Danh mục

Con cá mắt đỏ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.39 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sông Thị Vải chảy ra biển Vũng Tàu, ở đoạn sông cách biển vài trăm thước, về phía trái có con rạch nhỏ chảy ngược lên tới một xóm nhà thưa thớt. Con rạch đó tên là rạch Lái, xóm nhà cuối con rạch là xóm Lái Ngọn. Tên rạch, tên xóm nghe ngộ nghĩnh, khó hiểu. Thằng Cu Lì bơi xuồng đưa Năm Nhơn vô xóm Lái Ngọn, nói với Năm Nhơn chữ “ngọn” ví như là ngọn cây, ngọn cỏ tại vì cái gốc của con rạch là ở đầu vàm. Chữ Lái có ý nghĩa gì thì...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con cá mắt đỏ Con cá mắt đỏ TRUYỆN NGẮN CỦA DIỆP HỒNG PHƯƠNGSông Thị Vải chảy ra biển Vũng Tàu, ở đoạn sông cách biển vài trăm thước, về phía tráicó con rạch nhỏ chảy ngược lên tới một xóm nhà thưa thớt. Con rạch đó tên là rạch Lái,xóm nhà cuối con rạch là xóm Lái Ngọn. Tên rạch, tên xóm nghe ngộ nghĩnh, khó hiểu.Thằng Cu Lì bơi xuồng đưa Năm Nhơn vô xóm Lái Ngọn, nói với Năm Nhơn chữ“ngọn” ví như là ngọn cây, ngọn cỏ tại vì cái gốc của con rạch là ở đầu vàm. Chữ Lái cóý nghĩa gì thì phải vô hỏi ông nội nó.Rạch Lái dài chừng năm trăm thước, nước lợ, đục ngầu; hai bên bờ dừa nước, ô rô, máidầm chen chúc. Tuy ở gần vàm, gần biển nhưng cây cối ít bị ảnh hưởng của nước mặn,có lẽ do chế độ bán nhật triều tác động trực tiếp với sông Thị Vải có bề mặt rộng, lòngsông sâu còn rạch Lái thì nhỏ bé. Mấy năm gần đây sông Thị Vải ô nhiễm nặng nhưngrạch Lái và khúc ngọn của con rạch, nước chưa đến nỗi ngả màu.- Tới nhà ông nội rồi cậu Năm – Cu Lì trở tay dầm đưa mũi xuồng vào sát bờ cho NămNhơn bước lên- Ông nội con ra kia cà!Năm Nhơn lên bờ, thấy ông Tám – ông nội thằng Cu Lì – liền gật đầu chào:- Tía khỏe hông?Ông Tám ờ rồi nói:- Vô nhà uống nước mầy Năm. Lâu quá hổng gặp.- Dà! Con bận công tác…- Năm Nhơn theo ông Tám vô nhà – Má đâu tía?- Ngoài vườn. Bả kiếm mớ rau trưa nay đãi mầy.- Ủa! Mà sao tía má biết con vô?- Tía nghe Cu Lì nói hôm qua. Độ chừng hôm nay mầy vô!Ông bà Tám có con là liệt sĩ nên được hưởng chế độ, tháng nào thằng Cu Lì cũng bơixuồng ra ủy ban xã lãnh dùm. Lần nầy anh Năm Nhơn chủ tịch xã cầm tiền vô, vừa thămhỏi vừa coi đời sống ông bà ra sao.Nhà ông Tám mái lợp lá dừa, vách ván, nền đất. Vô nhà, Năm Nhơn ngồi bên chiếc vạttre gần cửa sổ nhìn ra sân, rồi nhìn quanh quẩn trong nhà. Anh hiểu được cảnh sống giãnđơn ở một vùng quê xa và sự trống trải của những người lớn tuổi. Lúc giao tiền tận tayông bà Tám, Năm Nhơn thấy ông bà rất vui khi anh nói lời tình nghĩa và thắp nhang chocon trai ông bà, chớ chẳng mấy quan tâm đến tiền.Thằng Cu Lỳ lui cui ngoài rạch cất vó bắt cá để bà Tám làm món ăn trưa đãi Năm Nhơn.Cái vó nhẹ tênh chỉ có hai con cá lóc và một