Danh mục

Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát và hôn mê do suy chức năng tuyến giáp (Kỳ 1)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.10 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát.1.1. Khái niệm: Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát hay còn gọi là cơn bão tuyến giáp (thyrotoxic storm)-một biến chứng tương đối hiếm, chiếm tỷ lệ khoảng 1-2% trong số bệnh nhân nhiễm độc hormon tuyến giáp phải nhập viện, là một thể nặng của cường tuyến giáp do sự giải phóng T3, T4 vào máu với nồng độ cao và đột ngột dẫn đến mất bù của nhiều cơ quan đích. Cơn có tỉ lệ tử vong cao (20-50%). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát và hôn mê do suy chức năng tuyến giáp (Kỳ 1) Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát và hôn mê do suy chức năng tuyến giáp (thyrotoxic crisis and myxedema coma) (Kỳ 1) TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY) 1. Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát. 1.1. Khái niệm: Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát hay còn gọi là cơn bãotuyến giáp (thyrotoxic storm)-một biến chứng tương đối hiếm, chiếm tỷ lệkhoảng 1-2% trong số bệnh nhân nhiễm độc hormon tuyến giáp phải nhập viện,là một thể nặng của cường tuyến giáp do sự giải phóng T3, T4 vào máu vớinồng độ cao và đột ngột dẫn đến mất bù của nhiều cơ quan đích. Cơn có tỉ lệ tửvong cao (20-50%). Tuy việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân Basedow đã được cải thiện mộtcách đáng kể, nên số trường hợp bị bão giáp đã giảm trong thập kỷ gần đây,tuy vậy vẫn còn nhiều trường hợp có cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịchphát bị bỏ qua không được chẩn đoán kịp thời trên lâm sàng. Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát chủ yếu gặp ở bệnh nhânBasedow, song có thể gặp ở cả bệnh nhân bướu nhân có nhiễm độc hoặc cácnguyên nhân hiếm gặp khác. 1.2. Yếu tố thuận lợi gây cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịchphát: + Nhiễm trùng, nhiễm độc. + Phẫu thuật tuyến giáp hoặc bên ngoài tuyến giáp. + Chấn thương. + Hạ đường huyết. + Sinh đẻ ở phụ nữ. + Sờ nắn mạnh lên tuyến giáp. + Chấn thương tâm lý. + Ngừng thuốc kháng giáp tổng hợp đột ngột. + Điều trị bằng 131I. + Toan hoá do tăng xê ton ở bệnh nhân đái tháo đường. + Tắc, nghẽn đường thở . + Đột qụy não. 1.3. Cơ chế bệnh sinh: Cơ chế bệnh sinh của cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát đến naychưa hoàn toàn sáng tỏ. Tuy vậy có 2 cơ chế nói chung đóng vai trò quan trọng. + Cơ chế thứ nhất liên quan đến việc tăng một cách đột ngột hormontuyến giáp do được giải phóng từ các nang tuyến giáp vào máu. Ví dụ nhưbệnh nhân bị phẫu thuật hoặc kích thích mạnh, kéo dài đối với tuyến giáp,tương tự như vậy cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát xuất hiện theo cơchế này khi bệnh nhân điều trị bằng phóng xạ 131I hoặc ngừng đột ngột thuốckháng giáp tổng hợp. + Cơ chế thứ 2 liên quan đến việc tăng đột ngột hormon tuyến giáp tựdo đã có sẵn. Hiện tượng này xuất hiện khi khả năng gắn kết của các proteinhuyết thanh đối với hormon tuyến giáp giảm đi đáng kể, ví dụ khi nhiễm trùngnhư viêm phổi, viêm bể thận- thận. Cũng có trường hợp cơn nhiễm độc giáp xảy ra lại không có tăng nồngđộ T3, T4 một cách đáng kể, ví dụ như sự kết hợp nhiễm độc hormon giáp nặngvới hôn mê tăng xê ton do đái tháo đường gây ra cơn bão giáp. Vì vậy một sốtrường hợp gây khó khăn trong chẩn đoán phân biệt bệnh nhân nhiễm độchormon tuyến giáp mức độ nặng có biến chứng với bệnh nhân có cơn nhiễmđộc hormon tuyến giáp kịch phát. 1.4. Lâm sàng: + Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp có thể xảy ra từ từ một vài giờ hoặcmột vài ngày, song biểu hiện lâm sàng thì thường rầm rộ. + Sốt cao, có thể lên tới 39- 40oC. + Buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, da nóng ẩm, xung huyết, ỉa lỏng dẫn đếnrối loạn nước và điện giải, có thể vàng da rất nhanh. + Bệnh nhân có thể đau bụng lan toả, gan to, lách to, thay đổi chức nănggan, gan có thể mềm do ứ trệ hoặc hoại tử tế bào gan. + Bồn chồn, luôn trong tình trạng hưng phấn không ngủ, có thể loạn thầncấp sau đó vô lực, mệt lả, teo cơ nhanh, có thể giả liệt cơ, thậm chí hôn mê. + Nhịp tim nhanh, đa số là nhịp xoang, dễ xuất hiện cơn nhịp nhanh kịchphát trên thất, có thể có các rối loạn nhịp: ngoại tâm thu, loạn nhịp hoàn toàn,cá biệt có thể suy tim ứ trệ, huyết áp thấp, có thể trụy mạch hoặc sốc tim. 1.5. Cận lâm sàng: + Nồng độ hormon tuyến giáp: T3, T4 tăng, ngoại trừ trường hợpcơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát xảy ra ở bệnh nhân có hôn mê tăngxê tôn do đái tháo đường, trường hợp này thường có T3 thấp hoặc bình thường.Tình huống đó chẩn đoán rất khó khăn còn gọi là “nhiễm độc cùng tồn tại”(coexistent thyrotoxicosis) mặc dù biểu hiện lâm sàng của cơn bão giáp là hiểnnhiên. + Độ tập trung 131I của tuyến giáp tăng. + Đường máu tăng mức độ vừa phải ở người trước đó không có đái tháođường tụy, có thể do sự giải phóng insulin bị ức chế. + Số lượng bạch cầu ở máu ngoại vi có thể tăng mức trung bình khôngphải do nhiễm trùng trong khi có chỉ số khác của huyết học lại bình thường. + Hầu hết nồng độ các chất điện giải bình thường, ngoại trừ nồng độcanxi tăng nhẹ do tác dụng của hormon tuyến giáp lên quá trình hấp thu xương. + Do gan có thể bị tổn thương nên nồng ...

Tài liệu được xem nhiều: