2. Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp.2.1. Khái niệm: Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp là giai đoạn cuối của tình trạng thiếu hụt iod dẫn đến giảm tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp (T3,T4) một cách trầm trọng. Dần dần xuất hiện tình trạng suy chức năng của nhiều cơ quan dẫn đến tình trạng lơ mơ, u ám và thậm chí tử vong.Tỷ lệ tử vong gây ra bởi hôn mê do suy chức năng tuyến giáp khoảng 2050%.Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp là tình trạng cấp cứu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát và hôn mê do suy chức năng tuyến giáp (Kỳ 3) Cơn nhiễm độc hormon tuyến giáp kịch phát và hôn mê do suy chức năng tuyến giáp (thyrotoxic crisis and myxedema coma) (Kỳ 3) TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY) 2. Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp. 2.1. Khái niệm: Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp là giai đoạn cuối của tình trạngthiếu hụt iod dẫn đến giảm tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp (T3,T4) một cáchtrầm trọng. Dần dần xuất hiện tình trạng suy chức năng của nhiều cơ quan dẫnđến tình trạng lơ mơ, u ám và thậm chí tử vong. Tỷ lệ tử vong gây ra bởi hôn mê do suy chức năng tuyến giáp khoảng 20-50%. Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp là tình trạng cấp cứu thực sự, cầnđược hồi sức tích cực, thường phải hỗ trợ về hô hấp. Tỷ lệ chính xác hôn mê do suy chức năng tuyến giáp chưa có tác giả nàocông bố. 2.2. Yếu tố thuận lợi gây hôn mê do suy chức năng tuyến giáp: + Nhiễm khuẩn. + Dùng thuốc: an thần, thuốc phiện. + Thời tiết giá rét (mùa đông). + Người già hoặc phụ nữ. + Người có tiền sử bướu cổ hoặc bệnh lý tuyến giáp tự miễn. + Điều trị bệnh lý tuyến giáp bằng chiếu xạ. + Dùng hormon tuyến giáp không liên tục. 2.3. Lâm sàng: Hôn mê do suy chức năng tuyến giáp xảy ra từ từ trên bệnh nhân suychức năng tuyến giáp không được điều trị. Hôn mê thường biểu hiện với cáctriệu chứng sau: + Thận nhiệt bệnh nhân giảm có khi xuống ≤ 30oC. + Giảm chức năng hô hấp: thở chậm, khò khè, rối loạn hô hấp dothâm nhiễm, phù niêm ở đường hô hấp. + Có thể trụy tim mạch, bệnh cơ tim, sốc tim. + Giảm Na+ máu do máu bị pha loãng. 2.4. Cận lâm sàng: Bảng 4.17. Các chỉ số có thể thay đổi trong hôn mê do suy chức năng tuyến giáp (Pittman C.S. 1997). - Số lượng hồng cầu, bạch cầu. - Chỉ số sinh hoá máu: glucose, urê, creatinin, men CK; SGOT,cholesterol, các chất điện giải. - Chỉ số sinh hoá nước tiểu. - Thành phần khí máu. - Điện tim, X-quang tim-phổi. - Nồng độ T4 (hoặc FT4); TSH huyết thanh. - Cortisol huyết tương. 2.5. Điều trị: 2.5.1. Nguyên tắc của các biện pháp điều trị: + Chẩn đoán, điều trị sớm, kịp thời. + Duy trì, ổn định các chức năng sống của cơ thể bằng cách điều chỉnhcác tình trạng: suy hô hấp, hạ huyết áp, nhịp chậm, suy tim, hạ natri máu, phòngnhiễm trùng. + Liệu pháp thay thế hormon tuyến giáp. + Liệu pháp glucocorticoid. + Sử dụng tối đa các thuốc bằng đường tĩnh mạch. + Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân, đề phòng bội nhiễm. 2.5.2. Các biện pháp điều trị cụ thể: Phác đồ điều trị hôn mê do suy chức năng tuyến giáp bao gồm các biệnpháp sau: + Liệu pháp hormon thay thế: Dùng T4 với liều lượng 150-300mcg/ngày (tương đương 2 mcg/kg trọnglượng cơ thể), tiêm tĩnh mạch chậm (không dưới 5 phút), sau đó tiếp tục dùngT4 với liều 100 mcg/24 giờ cũng bằng đường tĩnh mạch. Cùng với T4, dùng T3 với liều 10-25 mcg, tiêm tĩnh mạch, sau đó nếucần thiết dùng nhắc lại với liều tương tự cứ mỗi 12 giờ. Sau khi bệnh nhân tỉnh, các chức năng sống quan trọng đã cải thiệnđáng kể, nồng độ FT4 và TSH về bình thường thì có thể thay thế T4 bằngđường uống với liều 75-100 mcg/24giờ (tương đương 1,5 mcg/kg trọng lượngcơ thể). Hormon tuyến giáp chủ yếu dùng đường tĩnh mạch, bởi vì nếu dùngđường uống thì T4 hấp thu chỉ được 50-80%. Hơn nữa uống T4 không thíchhợp nếu bệnh nhân có kèm tắc ruột hoặc phải gây mê khi có chỉ định phẫu thuật. + Điều trị bổ trợ glucocorticoid: Hydrocortisol dùng liều ban đầu 100 mg, tiêm tĩnh mạch, sau đó dùngnhắc lại với liều 50-100 mg/mỗi 8 giờ. Ngừng dùng corticoid khi nồng độcortisol huyết tương tăng lên tương đương với người bệnh nhân suy chức năngtuyến giáp không có hôn mê. + Điều trị triệu chứng: - ủ ấm với nhiệt độ >22oC. - Bù nước và điện giải: truyền tĩnh mạch dung dịch huyết thanh mặn0,9%, huyết thanh ngọt 10% hoặc 30%. - Lưu thông đường thở: đặt nội khí quản, hút đờm dãi, kháng sinh phòngbội nhiễm. - Nếu có trụy mạch, sốc tim dùng các thuốc co mạch: Dopamin, Dobutrex. Nếu các biện pháp lưu thông đường thở, liệu pháp hormon thay thế,chăm sóc đầy đủ được thực hiện kịp thời thì tình trạng hôn mê sẽ được cải thiện sau 24-48h. Bảng 4.18. Tóm tắt các biện pháp điều trị hôn mê do suy giáp. 1. Đặt nội khí quản và lưu thông đường thở nếu có chỉ định. 2. Truyền tĩnh mạch dịch các loại, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ươngnếu có chỉ định. 3. ủ ấm. 4. Truyền tĩnh mạch T4: 150-300 mcg ...