Thông tin tài liệu:
Năm học mới đã bắt đầu hơn một tháng và các bạn nhỏ đã làm quen được phần nào với môi trường học tập của mình, nhưng những lo toan của các bậc phụ huynh dường như ngày càng nhiều hơn. Từ những ngày đầu con nhập học, những lo toan về sách vở, trường lớp, tiền ăn, tiền học đã khiến nhiều phụ huynh “đứng ngồi không yên”. Rồi sau đó là những trăn trở về chuyện học, chuyện ăn, chuyện ngủ của con ở trường, chuyện chăm sóc trẻ, theo dõi việc học tập của con ở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con đi học, bố mẹ lo lắng
Con đi học, bố mẹ lo lắng
Năm học mới đã bắt đầu hơn
một tháng và các bạn nhỏ đã
làm quen được phần nào với
môi trường học tập của mình,
nhưng những lo toan của các
bậc phụ huynh dường như
ngày càng nhiều hơn. Từ
những ngày đầu con nhập học,
những lo toan về sách vở,
trường lớp, tiền ăn, tiền học đã
khiến nhiều phụ huynh “đứng
ngồi không yên”. Rồi sau đó là
những trăn trở về chuyện học, chuyện ăn, chuyện ngủ của
con ở trường, chuyện chăm sóc trẻ, theo dõi việc học tập
của con ở nhà. Ngoài ra còn nhiều mối bận tâm không tên
và thường nhật khác: sắp xếp thời gian đưa đón con đi học,
đóng các loại quỹ ở trường, ở lớp, liên hệ với thầy cô giáo
để “tranh thủ” sự chú ý nhiều hơn của thầy cô đến con
mình…
Trẻ càng nhỏ tuổi thì mối bận tâm của cha mẹ về những
vấn đề xung quanh chuyện học của bé càng nhiều và chi li,
vì sự độc lập của trẻ chưa có và bé cũng chưa có nhiều kinh
nghiệm xã hội. Bố mẹ phải theo sát bé và hỗ trợ con ở
nhiều phương diện để tránh tình trạng trẻ bị mất cân bằng
về tâm lý và không tiếp thu tốt kiến thức bài học. Song
chính điều này có khi cũng gây cho phụ huynh không ít
những băn khoăn, lo lắng.
Cùng con học tập
Nỗi lo đầu tiên và lớn nhất của các bậc phụ huynh bao giờ
cũng là chuyện học của con. Trẻ nhỏ vẫn còn tính ham chơi
và chưa có ý thức cao trong chuyện tự học, nên cha mẹ vẫn
cần phải theo sát bé từng chút một. Hơn nữa, do khả năng
tiếp thu nhanh hay chậm mà trẻ có thể gặp rắc rối với việc
tiếp thu kiến thức. Khi gặp tình huống như thế, trẻ dễ có
cảm giác thất vọng, sợ hãi mà buông lơi chuyện học. Chị
Hoài Thu nhà ở quận 10 (TP.HCM) có con gái đang học
lớp 3 tâm sự: “Cháu đi học hơn đã được hơn tháng nay.
Mình cứ đinh ninh con học ổn vì cũng có rèn cho cháu tự
học từ trước. Dạo này việc nhiều nên mình về trễ hơn
trước, lần nào về cũng thấy con nghiêm chỉnh ngồi học bài.
Đang mừng thầm thì hôm nọ giở sổ báo bài ra mới té ngửa,
cô giáo thông báo với gia đình là cháu học trong lớp không
tập trung chú ý và không theo kịp bài học. Đã thế còn làm
mất sách. Hèn chi dạo này thấy con bé cứ lạ lạ sao ấy. Bây
giờ mình phải thu xếp công việc để kèm cặp cháu thôi. Bố
cháu đi công tác suốt nên giờ chỉ có mẹ và con kèm nhau
học”.
Do yêu cầu công việc và những ràng buộc về mặt thời gian
dành cho công tác nên hiện nay không ít phụ huynh không
dành được nhiều thời gian để theo dõi chuyện học của con
em mình. Những gia đình nào có người thân ở cùng hoặc
có con lớn có thể kèm cặp em học bài thì còn có thể yên
tâm phần nào về việc kiểm tra việc học của con, còn không
thì bố mẹ phải dành ra một khoảng thời gian nhất định để
làm việc này. Nhưng không phải lúc nào người thân cũng
có thể hỗ trợ một cách hiệu quả.
Chị Ngọc Mai nhà ở quận 3 (TP.HCM) hiện đang sống
cùng bố mẹ chồng. Con trai chị đang học lớp 1. Hằng ngày
ông bà vẫn thay anh chị đón cháu đi học về, lo cho cháu ăn
uống và học bài vì hai vợ chồng chị thường về muộn. Cứ
đinh ninh rằng chương trình lớp 1 khá đơn giản và ông bà
có thể dạy cháu học, chị vẫn để ông bà “phụ trách” việc dạy
cháu. Cho đến khi chị nhận thấy ông bà không dạy cháu
được nhiều: “Bố chồng mình có thói quen xem tin tức vào
buổi tối, xem xong mới dạy cháu học nên cũng chỉ dạy
được một ít là thằng bé buồn ngủ, nằn nì không chịu học.
Thế là dù học chưa xong ông vẫn cho cháu đi ngủ. Còn mẹ
chồng mình thì bị lãng tai nên không dạy cháu học được”.
Thế là chị phải thu xếp công việc để chăm chút lại chuyện
học của con.
Chuyện ăn, chuyện ngủ của
con
Lo chuyện học của con không
thôi chưa đủ. Các bậc phụ
huynh còn phải bận tâm nhiều
đến chuyện ăn, chuyện ngủ và
sức khỏe của trẻ.
Một chị có nickname là Me
Quynh Chi đã tâm sự rất xúc
động trên diễn đàn WTT: Ảnh: inmagine.com
“Nhiều khi mình thấy thương
con rớt nước mắt vì mình thấy các con cả ngày như bị xích
chân vào bàn ý : một bàn có hai bạn, cả sáng các con ngồi
học ở bàn. Đến trưa thì cất sách vào ngăn bàn và ăn luôn tại
đó. Ngủ trưa mở mặt bàn làm hai, mỗi bạn ngủ một bên
cánh, chiều lại gập lại và học ở đó. Mình thầy tội nghiệp
con vì con bé nhà mình là đứa rất thích vận động. Khi cháu
học mẫu giáo, trung bình một ngày cô giáo tây cho ra ngoài
sân chơi đến 4 – 5 lần. Tuần đầu đi học, cháu cứ bảo là con
đau khi ngủ trên bàn và đòi mình cho mang gối đi học
nhưng cô chủ nhiệm không đồng ý (vì cũng chả có chỗ cất
khi không dùng đến). Hiện tại mình vẫn động viên cháu
nhưng mình vẫn đang theo dõi để xem tình hình thích
nghi của cháu như thế nào”. Có cùng những nỗi lo lắng
như chị, rất nhiều chị em khác trên diễn đàn đã bày tỏ sự
thông cảm và chia sẻ những kinh nghiệm trong việc chăm
sóc con của mình với nhiều nỗi niềm và trăn trở ...