Cội nguồn văn hoá dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 212.51 KB
Lượt xem: 2
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sinh năm 1956, Cao Duy Sơn lớn lên khi đất nước đã được đổi đời nhờ cách mạng. Trong truyện của anh không còn nhiều hủ tục mê tín nặng nề thắt buộc con người vào bể khổ trần ai như trong tác phẩm của Vi Hồng, Triều Ân, Tô Hoài, Ma Văn Kháng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cội nguồn văn hoá dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy SơnCội nguồn văn hoá dântộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn Sinh năm 1956, Cao Duy Sơn lớn lên khi đất nước đã được đổi đời nhờ cách mạng.Trong truyện của anh không còn nhiều hủ tục mê tín nặng nề thắt buộc con người vào bể khổtrần ai như trong tác phẩm của Vi Hồng, Triều Ân, Tô Hoài, Ma Văn Kháng... Đời sốngngười vùng cao giờ đây đã có nhiều thay đổi. Nhưng đứng từ điểm nhìn hiện tại, nhà văn vẫnxót xa bởi bao nỗi đau xưa còn hiện hữu đến tận bây giờ. Đó là những cuộc tình lỡ dở củabao đôi lứa bởi những quan niệm lạc hậu, khiến số phận con người rơi vào những bi kịchbuồn đau. Bao đôi lứa yêu thương nhau tha thiết mà chẳng thể nên duyên chồng vợ, để cảcuộc đời dài phải sống trong nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi. Ông Thim - bà Phón (Ngườisăn gấu), lão Sinh - bà Ếm (Chợ tình) đánh mất tình yêu chỉ vì những cản ngăn bởi quanniệm giàu - nghèo không môn đăng hộ đối. Những quan niệm cổ hủ, lạc hậu còn giam hãmbao cuộc đời không cho họ được hưởng hạnh phúc ân ái lứa đôi. Bà mẹ chồng của Líu trongtruyện ngắnGóc trời Tây có cơn mưa đá đã từng quằn quại trong sự khát thèm hạnh phúc áiân. Chồng mất khi bà mới đôi mươi, tuổi xuân phơi phới. Dập tắt lửa lòng để giữ tiếng thơmcho gia đình, dòng họ, bà đã phải trải qua bao đau đớn, vật vã. Bây giờ, đến lượt nàng dâucũng một phận như bà. Tìm mọi cách ngăn cản chuyện bướm ong, buộc đôi trẻ chia lìa, bà đãtrở thành kẻ có tội. Ngòi bút giàu tinh thần nhân đạo của Cao Duy Sơn đã thể hiện thái độcảm thông, đồng tình với khát vọng hạnh phúc chân chính của con người. Nàng đi đây.Nàng sẽ đến với tình yêu của nàng. Thứ men lạ lùng nhất trần đời cám dỗ nàng như bùabả - Lời văn như reo vui với bước chân của Líu. Nhưng còn biết bao rào cản khiến ngườiphụ nữ trẻ bế tắc, chẳng biết lựa chọn bề nào. Lời văn bỗng trĩu nặng xót thương: Dườngnhư không thể quay lại mà cũng không thể bước qua chiếc cổng đá kia. Thân phận ngườiphụ nữ vùng cao đến bây giờ cũng đâu đã hết được cái khổ. Tục lệ vợ chồng lấy nhau phảiđợi đến ngày có con mới được về sống chung dưới một mái nhà đã tạo cho cái xấu có cơ hộihoành hành, gây đau khổ cho đôi lứa yêu đương. Nếu chẳng phải ái ân ở rừng, đâu đến nỗi cóchuyện nhầm lẫn để Du, Lu và cả Sìu phải đau khổ, người bỏ đi biệt xứ, kẻ trở thành phếnhân (Song sinh). Hủ tục lạc hậu, định kiến xã hội và sự thiếu hiểu biết cũng đã dồn đẩy baophận người lương thiện đến bước đường cùng. Những người mắc căn bệnh hủi trong truyệnngắn Tượng trắng bị xua đuổi ra khỏi xã hội loài người, sống vất vả thiếu thốn, cô đơn nơirừng thiêng nước độc. Mẹ con Ò Lình phải trốn vào hang hủi - Nơi đây không một bóngngười chỉ vì sợ phải trở thành nạn nhân của tục Phly Piaì: Đứa con