Danh mục

Coi chừng những nguy hiểm trong nhà bếp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.71 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người nào cũng có một ngôi nhà an toàn, hạnh phúc; nhà bếp là nơi tạo ra những bữa ăn tuyệt vời... Thế nhưng đôi khi, nhà bếp là nơi ẩn chứa những mối nguy hiểm chết người mà bạn phải luôn cần lưu ý... Khi người nội trợ bận rộn, đang lăng xăng từ chỗ xắt đồ ăn đến bếp lò, rồi từ bếp lò đến sàn nước, chỗ rửa chén bát... họ đang theo đuổi một hoạt động không kém phần nguy hiểm mà họ không ngờ đến những tai nạn đang luôn rình rập từng giờ,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Coi chừng những nguy hiểm trong nhà bếp Coi chừng những nguy hiểm trong nhà bếp Người nào cũng có một ngôi nhà an toàn, hạnh phúc; nhà bếp là nơitạo ra những bữa ăn tuyệt vời... Thế nhưng đôi khi, nhà bếp là nơi ẩn chứanhững mối nguy hiểm chết người mà bạn phải luôn cần lưu ý... Khi người nội trợ bận rộn, đang lăng xăng từ chỗ xắt đồ ăn đến bếp lò, rồitừ bếp lò đến sàn nước, chỗ rửa chén bát... họ đang theo đuổi một hoạt động khôngkém phần nguy hiểm mà họ không ngờ đến những tai nạn đang luôn rình rập từnggiờ, từng phút. Vì nhà bếp chính là căn phòng hiểm độc nhất trong nhà bạn. Mỗinăm, trong nhà bếp của dân chúng, hàng ngàn người bị các tai nạn chết người docủi lửa, bếp dầu hôi, bếp gas, bếp điện, cả khí đốt, nước sôi, và những nguy cơkhác... Một số đông người khác không phải làm công tác nội trợ, nhất là trẻ emhay quấn quít mẹ và anh chị chúng, cũng thường bị trọng thương từ nhà bếp… Phỏng do lửa, nước sôi và dầu mỡ... mỗi năm làm hàng trăm người chết.Một số khác hàng trăm lần nhiều hơn bị thương tật tạm thời hay vĩnh viễn. Chưakể đến những người bị ngộ độc, bị điện giật, bị ngạt vì khí độc hoặc những ngườibị gãy tay chân vì vấp ngã hay trượt chân, những người bị thương tật những vụcháy nổ, hỏa hoạn mà họ gây nên. Ấy thế mà những cách phòng ngừa sơ đẳng nhất cũng bị lơ là. Thí dụ,không khi nào được để cán xoong quay ra phía ngoài (miệng lò). Áo quần và taychân những người đi ngang qua có thể vướng phải và làm rơi xoong, trẻ con táymáy có thể kéo cán ấy và bị ụp cả xoong nước sôi hay mỡ nóng vào mặt! Đa sốnhân dân ta có cái bếp ở dưới đất mà không dựng rào chắn, trẻ con chạy giỡn quátrớn nhiều khi té lọt vào nồi nước sôi hay nồi cháo nóng. Chung quanh bếp lửa,bếp lò dầu nếu không có tôn, thiếc hay vách gạch che chắn rất dễ cho lửa bắt mồileo sang các bộ phận dễ cháy. Thế là hỏa hoạn xảy ra, mà nhất là người nấu bếp lạilà trẻ em, không xoay xở kịp nên bị ngộ nạn. Nhiều người “dễ ngươi”, chứa xăng,dầu, cồn ở nhà bếp hay gần nhà bếp, một khi bị nổ bếp, xăng dầu bắt lửa cháynhanh và mạnh nên không chữa kịp mà còn bị phỏng nặng không cứu được. Đốngcủi, than nói chung là chất cháy được thì không bao giờ được để gần bếp lửa haynơi có lửa... Nhiều người bị phỏng nặng có khi không cứu được vì tẩy áo quần bằngxăng hay chất dễ cháy. Những chất lỏng này bốc hơi, hơi ấy chỉ cần bốc ra gầnmột điếu thuốc đang cháy hay một cây đèn chong hay bàn ủi than, bếp điện đangnấu... sẽ phựt cháy ngay và cháy vào bình đựng thay vì dập tắt, đương sự vì quýnhquáng nên làm đổ cả bình xăng ra và không cứu kịp nữa! Mỗi năm hàng trăm người bị té ngã, bị thương tích trong nhà bếp. Mộtvũng nước xà phòng, một ít mỡ dầu bị đổ trên sàn nhà là nguy cơ làm người đingang qua bị trợt ngã mà đôi khi té nhào vào con dao bén ngót nào đó do ngườinội trợ làm xong không chịu dẹp ngay vào chỗ cũ, có khi té ập vào bếp lửa hay nồinước đang sôi! Nhiều người khác, mạnh khỏe lắm nhưng vì leo đứng trên nhữngchỗ không vững chắc đã bị gãy đổ và té nhào cùng với những cái chai thủy tinh rơitừ trên kệ theo nên tai nạn rất thương tâm... Đứt tay, đứt chân do dao, kéo nhà bếp không phải là ít, tuy những tai nạn ấykhông đến nỗi gây tử vong nhưng sự nhiễm trùng sau đó có thể nguy hiểm đếntính mạng nếu bị nhiễm trùng uốn ván. Những tai nạn trên tăng lên gấp bội trongnhững ngày lễ, tết. Tử vong và thương tật xảy ra không thể chấp nhận được nơi những ngườisử dụng điện mà không để ý gì đến những nguyên tắc sơ đẳng về điện. Dòng điện110 - 220 volt thường dùng trong nhà bếp có thể gây chết người. Vốn đã nguyhiểm, nó lại càng nguy hiểm hơn khi người ta mở công tắc điện hay rút phích cắmđiện với bàn tay ướt mà người làm bếp hay mắc phải. Có lần một em bé chết vìngậm trong miệng đầu một dây điện nối thêm, trong khi đầu kia đang cắm trong ổđiện mà người nhà quên rút ra. Tính táy máy của trẻ con dưới 6 tuổi làm chochúng đứt tay, thọc cây vô ổ cắm điện là thường, nếu bình thường ta không chechắn các nơi ấy lại. Nhiều vụ cháy đã xảy ra do bàn ủi điện mà người sử dụng đểnguyên trên bàn, không tắt bàn ủi trong khi bỏ đi mở cửa do khách gọi rồi sa đànói chuyện ở nhà trên. Nồi áp suất là dụng cụ nấu ăn rất tốt giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng,vừa giúp giữ sinh tố trong thức ăn đỡ hao hụt. Tuy nhiên sử dụng nó phải rất thậntrọng để tránh tai nạn nổ tung hay bị phỏng do hơi nước trong nồi bắn ra khi mởnắp đậy một cách vụng về (nồi chưa nguội đã mở nắp). Những em bé, gặp lúc chúng ta để chơi một mình cũng thường bị tai nạn.Một bà mẹ khá giả ở thành phố, đang tắm cho con 18 tháng tuổi trong bồn tắm cómáy nước nóng đã rủi bỏ em ở trong đó trong chốc lát, để chạy đi lấy cái khăn haycục xà bông gì đó... Em bé đã vặn vòi nước nóng và bị phỏng. Nhiều em bé, ta tưởng đã an toàn trong cái giường có thành cao, đã tìmcá ...

Tài liệu được xem nhiều: