Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 251.22 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu trình bày các vấn đề liên quan đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội và tầm quan trọng của nó, đồng thời tìm hiểu thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp tại Việt Nam để đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NCS.ThS Nguyễn Thanh Tú Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một vấn đề đang được quan tâm và việc báo cáo về hoạt động trách nhiệm xã hội ngày càng phổ biến khi các nhà đầu tư, khách hàng và các bên liên quan khác yêu cầu minh bạch hơn về tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu trình bày các vấn đề liên quan đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội và tầm quan trọng của nó, đồng thời tìm hiểu thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp tại Việt Nam để đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Từ khóa: CSR, công bố thông tin trách nhiệm xã hội,doanh nghiệp, mức độ công bố thông tin,trách nhiệm xã hội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một vấn đề đang được quan tâm và việc báo cáo về hoạt động trách nhiệm xã hội ngày càng phổ biến khi các nhà đầu tư, khách hàng và các bên liên quan khác yêu cầu minh bạch hơn về tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Atkins (2006) cho rằng những gì đầu tư cho cộng đồng thực sự có nghĩa là trách nhiệm xã hội thì cần phải minh bạch trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội dành nhiều nỗ lực và nguồn lực trong việc lựa chọn và thực hiện các hoạt động CSR để đáp ứng kỳ vọng đạo đức của các bên liên quan trong xã hội có khả năng hạn chế việc quản trị lợi nhuận, từ đó cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin tài chính minh bạch và đáng tin cậy hơn. Trong môi trường kinh doanh ngày nay, phát triển bền vững trở thành một xu hướng tất yếu của doanh nghiệp. Để phát triển bền vững, đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến sự giàu có về kinh tế mà còn phải biết quan tâm đến trách nhiệm xã hội (TNXH). Bảo đảm trách nhiệm với các vấn đề về môi trường, con người và xã hội là cốt lõi của sự phát triển bền vững mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Trách nhiệm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp cũng như phần lớn sự giàu có và sức khoẻ của xã hội là do doanh nghiệp tạo ra (McWilliams và cộng sự, 2006). Do đó, TNXH ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của cả doanh nghiệp lẫn xã hội. Việc công bố thông tin TNXH là một trong những cách được doanh nghiệp lựa chọn để lấy được lòng tin của xã hội, đặc biệt là khi hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về xã hội và môi trường như quyền con người, ô nhiễm môi trường và các vấn đề lao động. Quan trọng hơn, thông tin liên quan đến thực hành trách nhiệm xã hội đã được tìm thấy có mối quan hệ tích cực với giá trị doanh nghiệp, được thể hiệnqua việc quan tâm của cộng đồng sau nhiều vụ bê bối về ô nhiễm môi trường như sự cố Vedan và Formusa đã xảy ra ở Việt Nam (Nguyễn, 2018). 253 2. CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 2.1 Công bố thông tin trách nhiệm xã hội Carroll (1979) định nghĩa CSR là sự mong đợi của xã hội về luật pháp, kinh tế, đạo đức và tấm lòng từ thiện đối với các tổ chức tại thời điểm nhất định. Doanh nghiệp để tồn tại và phát triển bền vững trong thị trường ngày càng khốc liệt, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao từ khách hàng mà vẫn đảm bảo trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì phải tích hợp các khía cạnh trách nhiệm xã hội vào chiến lược kinh doanh một cách hợp lý. Một trong những định nghĩa sớm nhất về công bố thông tin trách nhiệm xã hội được đưa ra bởi Elias và Epstein (1975) là báo cáo cụ thể cách một tổ chức kinh doanh đang thực hiện hoạt động xã hội, hiệu quả kinh tế và tác động của nó. Gray và cộng sự (1987) thì định nghĩa báo cáo xã hội của doanh nghiệp như là quá trình truyền thông các ảnh hưởng xã hội và môi trường từ các hoạt động kinh doanh của tổ chức với các nhóm lợi ích trong xã hội nói riêng và tổng thể xã hội nói chung. Hiện nay các doanh nghiệp rất nỗ lực trong mức độ công bố thông tin về các sáng kiến xã hội và môi trường của họ vì điều này cho phép doanh nghiệp tạo ra vốn đạo đức để tránh hoặc giảm chi phí chính trị tiềm tàng (Gamerschlag và cộng sự, 2011). Hơn nữa, khi doanh nghiệp càng phát triển quy mô, doanh nghiệp cần tận dụng công bố thông tin trách nhiệm xã hội để nuôi dưỡng lợi thế cạnh tranh và vượt qua suy thoái kinh tế và tài chính (Hooghiemstra, 2000). Trọng tâm của CBTTTNXH là thể hiện sự chịu trách nhiệm về những tác động của các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp trên tất cả khía cạnh của xã hội, cộng đồng và môi trường. CBTTTNXH không chỉ là những việc làm từ thiện, quyên góp, mà còn góp phần nâng cao sức khỏe và phúc lợi xã hội, hoạt động minh bạch và đạo đức. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội là một công cụ quan trọng để trao đổi với các bên liên quan về các hoạt động trách nhiệm xã hội của tổ chức. 2.2. Tầm quan trọng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm tới việc doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh ra sao để tăng tính cạnh tranh và sự phát triển bền vững. Chính phủ các nước cũng đang nỗ lực tạo điều kiện cũng như cơ hội với các doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững. Điều này góp phần thúc đẩy ngày càng nhiều doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, quy mô, lĩnh vực trên thế giới quyết định công bố các báo cáo, thông tin liên quan đến các khía cạnh môi trường và xã hội của mình. Việc báo cáo, công bố thông tin minh bạch và trách nhiệm giúp các bên nâng cao lòng tin của họ vào bản thân doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với doanh nghiệp là sự cải tiến không ngừng trong hoạt động kinh doanh. Đối với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, tổ chức, cộng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NCS.ThS Nguyễn Thanh Tú Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một vấn đề đang được quan tâm và việc báo cáo về hoạt động trách nhiệm xã hội ngày càng phổ biến khi các nhà đầu tư, khách hàng và các bên liên quan khác yêu cầu minh bạch hơn về tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu trình bày các vấn đề liên quan đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội và tầm quan trọng của nó, đồng thời tìm hiểu thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp tại Việt Nam để đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Từ khóa: CSR, công bố thông tin trách nhiệm xã hội,doanh nghiệp, mức độ công bố thông tin,trách nhiệm xã hội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một vấn đề đang được quan tâm và việc báo cáo về hoạt động trách nhiệm xã hội ngày càng phổ biến khi các nhà đầu tư, khách hàng và các bên liên quan khác yêu cầu minh bạch hơn về tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Atkins (2006) cho rằng những gì đầu tư cho cộng đồng thực sự có nghĩa là trách nhiệm xã hội thì cần phải minh bạch trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội dành nhiều nỗ lực và nguồn lực trong việc lựa chọn và thực hiện các hoạt động CSR để đáp ứng kỳ vọng đạo đức của các bên liên quan trong xã hội có khả năng hạn chế việc quản trị lợi nhuận, từ đó cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin tài chính minh bạch và đáng tin cậy hơn. Trong môi trường kinh doanh ngày nay, phát triển bền vững trở thành một xu hướng tất yếu của doanh nghiệp. Để phát triển bền vững, đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến sự giàu có về kinh tế mà còn phải biết quan tâm đến trách nhiệm xã hội (TNXH). Bảo đảm trách nhiệm với các vấn đề về môi trường, con người và xã hội là cốt lõi của sự phát triển bền vững mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Trách nhiệm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp cũng như phần lớn sự giàu có và sức khoẻ của xã hội là do doanh nghiệp tạo ra (McWilliams và cộng sự, 2006). Do đó, TNXH ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của cả doanh nghiệp lẫn xã hội. Việc công bố thông tin TNXH là một trong những cách được doanh nghiệp lựa chọn để lấy được lòng tin của xã hội, đặc biệt là khi hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về xã hội và môi trường như quyền con người, ô nhiễm môi trường và các vấn đề lao động. Quan trọng hơn, thông tin liên quan đến thực hành trách nhiệm xã hội đã được tìm thấy có mối quan hệ tích cực với giá trị doanh nghiệp, được thể hiệnqua việc quan tâm của cộng đồng sau nhiều vụ bê bối về ô nhiễm môi trường như sự cố Vedan và Formusa đã xảy ra ở Việt Nam (Nguyễn, 2018). 