sẽ bị quệt chàm lên mặt,đặt trong một cái rọ tre cùng với một ít tã lót và một quả trứng luộc, tất cả những thứ trongđó được rắc lên một nắm gạo trộn muối, rồi bị treo tít lên một ngọn cây, phơi nắng phơisương cho chết thối, chết mục. Gió sẽ đưa mùi hôi thối của xương thịt đến mời lũ quạ về rỉaróc(10). Dồ - người kéo nhị tài hoa (Hòn bi đá màu trắng) cũng chỉ vì sự nhẹ dạ, vô tâm,thiếu hiểu biết của người dân phố huyện mà chịu oan uổng phải đi cải tạo hoàn lương.Ngày trở về, hạnh phúc gia đình đã tan thành mây khói. Những câu chuyện, những cảnh ngộ,hình tượng nhân vật đáng thương trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã gieo vào lòng ngườibao nỗi xót xa cho số kiếp con người. Xã hội miền núi dẫu đã có những biến đổi theo hướngđi lên, nhưng trong con mắt của một người con xa xứ khi trở về, dường như vẫn còn đangngưng đọng: Háng Vài giờ vẫn nguyên sơ như hồi người Pháp sang áp đáo thế kỷ mườichín. Vẫn những tường nhà không trát áo lộ đá hộc, mái ngói âm dương nối nhau như nhữngtoa tàu bị bỏ quên giữa lũng hoang. Cái cũ kỹ của Háng Vài không do ý thức bảo tồn củadân bản mà do nền kinh tế yếu kém mọi bề, khiến người ta không có cơ hội làm thay đổinó(11). Người dân Cô Sầu bao nhiêu năm sống trong tiểu hoang mạc khô cằn thì nay vẫnkhốn khổ vì thiếu nước. Sức vóc khỏe mạnh, kiếm được gánh nước cũng mất nửa ngàyđường. Mùa khô đến còn khổ hơn, dân xe ngựa chở những thùng gỗ lênh khênh ra tận sôngQuy đưa nước về bán...(12). Bao giờ thì quê hương được thay đổi? Bao giờ thì miền núi tiếnkịp miền xuôi? Bao giờ...?... Đó là câu hỏi day đứt, xót xa, đau đáu trong nhiều truyện ngắncủa Cao Duy Sơn. Trong những xung đột thế sự của con người miền núi, cuộc đấu tranh giữa cái thiệnvới cái ác trong đời sống hôm nay là vấn đề được Cao Duy Sơn đặc biệt quan tâm và dànhnhiều trang viết để phân tích, khảo nghiệm. Các truyện ngắn Góc trời Tây có cơn mưa đá,Hòn bi đá màu trắng, Hấp hối, Song sinh... mang nhiều sức ám ảnh, buộc người đọc khôngthể không suy nghĩ về số phận của cái đẹp, cái thiện, cái lành, cái nhân bản trong cuộc sinhtồn. Ở những truyện ngắn này, Cao Duy Sơn sử dụng nhiều ẩn dụ, biểu tượng đa nghĩa, tạonên lời ngầm cho truyện. Những ẩn dụ, biểu tượng này tuy không tham gia vào thànhphần cốt truyện nhưng nó biểu hiện những suy ngẫm sâu sắc của tác giả, đồng thời đem đếný nghĩa triết học và tạo nên chiều sâu, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền cho tác phẩm của CaoDuy Sơn. Cơn mưa đá phía trời Tây sầm sập đổ về kia như dự báo điềm chẳng lành cho sốphận của Líu - người góa phụ trẻ tuổi, xinh đẹp (Góc trời Tây có cơn mưa đá). Cuộc kiếmtìm hạnh phúc lứa đôi của nàng liệu có bị dập vùi như ngô non mới mọc, tan nát trong giógiông và mưa đá? Nàng đã quyết liệt chọn lựa cuộc sống riêng cho mình, không chấp nhậncam chịu mọi bề chỉ để giữ tiếng thơm. Nàng đã sẵn sàng quay lưng trước cái tinh thầnquá khứ khắc nghiệt như đá được hun đúc rắn như thép trong cái cơ thể già nua của bàmẹ chồng. Nhưng trước mặt là chiếc cổng đá nặng nề và u ám, phía xa kia những đám mâyxám pha vàng đang đùn lên ở góc trời Tây và thấp thoáng đôi mắt trân trân như hai đốmlửa trên bộ mặt vô cảm của đứa con trai mới chín tuổi đầu...Tất cả đó liệu nàng có đủ canđảm