phương, cán bộ hưu trí ở phường Phan Chu Trinh, Hà Nội, người
có thâm niên chơi cờ gần 30 năm nay cho biết, con người ta muốn thành công trong bất
cứ chuyện gì, đức tính trước tiên cần phải có là cẩn thận. Đặc biệt, khi chơi cờ
Tướng, người chơi không thể qua quýt, vội vàng trong mỗi nước đi. Hướng các con
mình chơi cờ Tướng là một trong những biện pháp bác dùng để giáo dục họ.
Không chỉ các cụ cao tuổi chọn cờ Tướng, mà cả lớp thanh niên cũng chọn cờ Tướng
làm môn giải trí cho mình. Phần lớn trong số họ cho rằng, cờ Tướng là môn thể thao
trí tuệ, nó thể hiện tính cách, khả năng tư duy, tầm nhìn hay trình độ của mỗi người
chơi. Đức tính quan trọng nhất cờ Tướng rèn luyện cho con người là khả năng nhìn xa
trông rộng, tính cẩn thận và kiên trì. Giải thích về lý do chọn cờ Tướng để giải trí của
mình, anh Phạm Anh Tuấn, công tác tại Viện Bảo vệ thực vật cho rằng, chơi cờ
Tướng là một trong những biện pháp kích thích các tế bào thần kinh, giúp duy trì trí
nhớ, con người luôn nhanh nhẹn hoạt bát. Bởi tế bào thần kinh là một loại tế bào
không có khả năng sinh ra mà chỉ mất đi. Con người càng lớn lên, già đi, thì các tế bào
này cũng mất dần theo thời gian. Anh Tuấn cho biết thêm, cờ tướng còn là môn thể
thao thể hiện tính cách, quan điểm của người phương Đông. Họ không muốn dùng vũ
lực để giải quyết mọi vấn đề, họ muốn sử dụng trí tuệ của mình để chiến thắng.
Bên Hồ Gươm, mọi ranh giới giữa tuổi tác, tầng lớp của người chơi đều không đáng
chú ý. Điều mà người chơi quan tâm là tìm được một kỳ thủ đẳng cấp để cùng so
tài. Trong cờ Tướng, trình độ chơi cờ được chia làm 2 loại: cờ Tướng phổ thông và cờ
đạo. Trong cờ Tướng phổ thông, người chơi được phép sử dụng mọi biện pháp, mánh
khoé, bất kể là xấu hay đẹp, miễn hạ gục được đối thủ. Trái với cờ phổ thông, cờ
đạo là sự giao lưu giữa hai tính cách của hai con người. Như ông Đắc Lê, người chơi
cờ nổi tiếng, từng nhận xét: Cờ như bản thân cuộc đời. Quả thực, nếu quan sát kỹ
từng nước đi, thế cờ, cách ngồi, cách cầm quân cờ... bạn có thể cảm nhận được
người đánh cờ là người thế nào. Ai suy nghĩ nông cạn tất nước cờ chỉ nhằm vào cái
lợi trước mắt; đối với con người mưu mô thì nước đi đầy toan tính, thế cờ giăng
nhiều bẫy hiểm; ai tính cách điềm tĩnh, ôn hoà, biết nhìn xa trông rộng, suy nghĩ chín
chắn thì thế ngồi vững trãi, cầm quân cờ nhẹ nhàng mà không lỏng lẻo, nước đi
thoáng đạt, đơn giản nhưng hiệu quả, thế cờ vững chắc, công thủ toàn diện. Những
người như vậy thì dù thắng hay bại, đối phương đều phải tâm phục khẩu phục.
Thường bàn cờ nào có kỳ thủ đẳng cấp cầm quân bao giờ cũng chật cứng người
xem, cả vòng trong lẫn vòng ngoài. Không những thế, nó còn hấp dẫn được trí tò mò
của những du khách nước ngoài đi dạo bên Hồ.
Cùng với thời gian, cờ Tướng vẫn tồn tại và phát triển, vượt qua ý nghĩa là một môn
thể thao trí tuệ, lành mạnh. Có thể nói, nó đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá tao
nhã sánh ...