con cá kỳ lạ hồi nào tới giờ Cu Lì chưa từngthấy. Nó đem cá rọng trong khạp rồi nói với bà Tám. Bà Tám ra coi cũng không biết đólà cá gì? Ông Tám chột dạ khi nhìn con cá trắng, mắt đỏ hoe, mình nhiều ghẻ lốm đốm,miệng há hốc thở mệt nhọc. Ông Tám thắc mắc nhưng thấy nó thở phì phò nên biết nóngộp. Ông biểu Cu Lì:- Thêm nước vô con. Nói bà nội làm cá lóc nghen. Chừa lại con cá đó! – Ông Tám thấylòng hoang mang – Lúc rày có nhiều con cá lạ!Năm Nhơn hỏi:- Cá gì vậy tía?- Tía hổng biết.Năm Nhơn muốn ra về nên nói:- Tía nói má nấu cháo cá lóc tía ăn cho khỏe. Thăm tía má thôi, con về.Ông Tám gạt ngang:- Nói bậy! Bả làm cá cho tía con mình nhâm nhi. Làm với tía vài ly hổng được sao mậy?Trong lúc chờ bà Tám làm cá, ông Tám và Năm Nhơn ngồi uống nước, nói chuyện. Sựtnhớ lời Cu Lì, Năm Nhơn hỏi ông Tám về con rạch có tên khó hiểu, xóm nhà nầy, vàmsông kia sao đều có tên Lái. Ông Tám à một tiếng nói tên của nó liên quan đến sông nướccủa xứ nầy, liên quan đến một người làm nghề ghe rỗi.- Hồi xưa bà con ở đây đi câu, giăng lưới, chài hay vó cá đều đem cá tôm bán cho mộtông lái làm nghề ghe rỗi, neo ghe ở đầu vàm. Ông lái rỗi mua cá của bà con trong nầyđem bán chợ An Thành, chợ sông Dinh ở Bến Đình. Ông bán rất được vì là cá đồng, cásông còn tươi chong. Bà con mình gọi ổng là ông lái nên chỗ ông neo ghe gọi là vàm Lái,con rạch nầy là rạch Lái…Năm Nhơn à một tiếng. Ông Tám nói tới đây thì anh hiểu vấn đề. Thằng Cu Lì có nói vềcái ngọn, cái gốc nên anh biết tại sao xóm nhà ở đây có tên là xóm Lái Ngọn. Ngọn làđiểm cuối của con rạch.Ông Tám nói tiếp:- Hồi chiến tranh, tàu Mỹ ra vô bắn nát xứ nầy. Ông lái bỏ đi. Hòa bình lập lại, tôm cácũng còn khá nhiều. Mấy năm nay, sông Thị Vải bị mấy cái nhà máy, nhứt là “thằng”Vedan, giết chết. Tôm cá ngoài sông hình như …“tiệt chủng”.Năm Nhơn rùng mình với lời nhận xét của ông Tám. Đúng là như vậy! Nước thải từ cácnhà máy bên khu công nghiệp đổ vào sông Thị Vải làm con sông chết lần chết mòn, hàngchục cây số từ vàm Bà Riêu Lớn đến Suối Cá, nước sông trở màu nâu đen, cây cối bên bờvàng cháy, héo khô. Người dân nuôi tôm, tôm chết hàng loạt. Các loại sinh vật khác nhưcá me, cá ngát, cá phèn … sống trong dòng nước ô nhiễm không chết ngay thì cũng lờđờ, mắc bệnh và có thể đã bị biến dạng thành loại thủy quái dị kỳ? Năm Nhơn nghĩ đếncon cá lạ mà Cu Lì vừa vớt lên, phải chăng đó là một con cá từ sông Thị Vải bị nhiễmđộc, cố vượt thoát khỏi dòng nước hôi tanh và trong thời gian vượt thoát, nó đã biếndạng?Bà Tám dọn cháo cá lên, nói chỉ làm hai con cá lóc, con cá kia còn rọng. Cu Lì kê bànngoài hàng ba. Ông Tám và Năm Nhơn vừa ăn cháo, uống rượu vừa nói chuyện về cáichết của dòng sông bằng sự bức xúc có giới hạn của một người d ...

Tài liệu được xem nhiều: