Con nghê - đồ án trang trí đặc sắc bắt đầu có ở nước ta từ bao giờ trong các chốn uy nghiêm như lăng tẩm, cung điện, đền, khán thờ, tấm chạm, cột, đầu đao đình làng và gắn liền trên các đồ vật như: hoành phi câu đối, đỉnh hương, chân đèn, dấu, ấn, triện, nắp chóe, vật bày thờ, nóc bình vôi hay thậm chí cả trên cái chặn giấy...? phải chăng các nghệ nhân muốn tạo nên con Nghê như một biểu tượng thuần việt?.
Đỉnh gốm men rạn có nắp thời Lê, Tượng nghê gỗ chạm,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con Nghê một biểu tượng tạo hình thuần Việt
Con Nghê một biểu tượng tạo hình thuần
Việt
Con nghê - đồ án trang trí đặc sắc bắt đầu có ở nước ta từ bao giờ trong các
chốn uy nghiêm như lăng tẩm, cung điện, đền, khán thờ, tấm chạm, cột, đầu
đao đình làng và gắn liền trên các đồ vật như: hoành phi câu đối, đỉnh
hương, chân đèn, dấu, ấn, triện, nắp chóe, vật bày thờ, nóc bình vôi hay
thậm chí cả trên cái chặn giấy...? phải chăng các nghệ nhân muốn tạo nên
con Nghê như một biểu tượng thuần việt?.
Đỉnh gốm men rạn
có nắp thời Lê, Tượng nghê gỗ chạm, triều
Ngê đồng, thế kỷ I-III
tháng 4 niên hiệu Nguyễn thế kỷ XIX
Vịnh Hựu 2 (1736)
Nghê - con vật biểu trưng mang yếu tố huyền thoại, dũng mãnh, thiên biến
vạn hóa, tượng trưng cho trí tuệ, là biến thể từ sư tử và chó dữ, có sức mạnh
như chúa tể muôn loài. (Khi nghê hóa rồng biểu tượng cao cho quyền lực
chính trực; khi nghê có mình chó thể hiện lòng trung thành; khi nghê có đuôi
vút cao liên tưởng đến ngọc như ý; khi nghê đội giá sớ hay bài vị, thường
toát ra vẻ cam chịu; khi nghê ngậm ngọc biểu tượng độc đáo của sự khôn
ngoan (suy nghĩ, uốn lưỡi và lựa lời trước khi nói); khi nghê đứng chầu hai
bên khán thờ vẻ uy nghiêm; khi nghê đeo lục lạc hay rỡn hí cầu… thể hiện
sự tinh nghịch,vui tươi; khi nghê có lông hình xoắn ốc như trên đầu tượng
phật mà người ta gọi là Phật ốc, Bụt ốc thể hiện sức mạnh toàn năng, phi
phàm). Bằng nghệ thuật tạo dáng và kỹ thuật chạm khắc tinh tế, người nghệ
nhân đã thể hiện những cảm thức sáng tạo và khiếu thẩm mỹ đặc sắc, nhất là
khi nền văn hóa thuần Việt phục hồi sau hàng ngàn năm Bắc thuộc.
Ngay từ thế kỷ (TK) I đến TK III, ở ta đã có tượng nghê đồng (hình 1). Đời
Lý đã có tượng nghê ở hai nậm rượu. Từ TK XIII - XIV tới thời Chu Đậu
(TK XVI - XVII) Nghê có trong bát hương và các bình trầm hương (Hình 2).
Với nhiều loại chất liệu khác nhau, nghê được tạo từ đồng, gỗ chạm đến
gốm tráng men các màu (hình 3). Ngoài ra còn có nghê đá đứng chầu hai
bên cùng hai cây hương tại đền lăng của đại quan Vũ Vĩnh Tiến thời hậu Lê,
xây năm 1660, tại Phù Mỹ - Đô Lương - Ân Thi (Hải Hưng). Các triều đại
phong kiến Việt Nam trải qua bao biến động thăng trầm từ nhà Lý (TK XI)
cho đến cuối đời Tây Sơn (TK XVIII), mà sự phát triển của kiến trúc đình,
chùa, sự giàu có của giới quý tộc, trưởng giả càng đòi hỏi ngày một nhiều
những phẩm vật tế tự, sinh hoạt và trưng bày, gắn với thời thịnh đạt nhất
của con nghê. Thời Pháp thuộc, nhiều học giả Pháp đã chú ý đến con nghê
qua những hình vẽ bằng bút sắt khá thú vị (Hình 4).
