Thông tin tài liệu:
Đề tài nghiên cứu về con người cô đơn nhìn từ các dạng thức biểu hiện và hành trình tìm lối thoát, nghệ thuật xây dựng hình tượng con người cô đơn trong tiểu thuyết Quấn Quít của Emile Ajar (Romain Gary).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con người cô đơn trong tiểu thuyết "Quấn Quít" của Emile Ajar (Romain Gary)
CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT QUẤN QUÝT
CỦA EMILE AJAR (ROMAIN GARY)
NGUYỄN HỒNG QUẾ
Khoa Ngữ văn
Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu về con người cô đơn nhìn từ các dạng thức biểu
hiện và hành trình tìm lối thoát, nghệ thuật xây dựng hình tượng con người
cô đơn trong tiểu thuyết Quấn Quít của Emile Ajar (Romain Gary). Qua đó,
đề tài cũng góp phần làm phong phú thêm việc nghiên cứu về nội dung tư
tưởng và nghệ thuật của tác phẩm này, cũng như góp phần khẳng định vị trí
xứng đáng của hình tượng con người cô đơn trong Quấn Quít đối với dòng
chảy cảm thức chung về nỗi cô đơn trong văn học phương Tây nói riêng và
văn học thế giới nói chung.
Từ khóa: Con người cô đơn, Quấn Quít, Émile Ajar (Romain Gary)
1. MỞ ĐẦU
1.1. Romain Gary là một nhà văn Pháp có nhiều tác phẩm xuất sắc. Các tác phẩm tiêu
biểu của ông có thể kể đến như: tiểu thuyết Giáo dục châu Âu; tiểu thuyết Cội rễ bầu
trời; tập truyện ngắn Vinh quang cho những người tiên phong vĩ đại (1962) .Ông từng
ẩn mình dưới cái tên Émile Ajar để viết các tiểu thuyết như: Quấn Quít (1974), Cuộc
sống trước mặt (1975), Nỗi sợ của vua Salomon (1979). Trong sự nghiệp sáng tác của
mình, Romain Gary đã đạt nhiều giải thưởng danh giá. Với tiểu thuyết đầu tay Giáo dục
châu Âu, ông đạt Giải thưởng phê bình năm 1945. Trong lịch sử hơn 100 năm của giải
Goncourt - giải thưởng văn học uy tín bậc nhất nước Pháp, ông là người duy nhất được
nhận giải này hai lần: lần đầu tiên vào năm 1956 với tiểu thuyết Rễ trời dưới bút danh
Romain Gary; lần thứ hai vào năm 1975 với tiểu thuyết Cuộc sống ở trước mặt dưới bút
danh Émile Ajar.
Tiểu thuyết Quấn Quít được viết năm 1974, là một tiểu thuyết đặc biệt trong gia tài các
sáng tác của Romain Gary. Nó là tác phẩm đầu tiên Romain Gary viết dưới bút danh
Émile Ajar. Đồng thời Quấn Quít cũng đánh dấu thời kỳ đổi mới trong bút pháp của
Romain Gary.
1.2. Con người cô đơn trong văn học là kiểu nhân vật buồn bã, cô độc ngay trong bản
thân mình, xa lánh xã hội, bị bỏ rơi bởi thực tại bên ngoài. “Qua kiểu nhân vật cô đơn,
nhà văn đi khai thác vào bên trong trạng thái tâm lý của con người. Đó là nỗi buồn, sự
xa lánh, cô độc của con người trước thực tại xã hội và con người trong thời điểm sống
mà họ đang sống” [5]. Con người cô đơn xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học
trên thế giới. Trong văn học phương Tây, “cái cô đơn” là đề tài có tính chất phổ biến.
Các nhân vật là con người cô đơn có thể kể đến qua dòng chảy thời gian như chàng
Ham Let (Hamlet - Shakespeare), Jean Valjean (Những người khốn khổ - Victor Hugo),
dòng họ nhà Buendía (Trăm năm cô đơn - Gabriel Garcia Marquez)… Tiếp nối mạch
37
NGUYỄN HỒNG QUẾ
cảm hứng về cái cô đơn và con người cô đơn, trong tác phẩm Quấn Quít, Émile Ajar
(Romain Gary) đã xây dựng nênn câu chuyện phi lý về tình bạn giữa người đàn ông
trưởng thành với con trăn, làm nổi bật hình tượng con người cô đơn Cousin. Trong bài
báo này, người viết sẽ tìm hiểu con người cô đơn của tiểu thuyết này qua các phương
diện: con người cô đơn nhìn từ các dạng thức biểu hiện; con người cô đơn nhìn từ hành
trình tìm lối thoát; nghệ thuật xây dựng hình tượng con người cô đơn.
2. NỘI DUNG
2.1. Con người cô đơn trong Quấn Quít nhìn từ các dạng thức biểu hiện
Từ điển tiếng Việt định nghĩa cô đơn là “chỉ có một mình, không có người thân, không
nơi nương tựa (cảnh cô đơn, con người cô đơn)”. [Từ điển tiếng Việt ,196].
Cô đơn là một trạng thái tâm lý của con người, “trong cuốn Từ điển tâm lý học, cô đơn
được định nghĩa là một trong những yếu tố căn nguyên tâm lý ảnh hưởng đến trạng thái
cảm xúc của con người khi ở vào tình huống không quen thuộc (bị thay đổi) hoặc hoàn
cảnh bị cách ly với người khác. Khi rơi vào trạng thái cô đơn do sự cách ly thực
nghiệm, địa lý, xã hội hay do bị tù, các mối quan hệ trực tiếp với những người khác bị
cắt đứt gây ra những phản ứng cảm xúc cấp tính trong một loạt các trường hợp xuất
hiện sự sốc tâm lý với các biểu hiện chính: lo âu, trầm cảm và rối loạn thần kinh thực
vật…” [7]
2.1.1. Cái cô đơn tồn tại ở chính bản thể nhân vật
“Nhà văn Octavio Paz trong chuyên luận Thơ văn và tiểu luận của mình cho rằng: Cái
cô đơn là đặc trưng cuối cùng của thân phận con người. Nỗi cô đơn, vốn là chính bản
thể của cuộc sống chúng ta, xuất hiện trước chúng ta như một thử thách, như một sự gột
rửa với mục đích cuối cùng là mất đi mọi đau đớn và thất thường. Sự hoàn thiện, sự tụ
hội vốn là sự nghỉ ngơi và hạnh phúc, sự hòa hợp với thế giới chờ đón chúng ta ở điểm
nút ở mê lộ cô đơn.” [7]
Trong tiểu thuyết Quấn Quít, nhân vật thể hiện rõ nhất cái cô đơn tồn tại trong bản thể
...