253 2. CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 2.1 Công bố thông tin trách nhiệm xã hội Carroll (1979) định nghĩa CSR là sự mong đợi của xã hội về luật pháp, kinh tế, đạo đức và tấm lòng từ thiện đối với các tổ chức tại thời điểm nhất định. Doanh nghiệp để tồn tại và phát triển bền vững trong thị trường ngày càng khốc liệt, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao từ khách hàng mà vẫn đảm bảo trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì phải tích hợp các khía cạnh trách nhiệm xã hội vào chiến lược kinh doanh một cách hợp lý. Một trong những định nghĩa sớm nhất về công bố thông tin trách nhiệm xã hội được đưa ra bởi Elias và Epstein (1975) là báo cáo cụ thể cách một tổ chức kinh doanh đang thực hiện hoạt động xã hội, hiệu quả kinh tế và tác động của nó. Gray và cộng sự (1987) thì định nghĩa báo cáo xã hội của doanh nghiệp như là quá trình truyền thông các ảnh hưởng xã hội và môi trường từ các hoạt động kinh doanh của tổ chức với các nhóm lợi ích trong xã hội nói riêng và tổng thể xã hội nói chung. Hiện nay các doanh nghiệp rất nỗ lực trong mức độ công bố thông tin về các sáng kiến xã hội và môi trường của họ vì điều này cho phép doanh nghiệp tạo ra vốn đạo đức để tránh hoặc giảm chi phí chính trị tiềm tàng (Gamerschlag và cộng sự, 2011). Hơn nữa, khi doanh nghiệp càng phát triển quy mô, doanh nghiệp cần tận dụng công bố thông tin trách nhiệm xã hội để nuôi dưỡng lợi thế cạnh tranh và vượt qua suy thoái kinh tế và tài chính (Hooghiemstra, 2000). Trọng tâm của CBTTTNXH là thể hiện sự chịu trách nhiệm về những tác động của các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp trên tất cả khía cạnh của xã hội, cộng đồng và môi trường. CBTTTNXH không chỉ là những việc làm từ thiện, quyên góp, mà còn góp phần nâng cao sức khỏe và phúc lợi xã hội, hoạt động minh bạch và đạo đức. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội là một công cụ quan trọng để trao đổi với các bên liên quan về các hoạt động trách nhiệm xã hội của tổ chức. 2.2. Tầm quan trọng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm tới việc doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh ra sao để tăng tính cạnh tranh và sự phát triển bền vững. Chính phủ các nước cũng đang nỗ lực tạo điều kiện cũng như cơ hội với các doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững. Điều này góp phần thúc đẩy ngày càng nhiều doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, quy mô, lĩnh vực trên thế giới quyết định công bố các báo cáo, thông tin liên quan đến các khía cạnh môi trường và xã hội của mình. Việc báo cáo, công bố thông tin minh bạch và trách nhiệm giúp các bên nâng cao lòng tin của họ vào bản thân doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với doanh nghiệp là sự cải tiến không ngừng trong hoạt động kinh doanh. Đối với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, tổ chức, cộng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Công bố thông tin doanh nghiệp Việt Nam Công bố thông tin trách nhiệm xã hội Mức độ công bố thông tin Báo cáo tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
18 trang 462 0 0
-
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 380 1 0 -
19 trang 308 0 0
-
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 291 1 0 -
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 290 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính: Phần 2 (Tái bản lần thứ nhất)
388 trang 270 1 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 251 0 0 -
88 trang 233 1 0
-
128 trang 219 0 0
-
22 trang 218 0 0