Nghê men nhiều
Hình Lân chạm đá chùa
Tượng sư tử, đồng, triều màu, triều Mạc - Lê
Linh Quang, Hải Phòng,
Nguyễn, TK XIX Trung Hưng, TK
1794
XVI-XII
Nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa con nghê với con lân – một trong “Tứ
linh”. Nếu không để ý kỹ cũng khó phân biệt giữa nghê - con vật được biến
tấu từ sư tử và cả chó cộng thêm sự sáng tạo của nghệ nhân. So sánh lân
(Hình 5) với nghê, có thể suy luận nghê là linh vật đặc biệt của văn hóa Việt
Nam, còn lân thuộc văn hoá Trung Hoa. Lân giống sư tử nhiều hơn, có sừng,
thân hình tròn mập, đuôi ngắn, miệng ngậm ngọc hay ngồi chống chân lên
quả cầu (Hình 6). Con nghê có kỳ mà không có sừng, dáng thanh, mình thon
nhỏ, trông giống như dáng chó đuôi dài.Việc phân biệt này đôi khi cũng gây
ra tranh cãi. Một số bình hương, chân đèn gốm Việt Nam thời Chu Đậu,
cũng có hình lân, nhìn vào thấy rõ lân chứ không phải nghê. Tuy nhiên ngay
cả “Vietnamese ceramics a separate tradition” của John Guy và Jonh
Stevensen cũng đôi khi mắc lỗi ghi chú nhầm con nghê vào một số hình con
lân bên nhiều bình hương trầm cần minh họa.
Người Việt nuôi trâu cày, nuôi chó giữ nhà và coi chúng thật gần gũi. Trong
đời sống tinh thần, tổ tiên ta cần có linh vật để xua đuổi tà ma, ác quỷ và
canh giữ cho gia chủ. Vì thế mà chó đá được dựng lên trước mỗi cổng làng,
cổng đình, cổng nhà, ngoài đầu hồi… tại nhiều làng quê miền Bắc nước ta.
Để bày trước điện thờ của các nhà giàu có, hay các đền thờ, đình, miếu…
chó đá hóa linh, được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ (Hình 7), mà dần
thành con nghê?
Mô típ trang trí được đồng bào dân tộc Dao Tiền phía Bắc nước ta rất ưa sử
dụng là hình hai con chó “Tua chồ” chụm đầu lại. Người Dao Tiền xem như
bùa hộ mệnh, vật linh thiêng bảo vệ cho chủ sở hữu tránh được thú dữ, thiên
tai. Vậy chó “Tua chồ” được dệt trên vải thổ cẩm ở đuôi thắt lưng người
Dao Tiền, với lối tạo hình cách điệu, phải chăng chính là hình tượng con
Nghê?
Nghê có mặt trong nhà, từ dân dã đến trưởng giả, hay cung điện, đình, đền,
chùa, lăng, miếu. Suốt nhiều thế kỷ, trên các bình hương, nậm rượu, không
thể thiếu nghê ở những nơi tế tự. Sau khi thống nhất sơn hà, nhà Nguyễn -
có lẽ do mặc cảm và thù ghét các dấu vết văn hóa thời Trịnh và Tây Sơn,
nên đã ưa chuộng văn hóa Trung Quốc hơn. Có lẽ thế mà cùng với việc con
rồng Việt uyển chuyển thời Lý, Trần, Lê được thay bằng con rồng Trung
Hoa thân mập, vảy to, mặt ngắn; đồ gốm Tàu thay thế sản phẩm của những
làng nghề truyền thống và dĩ nhiên con nghê ít được dùng, bị lai dần theo
cách tạo hình con lân của Trung Hoa (Hình 8).
Nhà sưu tập Nguyễn Thị Tú Anh ở Tp. Hồ Chí Minh hiện sở hữu bộ sưu tập
nghê gỗ hơn năm mươi con, có niên đại từ thời Lê tới đầu Nguyễn. Xin
chọn 3 con nghê của bà để giới thiệu và so sánh:
Nghê, gỗ chạm,
sơn thếp vàng
Nghê, gỗ, thời Nguyễn, đầu thế Nghê, gỗ, thời Lê,
của người Hoa
kỷ XIX TK XIV-XVII
vùng Nam Bộ,
...