Con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 182.93 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong thơ Nôm Đường luật, con người nhàn dật, tự tại xuất hiện khi lý tưởng bổn phận của người trí thức bắt đầu chao đảo trước hiện thực đời sống. Khác với con người hành đạo luôn chủ trương nhập thế, con người nhàn dật, tự tại lại ước muốn quay về với quê hương, ruộng vườn, để thanh thản với cuộc sống “Cày lấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống”. Từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Khuyến, con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật đã có những biểu hiện khác nhau, góp phần làm cho văn học trung đại Việt Nam trở nên sâu sắc và tinh tế trong việc phân tích, mổ xẻ các trạng thái tâm hồn con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luậtTẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012CON NGƯỜI NHÀN DẬT, TỰ TẠI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬTHà Ngọc HòaTrường Đại học Khoa học, Đại học HuếTóm tắt. Trong thơ Nôm Đường luật, con người nhàn dật, tự tại xuất hiện khi lýtưởng bổn phận của người trí thức bắt đầu chao đảo trước hiện thực đời sống. Khácvới con người hành đạo luôn chủ trương nhập thế, con người nhàn dật, tự tại lạiước muốn quay về với quê hương, ruộng vườn, để thanh thản với cuộc sống “Càylấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống”. Từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Khuyến,con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật đã có những biểu hiện khácnhau, góp phần làm cho văn học trung đại Việt Nam trở nên sâu sắc và tinh tế trongviệc phân tích, mổ xẻ các trạng thái tâm hồn con người.Thế kỷ XV, khi Nho giáo chiếm địa vị độc tôn trong thượng tầng kiến trúcphong kiến, thì cũng chính là lúc thơ Nôm Đường luật khẳng định vị trí của mìnhtrong dòng chung của văn chương dân tộc. Tư tưởng đạo đức – chính trị của họcthuyết Nho giáo, được các nhà thơ khai thác trên nhiều bình diện, nhiều thể loại khácnhau và trở thành âm hưởng chủ đạo cho văn học viết từ thế kỷ XV trở về sau. Cùngvới những thay đổi về tư tưởng, hình tượng nhân vật trong thơ Nôm Đường luật cũngcó nhiều xáo trộn và vận động không ngẫu nhiên, mà con người nhàn dật, tự tại là mộtminh chứng điển hình.Khác với con người hành đạo luôn háo hức nhập thế, để thực hiện lý tưởng “tríquân, trạch dân”, con người nhàn dật, tự tại lại ước muốn xuất thế, quay lưng với cuộcđời, sống yên phận “Tạc tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực” (Tề thư - Đào giếng mà uống,cày ruộng mà ăn), mặc cho thế sự xoay vần đổi thay:Cày ăn đào uống yên đòi phận,Sự thế chăng hay đã Hán Tần(Nguyễn Trãi. Tự thán. Bài 32)Để minh chứng cho sự vận động của con người nhàn dật, tự tại trong thơ NômĐường luật từ thế kỷ XV trở về sau, chúng tôi đã khảo sát và lập bảng thống kê: (1)131Con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luậtSTTTên tác phẩmTổng sốSố bàiTỷ lệ (%)bài thơ01Quốc âm thi tập25410139,76%02Hồng Đức quốc âm thi tập3280003Bạch Vân quốc ngữ thi tập1617345,34%04Thơ Nguyễn Khuyến801620%05Thơ Tú Xương11700Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta thấy con người nhàn dật, tự tại chiếm tỷ lệ caotrong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi (39,76%), Nguyễn Bỉnh Khiêm (45,34%)và hầu như không xuất hiện trong Hồng Đức quốc âm thi tập của vua Lê Thánh Tông vàHội Tao đàn. Điều này, không gây bất ngờ cho người đọc, vì “giàn đồng ca” thời đại ấykhông có chỗ cho những “nốt nhạc trầm”. Trên con đường “về đích”, thơ Nôm Đườngluật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua tiếng cười “như mảnh vỡ thủy tinh” (Chế LanViên) của ông Tú thành Nam, đã có sự kết hợp phức điệu giữa trào phúng và trữ tìnhtrong việc phơi bày “tấn trò đời” của xã hội Việt Nam buổi giao thời. Nhưng nền kinhtế hàng hóa của đời sống thị dân “Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò” (Tú Xương. Chữnho) không phải là “miền đất hứa” cho những nhà nho - nhà thơ lánh đục về