Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội" dưới đây để nắm bắt được khái niệm công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội, công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội mang tính lịch sử, chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới mục tiêu đáp ứng tốt hơn công bằng xã hội và an sinh xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội - Phạm Đỗ Nhật TânXã hội học số 1 - 2007 17 CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI Phạm Đỗ Nhật Tân I. Khái niệm công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của dân tộc và xã hội.Những quyền lợi cơ bản của con người và sự thoả mãn nó là mục tiêu phát triển của thiênniên kỷ mới. Cùng với việc phát triển việc làm, bảo hiểm xã hội hướng tới từng bước mở rộngđến tất cả mọi người. Người lao động cần phải có sự bảo đảm để khắc phục những khó khănvì mất hoặc giảm thu nhập khi bị ốm đau, sinh con hoặc khi bị thương tật, bệnh tật do tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp và kể cả khi bị thất nghiệp. Người nghỉ hưu cần đến bảo hiểm xãhội để đảm bảo cuộc sống trong quãng thời gian khi không còn khả năng lao động. Xã hội cầnbảo hiểm xã hội để giữ ổn định mối quan hệ lao động, trật tự xã hội. Bảo hiểm xã hội đã giúptạo nên lòng tin vào sự thay đổi về cơ cấu xã hội cũng như những yêu cầu của toàn cầu hóa vànhững lợi ích mang tính tiềm năng. Dưới góc độ kinh tế - xã hội, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra khái niệm bảohiểm xã hội với nội dung sau: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người laođộng khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàntật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bêntham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo trợ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toànđời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Với nội dung trên, bảo hiểm xã hội đã trở thành một trong những quyền của con ngườivà được Liên hợp quốc thừa nhận trong bản tuyên ngôn nhân quyền năm 1948: “Tất cả mọingười với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng bảo hiểm xã hội, quyền đó đượcđặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, nhu cầu cho sự tự do pháttriển con người”. Tiếp cận dưới góc độ này, Luật bảo hiểm xã hội nước ta cũng đã nêu rõ: “Bảo hiểm xãhội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹbảo hiểm xã hội”. Ngày nay, ở hầu hết các nước, bảo hiểm xã hội đã được xây dựng thành các chế độ,chính sách và nhiều nước đã ban hành Luật bảo hiểm xã hội. Nội dung bảo hiểm xã hội đãđược luật pháp của các nước thừa nhận, bảo hộ và được Liên hợp quốc công nhận là một Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org18 Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hộitrong những quyền của con người. Tuy nhiên, khi nói đến bảo hiểm xã hội, cũng có nghĩa nóitới nội dung của các chính sách bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm xã hội. Chính sách bảo hiểm xã hội là những quy định chung của Nhà nước gồm những chủtrương, những định hướng lớn về các vấn đề cơ bản của bảo hiểm xã hội như mục tiêu, đốitượng, phạm vi và chế độ trợ cấp, các nguồn đóng góp, cách thức tổ chức thực hiện các chế độbảo hiểm xã hội. Còn chế độ bảo hiểm xã hội là những quy định cụ thể của pháp luật về trách nhiệm vàquyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hộicủa mỗi nước mà hình thành hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp. Công ước số 102 về quy phạm tối thiểu An sinh xã hội của ILO thông qua năm 1952đã quy định bảo hiểm xã hội gồm 9 chế độ, đó là: chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng - bệnh nghề nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử tuất, thất nghiệp, chăm sóc y tế và trợ cấp giađình. Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội cũng đồng thời là công bằng xãhội trong các chế độ bảo hiểm xã hội. Nội dung đó được thể hiện rõ ở các chức năng bảo hiểmxã hội đó là: Chức năng bảo đảm thay thế hoặc bù đắp sự giảm sút về thu nhập của người laođộng và gia đình họ nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế của người lao động vì rủi roốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tuổi già, chết… Bảo hiểm xã hội chỉ thực sựcó ý nghĩa kinh tế khi những thiếu hụt về thu nhập của người lao động và gia đình họ được bùđắp, trợ giúp. Chức năng phân phối lại thu nhập và góp phần tạo ra sự san sẻ, tương trợ giữacác nhóm lao động. Thực hiện chức năng này, bảo hiểm xã hội đã thực hiện phân phối lại giữacác nhóm người, giữa các thế hệ khi tham gia bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc “lấy số đôngbù số ít”. Vì vậy, công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội còn được hiểu đó là quyềncon người được tham gia bảo hiểm xã hội trên cơ sở đáp ứng các điều kiện thực hiện quyềnđó người lao động đều có quyền được thụ hưởng các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội theoquy định. II. Công bằng xã hội trong chính sách bảo hiểm xã ...