Tiếng chó sủa đã lay động, đưa tôi về với ký ức xa xôi. Hình ảnh ngôi làng nhỏ nghèo, dân hầu hết là ngụ cư ,từ tứ xứ đến. Nhưng rất lương thiện. Những gương mặt bà con thân quen của ngày xưa đó, theo thời gian có phần đã loà xoà trong nỗi nhớ. Riêng tính cách ông Trưởng, thỉnh thoảng cùng với tiếng chó sủa, cứ hiện về rõ nét trong tôi
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con chó xóm trại mộCon chó xóm trại mộTiếng chó sủa đã lay động, đưa tôi về với ký ức xa xôi. Hình ảnh ngôi làng nhỏnghèo, dân hầu hết là ngụ cư ,từ tứ xứ đến. Nhưng rất lương thiện. Những gươngmặt bà con thân quen của ngày xưa đó, theo thời gian có phần đã loà xoà trong nỗinhớ. Riêng tính cách ông Trưởng, thỉnh thoảng cùng với tiếng chó sủa, cứ hiện vềrõ nét trong tôiÔng có dáng đi chắc nịch, mày rậm, mặt vuông. Thường hăm hở vác bao đựng chóra dòng sông, lạnh lùng dìm xuống. Vác sự chết lên, mỉm cười khoái trá suốtđường về. Bọn trẻ chúng tôi, cả thằng Tý con ông nữa, có hôm nhìn cảnh tượng đó,thấy xót xa tội nghiệp đã rấm rứt khóc. Ông quát: Chúng mày cứ vớ vẫn.Tôi kể lại chuyện đó mẹ nghe, mẹ bảo: Con thề với mẹ là không bao giờ đụng đếnthịt chó đi! Theo mẹ chó là một con vật trung thành tình nghĩa nhất. Giết nó mà ănthịt là tàn nhẫn lắm! Thảng hoặc, thằng Tý có dụ con ăn thử một miếng, con cũngkhông được ăn nghe chưa.Tôi đã thề với mẹ, song binh vực cho thằng Tý: ‘Mẹ đừng Lo, thằng tý không thíchba nó giết chó mổ heo đâu! Có lần Tý nói với con: nó chỉ nghe mùi thịt chó khenkhét, đã muốn nôn ra rồi. Nó chỉ khoái ăn lưỡi heo thôi. Mẹ còn ngăn không chotôi đến nhà ông Trưởng, mẹ nói: Gia đình đó không phải gia đình tốt, con khôngnên lui tới nhà họ. Nghe mẹ tôi không đến nhà ông, nhưng vẫn chơi thân với Tý.Ông Trưởng có ba vợ và rất nhiều con. Thằng Tý là con bà thứ ba. Mẹ nó là bàXuyên. Năm đó ba lăm tuổi, nhỏ hơn ba nó mười tuổi. Mẹ tôi có lần kểlại: Ôngtrưởng nối nghiệp cha từ hồi còn trẻ, nên ông mổ heo và phân chia thịt ra hết sứctài tình. Có lần ông đã biểu diễn, chia ba chục phần thịt ra, khi cân lại trọng lượngmỗi phần gần bằng nhau. Mẹ tôi là một Phật tử thuần thành, chăm đi lễ bái cácchùa . Tối nào mẹ cũng tụng kinh cần an tại nhà, bắt con cái tụng theo. Tý chơithân với tôi , nên cũng hay đến nhà. Mẹ có biểu nó cùng tụng kinh với tôi , thấycậu rất phán khởi.Mỗi lần nhà Tý có mổ heo, là cậu đem đến cho tôi một tí lòng. Và cố nhiên có cảlưỡi heo nữa. Hai chúng tôi trốn ra vườn chuối ngồi ăn. Lòng heo thì tôi chịu lắm,nhưng lưỡi heo thì không hiểu vì sao, tôi thấy ghê ghê. Tỳ vị không tiếp nhậnđược. Có một lần thử ăn thì nôn thốc nôn tháo. Còn Tý lưỡi heo là món ăn hảohạng của nó. Bởi vậy tôi ăn không được nó cũng mừng. Thời gian chơi với tý, tôiđoán nó ăn tối thiểu cũng phải đến hai trăm cái lưỡi heo.Mùa hạ năm đó, tôi đến chùa Viên Giác làm công quả. Mãn hạ tôi xin Thầy đi tu.Thầy chấp thuận, mẹ cũng bằng lòng. Còn ba thì không đồng ý song mẹ nói mãi bacũng xiêu lòng. Lúc bấy giờ tôi mười lăm tuổi. Tôi đi tu rồi thằng Tý rất buồn. Lênchùa thấy đầu tôi cạo, mặc bộ đồ màu nâu bằng vải thô, nó khóc thúc thít : Taothương mày quá! Mày còn nhỏ mà đã nghĩ đến chuyện làm lành lánh dữ. Còn giađình tao, sao ai cũng ác hết. Suốt ngày tao nhìn thấy máu me, tối lại ngủ cứ giậtmình hoài. Có đêm tao còn thấy ông mặt đen dữ tợn cắt phăng lưỡi tao. Từ hômmày đi tu đến giờ tao không còn ăn lưỡi heo nữa. Không có mày cùng ngồi ăn, taoăn chẳng thấy ngon chút nào.Tý vẫn tiếp tục đánh bạn với tôi . Lên xuống chùa thường xuyên. Xưng hô mỗingày một khác: Ban đầu thì mày tao, sau đó thì gọi nhau bằng tên và đến khi miệnglưỡi dịu mềm hơn thì gọi tôi bằng chú.Như một định mệnh sắp xếp chúng tôi gần nhau. Tôi đi tu được hai năm thì Tícũng xin gia đình đi xuất gia, Nghe Tý ngỏ ý , ông Trưởng cười ha hả : Tao conđông, mà gia đình này làm nhiều việc thất đức quá! Có một đứa đi tu cũng hay!Mai mốt mày tu thành chánh quả, độ tao với nghen! Ông nói nữa đùa nữa thật. Thừa hưởng thể chất tráng kiện của cha, nên sư chú Quang Pháp rất khoẻ ( QuangPháp là pháp danh của Tý ) chỉ tương chao đạm bạc , thế mà lớn nhanh trông thấy.Và nét đặc thù của chú là luôn có những cơn say, của một kẻ nhập cuộc lao vàocuộc chơi, quên cả đất trời, Thầy Tổ. Mà khi làm việc thì làm, bất kể giờ giấc ngàyđêm. Hai chú điệu cùng lứa, làm việc cũng không bằng mình chú. Khi được Thầytruyền thụ võ nghệ, thì luyện tập say sưa, dẻo dai, nhớ bài uyển chuyển, nhanhnhẹn như khỉ. Thân hình chú tuyệt đẹp: Ngực nở, bụng thon. Khi cầm côn lên múathì âm thanh phát ra vù vù như tiếng gió, hệt như môn đệ của phái Thiếu Lâm.Tâm hồn chú rất phong phú: Yêu thiên nhiên thích âm nhạc, nghi lễ phật giáo, biếtlàm thơ nữa. Trí nhớ cực kỳ tốt. Ở chùa có câu:Đi lính sợ trèo ải, ở sãi sợ lăng nghiêm.Thần chú Lăng Nghiêm, dài gấp mười lần chú Đại Bi, rất trúc trắc và vô cùng khónhớ. Thế nhưng chú học có mười ngày là thuộc lòng. Chú chỉ có một mhược điểmlà hay nói cà khịa, nói móc. Nhất là đối với nhừng người tu giới đức khiếm khuyết.Một hôm trong buổi học, Thầy chúng tôi thử thăm dò tâm ý của chúng đệ bằngcách, đưa ra những câu hỏi trong kinh Tứ Thập Nhị Chương.Thầy hỏi:Theo các con điều nào sau đây, các con thấy khó nhất trên lộ trình học vàtu đạo:- Giàu có học đạo khó?- Kiến ...