trong giữacuộc đời nhiễu nhương, bụi bặm. Vì thế, con người nhàn dật, tự tại không xuất hiệntrong thơ Tú Xương, âu cũng là điều dễ hiểu.Khi so sánh Nho giáo ở hai thời kỳ phát triển khác nhau của thế kỷ XV, qua hainhân vật tiêu biểu: Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông, nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy đã cónhững nhận xét thú vị “Nho giáo Nguyễn Trãi còn dung chứa nhiều yếu tố Phật giáo vàLão Trang, đặc biệt là Trang. Điều này thật khác với Nho giáo, thời Lê Thánh Tông, khinó trở thành quốc giáo, và vừa lên ngôi độc tôn bèn đàn áp tín ngưỡng dân gian, kì thịPhật giáo, Đạo giáo và loại chúng ra khỏi đời sống chính thức của cung đình. Bởi thế,nhà nho quân tử thời Lê Thánh Tông tuy đạo cao đức trọng nhưng thật phiến diện mộtchiều. Một chiều trong lối sống, lối cảm, lối nghĩ. Đó là con người không có con ngườitự nhiên, con người không có con người cá nhân, con người không có lạc thú cá nhân,con người chức năng. Điều này thật khác với nhà Nho mới Nguyễn Trãi - một con ngườiphong phú, đa diện, nhiều chiều kích, giàu tài năng. Tuy thời đại Nguyễn Trãi khônghẳn là thời đại có khả năng sinh ra những người khổng lồ như Hy Lạp cổ đại, phụchưng Châu Âu hoặc nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhưng tôi vẫn thấy ông làmột người khổng lồ một cách đơn độc” (Loại hình các nhân vật trong lịch sử văn họcViệt Nam thế kỷ X- XIX). Những nhận xét trên, một lần nữa giúp chúng ta lý giải đượctại sao trong Nguyễn Trãi lại có nhiều con người đến như vậy và tại sao bên cạnh một132Nguyễn Trãi “Ơn quân thân cực nặng” vẫn có một Nguyễn Trãi luôn cô độc trên hànhtrình đi tìm nhân nghĩa cho cuộc đời.Nguyễn Trãi (1380-1442) lớn lên khi mà cục diện chính trị, lịch sử có nhiều thayđổi. Nhà Trần suy vong. Nhà Hồ cướp ngôi. Nhà Minh mượn tiếng “Diệt Hồ phụcTrần” kéo quân sang xâm lược. Gia đình và bản thân cũng gặp nhiều biến cố. Năm1407, nhà thơ bị cuốn vào cơn lốc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luậtTẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012CON NGƯỜI NHÀN DẬT, TỰ TẠI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬTHà Ngọc HòaTrường Đại học Khoa học, Đại học HuếTóm tắt. Trong thơ Nôm Đường luật, con người nhàn dật, tự tại xuất hiện khi lýtưởng bổn phận của người trí thức bắt đầu chao đảo trước hiện thực đời sống. Khácvới con người hành đạo luôn chủ trương nhập thế, con người nhàn dật, tự tại lạiước muốn quay về với quê hương, ruộng vườn, để thanh thản với cuộc sống “Càylấy ruộng mà ăn, đào lấy giếng mà uống”. Từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Khuyến,con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật đã có những biểu hiện khácnhau, góp phần làm cho văn học trung đại Việt Nam trở nên sâu sắc và tinh tế trongviệc phân tích, mổ xẻ các trạng thái tâm hồn con người.Thế kỷ XV, khi Nho giáo chiếm địa vị độc tôn trong thượng tầng kiến trúcphong kiến, thì cũng chính là lúc thơ Nôm Đường luật khẳng định vị trí của mìnhtrong dòng chung của văn chương dân tộc. Tư tưởng đạo đức – chính trị của họcthuyết Nho giáo, được các nhà thơ khai thác trên nhiều bình diện, nhiều thể loại khácnhau và trở thành âm hưởng chủ đạo cho văn học viết từ thế kỷ XV trở về sau. Cùngvới những thay đổi về tư tưởng, hình tượng nhân vật trong thơ Nôm Đường luật cũngcó nhiều xáo trộn và vận động không ngẫu nhiên, mà con người nhàn dật, tự tại là mộtminh chứng điển hình.Khác với con người hành đạo luôn háo hức nhập thế, để thực hiện lý tưởng “tríquân, trạch dân”, con người nhàn dật, tự tại lại ước muốn xuất thế, quay lưng với cuộcđời, sống yên phận “Tạc tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực” (Tề thư - Đào giếng mà uống,cày ruộng mà ăn), mặc cho thế sự xoay vần đổi thay:Cày ăn đào uống yên đòi phận,Sự thế chăng hay đã Hán Tần(Nguyễn Trãi. Tự thán. Bài 32)Để minh chứng cho sự vận động của con người nhàn dật, tự tại trong thơ NômĐường luật từ thế kỷ XV trở về sau, chúng tôi đã khảo sát và lập bảng thống kê: (1)131Con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luậtSTTTên tác phẩmTổng sốSố bàiTỷ lệ (%)bài thơ01Quốc âm thi tập25410139,76%02Hồng Đức quốc âm thi tập3280003Bạch Vân quốc ngữ thi tập1617345,34%04Thơ Nguyễn Khuyến801620%05Thơ Tú Xương11700Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta thấy con người nhàn dật, tự tại chiếm tỷ lệ caotrong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi (39,76%), Nguyễn Bỉnh Khiêm (45,34%)và hầu như không xuất hiện trong Hồng Đức quốc âm thi tập của vua Lê Thánh Tông vàHội Tao đàn. Điều này, không gây bất ngờ cho người đọc, vì “giàn đồng ca” thời đại ấykhông có chỗ cho những “nốt nhạc trầm”. Trên con đường “về đích”, thơ Nôm Đườngluật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua tiếng cười “như mảnh vỡ thủy tinh” (Chế LanViên) của ông Tú thành Nam, đã có sự kết hợp phức điệu giữa trào phúng và trữ tìnhtrong việc phơi bày “tấn trò đời” của xã hội Việt Nam buổi giao thời. Nhưng nền kinhtế hàng hóa của đời sống thị dân “Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò” (Tú Xương. Chữnho) không phải là “miền đất hứa” cho những nhà nho - nhà thơ lánh đục về trong giữacuộc đời nhiễu nhương, bụi bặm. Vì thế, con người nhàn dật, tự tại không xuất hiệntrong thơ Tú Xương, âu cũng là điều dễ hiểu.Khi so sánh Nho giáo ở hai thời kỳ phát triển khác nhau của thế kỷ XV, qua hainhân vật tiêu biểu: Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông, nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy đã cónhững nhận xét thú vị “Nho giáo Nguyễn Trãi còn dung chứa nhiều yếu tố Phật giáo vàLão Trang, đặc biệt là Trang. Điều này thật khác với Nho giáo, thời Lê Thánh Tông, khinó trở thành quốc giáo, và vừa lên ngôi độc tôn bèn đàn áp tín ngưỡng dân gian, kì thịPhật giáo, Đạo giáo và loại chúng ra khỏi đời sống chính thức của cung đình. Bởi thế,nhà nho quân tử thời Lê Thánh Tông tuy đạo cao đức trọng nhưng thật phiến diện mộtchiều. Một chiều trong lối sống, lối cảm, lối nghĩ. Đó là con người không có con ngườitự nhiên, con người không có con người cá nhân, con người không có lạc thú cá nhân,con người chức năng. Điều này thật khác với nhà Nho mới Nguyễn Trãi - một con ngườiphong phú, đa diện, nhiều chiều kích, giàu tài năng. Tuy thời đại Nguyễn Trãi khônghẳn là thời đại có khả năng sinh ra những người khổng lồ như Hy Lạp cổ đại, phụchưng Châu Âu hoặc nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhưng tôi vẫn thấy ông làmột người khổng lồ một cách đơn độc” (Loại hình các nhân vật trong lịch sử văn họcViệt Nam thế kỷ X- XIX). Những nhận xét trên, một lần nữa giúp chúng ta lý giải đượctại sao trong Nguyễn Trãi lại có nhiều con người đến như vậy và tại sao bên cạnh một132Nguyễn Trãi “Ơn quân thân cực nặng” vẫn có một Nguyễn Trãi luôn cô độc trên hànhtrình đi tìm nhân nghĩa cho cuộc đời.Nguyễn Trãi (1380-1442) lớn lên khi mà cục diện chính trị, lịch sử có nhiều thayđổi. Nhà Trần suy vong. Nhà Hồ cướp ngôi. Nhà Minh mượn tiếng “Diệt Hồ phụcTrần” kéo quân sang xâm lược. Gia đình và bản thân cũng gặp nhiều biến cố. Năm1407, nhà thơ bị cuốn vào cơn lốc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Con người nhàn dật Thơ Nôm Đường luật Nhà thơ ẩn dật Thơ Nôm Việt Nam Thơ Đường LuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu về thi pháp thơ Đường: Phần 1
233 trang 357 2 0 -
11 trang 46 0 0
-
6 trang 23 0 0
-
84 trang 22 0 0
-
Lời thơ trào phúng – một biện pháp nghệ thuật xây dựng nên thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương
9 trang 21 0 0 -
Xu hướng dân tộc hóa thể loại đường luật qua thơ vịnh cảnh trong 'Hồng Đức quốc âm thi tập'
8 trang 15 0 0 -
Thơ đề vịnh thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập
7 trang 15 0 0 -
Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập: Các hình thức diễn đạt về sự ẩn dật
9 trang 14 0 0 -
Quanh mối quan hệ giữa Bác Hồ với thơ đường luật
10 trang 14 0 0 -
Tuyển tập các bài văn đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn
82 trang 12 0 0