để vượt qua. Vẫn b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cội nguồn văn hoá dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy SơnCội nguồn văn hoá dântộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn Sinh năm 1956, Cao Duy Sơn lớn lên khi đất nước đã được đổi đời nhờ cách mạng.Trong truyện của anh không còn nhiều hủ tục mê tín nặng nề thắt buộc con người vào bể khổtrần ai như trong tác phẩm của Vi Hồng, Triều Ân, Tô Hoài, Ma Văn Kháng... Đời sốngngười vùng cao giờ đây đã có nhiều thay đổi. Nhưng đứng từ điểm nhìn hiện tại, nhà văn vẫnxót xa bởi bao nỗi đau xưa còn hiện hữu đến tận bây giờ. Đó là những cuộc tình lỡ dở củabao đôi lứa bởi những quan niệm lạc hậu, khiến số phận con người rơi vào những bi kịchbuồn đau. Bao đôi lứa yêu thương nhau tha thiết mà chẳng thể nên duyên chồng vợ, để cảcuộc đời dài phải sống trong nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi. Ông Thim - bà Phón (Ngườisăn gấu), lão Sinh - bà Ếm (Chợ tình) đánh mất tình yêu chỉ vì những cản ngăn bởi quanniệm giàu - nghèo không môn đăng hộ đối. Những quan niệm cổ hủ, lạc hậu còn giam hãmbao cuộc đời không cho họ được hưởng hạnh phúc ân ái lứa đôi. Bà mẹ chồng của Líu trongtruyện ngắnGóc trời Tây có cơn mưa đá đã từng quằn quại trong sự khát thèm hạnh phúc áiân. Chồng mất khi bà mới đôi mươi, tuổi xuân phơi phới. Dập tắt lửa lòng để giữ tiếng thơmcho gia đình, dòng họ, bà đã phải trải qua bao đau đớn, vật vã. Bây giờ, đến lượt nàng dâucũng một phận như bà. Tìm mọi cách ngăn cản chuyện bướm ong, buộc đôi trẻ chia lìa, bà đãtrở thành kẻ có tội. Ngòi bút giàu tinh thần nhân đạo của Cao Duy Sơn đã thể hiện thái độcảm thông, đồng tình với khát vọng hạnh phúc chân chính của con người. Nàng đi đây.Nàng sẽ đến với tình yêu của nàng. Thứ men lạ lùng nhất trần đời cám dỗ nàng như bùabả - Lời văn như reo vui với bước chân của Líu. Nhưng còn biết bao rào cản khiến ngườiphụ nữ trẻ bế tắc, chẳng biết lựa chọn bề nào. Lời văn bỗng trĩu nặng xót thương: Dườngnhư không thể quay lại mà cũng không thể bước qua chiếc cổng đá kia. Thân phận ngườiphụ nữ vùng cao đến bây giờ cũng đâu đã hết được cái khổ. Tục lệ vợ chồng lấy nhau phảiđợi đến ngày có con mới được về sống chung dưới một mái nhà đã tạo cho cái xấu có cơ hộihoành hành, gây đau khổ cho đôi lứa yêu đương. Nếu chẳng phải ái ân ở rừng, đâu đến nỗi cóchuyện nhầm lẫn để Du, Lu và cả Sìu phải đau khổ, người bỏ đi biệt xứ, kẻ trở thành phếnhân (Song sinh). Hủ tục lạc hậu, định kiến xã hội và sự thiếu hiểu biết cũng đã dồn đẩy baophận người lương thiện đến bước đường cùng. Những người mắc căn bệnh hủi trong truyệnngắn Tượng trắng bị xua đuổi ra khỏi xã hội loài người, sống vất vả thiếu thốn, cô đơn nơirừng thiêng nước độc. Mẹ con Ò Lình phải trốn vào hang hủi - Nơi đây không một bóngngười chỉ vì sợ phải trở thành nạn nhân của tục Phly Piaì: Đứa con sẽ bị quệt chàm lên mặt,đặt trong một cái rọ tre cùng với một ít tã lót và một quả trứng luộc, tất cả những thứ trongđó được rắc lên một nắm gạo trộn muối, rồi bị treo tít lên một ngọn cây, phơi nắng phơisương cho chết thối, chết mục. Gió sẽ đưa mùi hôi thối của xương thịt đến mời lũ quạ về rỉaróc(10). Dồ - người kéo nhị tài hoa (Hòn bi đá màu trắng) cũng chỉ vì sự nhẹ dạ, vô tâm,thiếu hiểu biết của người dân phố huyện mà chịu oan uổng phải đi cải tạo hoàn lương.Ngày trở về, hạnh phúc gia đình đã tan thành mây khói. Những câu chuyện, những cảnh ngộ,hình tượng nhân vật đáng thương trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn đã gieo vào lòng ngườibao nỗi xót xa cho số kiếp con người. Xã hội miền núi dẫu đã có những biến đổi theo hướngđi lên, nhưng trong con mắt của một người con xa xứ khi trở về, dường như vẫn còn đangngưng đọng: Háng Vài giờ vẫn nguyên sơ như hồi người Pháp sang áp đáo thế kỷ mườichín. Vẫn những tường nhà không trát áo lộ đá hộc, mái ngói âm dương nối nhau như nhữngtoa tàu bị bỏ quên giữa lũng hoang. Cái cũ kỹ của Háng Vài không do ý thức bảo tồn củadân bản mà do nền kinh tế yếu kém mọi bề, khiến người ta không có cơ hội làm thay đổinó(11). Người dân Cô Sầu bao nhiêu năm sống trong tiểu hoang mạc khô cằn thì nay vẫnkhốn khổ vì thiếu nước. Sức vóc khỏe mạnh, kiếm được gánh nước cũng mất nửa ngàyđường. Mùa khô đến còn khổ hơn, dân xe ngựa chở những thùng gỗ lênh khênh ra tận sôngQuy đưa nước về bán...(12). Bao giờ thì quê hương được thay đổi? Bao giờ thì miền núi tiếnkịp miền xuôi? Bao giờ...?... Đó là câu hỏi day đứt, xót xa, đau đáu trong nhiều truyện ngắncủa Cao Duy Sơn. Trong những xung đột thế sự của con người miền núi, cuộc đấu tranh giữa cái thiệnvới cái ác trong đời sống hôm nay là vấn đề được Cao Duy Sơn đặc biệt quan tâm và dànhnhiều trang viết để phân tích, khảo nghiệm. Các truyện ngắn Góc trời Tây có cơn mưa đá,Hòn bi đá màu trắng, Hấp hối, Song sinh... mang nhiều sức ám ảnh, buộc người đọc khôngthể không suy nghĩ về số phận của cái đẹp, cái thiện, cái lành, cái nhân bản trong cuộc sinhtồn. Ở những truyện ngắn này, Cao Duy Sơn sử dụng nhiều ẩn dụ, biểu tượng đa nghĩa, tạonên lời ngầm cho truyện. Những ẩn dụ, biểu tượng này tuy không tham gia vào thànhphần cốt truyện nhưng nó biểu hiện những suy ngẫm sâu sắc của tác giả, đồng thời đem đếný nghĩa triết học và tạo nên chiều sâu, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền cho tác phẩm của CaoDuy Sơn. Cơn mưa đá phía trời Tây sầm sập đổ về kia như dự báo điềm chẳng lành cho sốphận của Líu - người góa phụ trẻ tuổi, xinh đẹp (Góc trời Tây có cơn mưa đá). Cuộc kiếmtìm hạnh phúc lứa đôi của nàng liệu có bị dập vùi như ngô non mới mọc, tan nát trong giógiông và mưa đá? Nàng đã quyết liệt chọn lựa cuộc sống riêng cho mình, không chấp nhậncam chịu mọi bề chỉ để giữ tiếng thơm. Nàng đã sẵn sàng quay lưng trước cái tinh thầnquá khứ khắc nghiệt như đá được hun đúc rắn như thép trong cái cơ thể già nua của bàmẹ chồng. Nhưng trước mặt là chiếc cổng đá nặng nề và u ám, phía xa kia những đám mâyxám pha vàng đang đùn lên ở góc trời Tây và thấp thoáng đôi mắt trân trân như hai đốmlửa trên bộ mặt vô cảm của đứa con trai mới chín tuổi đầu...Tất cả đó liệu nàng có đủ canđảm để vượt qua. Vẫn b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3397 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 716 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 457 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 369 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 313 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0